Khác biệt giữa máy sấy quần áo ngưng tụ và thông hơi
Máy sấy ngưng tụ ít tỏa nhiệt hơn, hạn chế quần áo bị nhăn sau khi sấy nhưng đắt hơn đáng kể so với máy sấy thông hơi.
Cả hai loại máy sấy quần áo đều có thiết kế và kích thước giống máy giặt cửa ngang nhưng lại khác biệt lớn về cơ chế hoạt động. Trong đó, máy sấy ngưng tụ có nhiều ưu điểm nhưng lại ít phổ biến hơn do giá thành cao và chi phí sửa chữa lớn nếu không may xảy ra hỏng hóc.
Máy sáy ngưng tụ (trái) và máy sấy thông nhiệt có thiết kế khá giống nhau.
Cơ chế hoạt động
Máy sấy thông hơi sử dụng cơ chế đơn giản với thanh điện trở được đốt nóng để tạo ra không khí nóng. Quạt gió trong máy sẽ liên tục thổi gió nóng vào buồng sấy để làm khô quần áo. Hơi nước khi đó sẽ đi theo không khí nóng và thoát ra ngoài. Do đặc điểm hoạt động, các máy sấy thông hơi luôn cần một ống thoát nhiệt cỡ lớn. Máy vì vậy cần đặt ở một nơi thông thoáng. Nếu đặt trong nhà, cần đi sẵn đường ống qua cửa sổ hoặc tường bởi lượng hơi nóng thoát ra rất lớn.
Với máy sấy ngưng tụ, người dùng có thể đặt ở bất kỳ đâu trong nhà do không cần hệ thống thoát nhiệt. Thiết bị làm nóng thùng sấy và có bộ phận giàn ngưng để chuyển hơi nước thành nước và trữ trong một bình chứa. Khi bình đầy, người dùng chỉ cần tháo và đổ nước. Máy sấy ngưng tụ có tạo ra nhiệt (nóng ở thành máy) nhưng ở mức chấp nhận được nếu bắt buộc phải đặt trong không gian sinh hoạt.
Cả hai máy khi hoạt động đều có cơ chế xoay lồng, đảo quần áo để độ khô đều hơn.
Ngăn chứa nước của máy sấy ngưng tụ.
Video đang HOT
Thời gian làm khô, hiệu quả hoạt động
Thời gian làm khô quần áo với cả hai loại máy là tương đồng. Thử nghiệm thực tế cho thấy máy sấy nhiệt và máy sấy ngưng tụ để khô hoàn toàn quần áo loại hỗn hợp vừa giặt, thời gian cần là khoảng 2,5 đến 3 tiếng. Cả hai đều có chế độ sấy nhanh 40 phút hoặc hơn với từng loại chất liệu vải.
Máy sấy ngưng tụ được khuyên dùng với các loại nhạy cảm, đặc biệt là đổ trẻ em bởi hạn chế bị nhăn, mất co giãn do quần áo không phải chịu lượng nhiệt lớn và liên tục trong quá trình sấy. Với các loại quần áo như sơ mi, quần kaki cũng ít bị nhăn hơn khi sử dụng máy sấy ngưng tụ.
Tiêu thụ điện năng
Máy sấy ngưng tụ cần thêm điện năng cho giàn ngưng để chuyển hơi nước thành hơi nước so với chỉ đốt nóng thanh sấy như máy sấy thông hơi. Vì vậy, dòng sản phẩm này tiêu thụ điện nhiều hơn dù các thông số thực tế cho thấy mức độ chênh lệch là không nhiều.
Máy sấy cần vệ sinh bụi vải thường xuyên.
Sửa chữa, bảo dưỡng
Cả hai máy đều có các bộ phận giữ lại bông, bụi vải và đều cần được vệ sinh thường xuyên. Tuy nhiên, với các chi tiết kỹ thuật, máy sấy ngưng tụ có độ phức tạp cao hơn, đặc biệt là giàn ngưng. Chi phí bảo dưỡng và đặc biệt là sữa chữa khi gặp lỗi của máy sấy ngưng tụ cao hơn đáng kể so với máy sấy thông hơi.
Giá thành
Máy sấy thông hơi là loại phổ biến nhất thị trường và giá thành rẻ, nhiều lựa chọn. Với các model sấy khoảng 7 đến 9 kg, giá bán chỉ từ 5 đến gần 10 triệu đồng.
Trong khi đó, hầu hết các máy sấy ngưng tụ tại Việt Nam đều có giá trên 10 triệu đồng, có model trên 20 triệu đồng. Trung bình, cùng thương hiệu và loại cân nặng hỗ trợ, máy sấy ngưng tụ đắt hơn từ 4 đến 7 triệu đồng so với máy sấy thông hơi.
Đây là lý do tại sao không nên mua đồ gia dụng thông minh nếu muốn 'ăn chắc mặc bền'
Mang tiếng là thông minh nhưng nếu phần mềm của các thiết bị này không được cập nhật, nhiều chức năng có thể trở nên vô dụng và tạo thành rủi ro bảo mật cho cả hệ thống mạng Internet trong gia đình bạn.
Các thiết bị gia dụng thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến. Chúng có thể được điều khiển từ xa, thông báo cho người sử dụng biết nếu có lỗi hoặc các sự cố khác. Tuy nhiên, về lâu về dài, không phải thiết bị nào cũng đáng tin cậy và mang lại sự ổn định, bởi vì trên thực tế các nhà sản xuất đều đang cam kết duy trì việc cập nhật phần mềm một cách khá mập mờ.
Một khảo sát với nhiều nhóm người tiêu dùng mới đây của chuyên trang Which? cho thấy tủ lạnh thông minh, máy rửa chén thông minh và máy sấy quần áo thông minh là các loại sản phẩm có giá cao hơn hàng triệu đồng so với các sản phẩm thông thường, nhưng trong một số trường hợp lại có thể trở nên lỗi thời chỉ sau 2 năm. Vấn đề nằm ở các phần mềm hỗ trợ đi kèm.
Các thiết bị thông minh không nên là lựa chọn để sử dụng trong thời gian dài, theo Which?
Cụ thể, khi khảo sát các nhà sản xuất lớn về kế hoạch phát hành các bản cập nhật phần mềm cần thiết để giữ cho các sản phẩm hoạt động, phần lớn các đơn vị này đều cho biết họ sẽ cung cấp các bản cập nhật để duy trì tuổi thọ của sản phẩm, nhưng lại không xác định thời gian đó là bao lâu.
Samsung thì chia sẻ là tối thiểu 2 năm, một hãng sản xuất đồ gia dụng khác là Beko thì cho biết thời gian tối đa là 10 năm.
Các công ty lớn khác thì thậm chí không đưa ra một khoảng thời gian cụ thể nào khi được hỏi. BSH - công ty sản xuất các thiết bị của Bosch, Neff và Siemens - thì cho biết họ sẽ cung cấp các bản cập nhật theo vòng đời của sản phẩm, nhưng không có con số hay ví dụ cụ thể nào được đưa ra.
Chỉ có Miele - nhà sản xuất thiết bị gia dụng cao cấp của Đức - khẳng định họ sẽ cung cấp các bản cập nhật phần mềm trong 10 năm.
Hầu hết các nhà sản xuất đều "ỡm ờ" về vấn đề thời gian hỗ trợ cập nhật phần mềm cho các sản phẩm gia dụng thông minh.
Vậy tại sao vấn đề này lại quan trọng?
Bởi tính năng thông minh nằm trong chi phí sản phẩm mà người tiêu dùng phải trả ngay khi mua hàng. Và hiện nay, chi phí của các sản phẩm thuộc nhóm "đồ thông minh" đang cao hơn nhiều so với các sản phẩm tiêu chuẩn. Ví dụ tại Anh, người tiêu dùng phải trả trung bình hơn 855 GBP (khoảng 25 triệu đồng) cho một tủ lạnh thông minh, hơn 259 GBP (khoảng 7,6 triệu đồng) cho máy rửa chén thông minh và thêm 190 GBP (khoảng 5,6 triệu đồng) cho máy sấy quần áo thông minh.
Và thông thường, các máy rửa chén hay máy giặt có thời gian sử dụng trong khoảng 10 năm, trước khi cần thay thế do lỗi hoặc hiệu suất kém, trong khi tủ lạnh và máy sấy quần áo thì có thời gian sử dụng khoảng 11 năm.
Nhưng với các sản phẩm thông minh, nếu không được cập nhật thường xuyên, các thiết bị này có thể bị hạn chế chức năng, thậm chí là tạo ra lỗ hổng bảo mật khiến cả hệ thống mạng của chủ sở hữu trở thành miếng mồi ngon cho tin tặc. Nhiều sản phẩm vẫn sẽ hoạt động mà không cần các tính năng thông minh, nhưng không phải tất cả.
Đồ gia dụng thông minh sẽ có thể trở nên vô dụng vào một ngày bất ngờ nào đó.
Mới đây, một yêu cầu về sản phẩm bán ra tại thị trường châu Âu sẽ buộc các nhà sản xuất phải nêu trước thời gian sản phẩm sẽ được cập nhật. Tuy nhiên, đây vẫn là các lỗ hổng không được đánh giá cao tại các thị trường khác trên thế giới.
"Cho đến khi các nhà sản xuất rõ ràng về việc họ sẽ hỗ trợ các sản phẩm thông minh trong bao lâu, người tiêu dùng nên tránh xa các loại thiết bị này vì chúng có thể bị vô hiệu hóa sau chỉ một vài năm sử dụng. Hãy gắn bó với các lựa chọn sản phẩm thay thế không thông minh nhưng đáng tin cậy hơn và rẻ hơn đáng kể", Natalie Hitchins - người đứng đầu mảng sản phẩm và dịch vụ gia đình của chuyên gia Which? chia sẻ.
Samsung và LG bắt đầu cuộc đua 'song mã' thị trường máy sấy Hàn Quốc Các quan chức trong ngành dự đoán thị trường máy sấy quần áo của Hàn Quốc có thể tăng lên 2 triệu sản phẩm trong năm 2020 và Samsung cùng với LG cho biết sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực này. Máy sấy Grande AI. (Nguồn: Yonhap) Các nhà quan sát ngày 7/3 nhận định 2 công ty sản xuất hàng...