Khả năng Trung Quốc có ‘căn cứ’ đầu tiên tại Thái Bình Dương
Thỏa thuận hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon có thể là tiền đề cho Bắc Kinh xây dựng căn cứ đầu tiên tại Thái Bình Dương.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng người đồng cấp Solomon Manasseh Sogavare tại lễ tiếp đón ở Bắc Kinh năm 2019. Ảnh: AP
Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang tăng cường hiện diện ngoại giao và quân sự ở Thái Bình Dương bằng các cam kết thỏa thuận với các quốc gia trong khu vực.
Theo đài Sputnik, một thỏa thuận “hợp tác an ninh” được đề xuất giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon rò rỉ mới đây bao gồm các điều khoản, cho phép các tàu Trung Quốc “thực hiện công tác hậu cần, dừng chân hoặc quá cảnh” tại quốc gia Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Tài liệu nêu rõ “các lực lượng liên quan của Trung Quốc có thể được huy động để bảo vệ các dự án lớn cũng như đảm bảo an toàn cho người Trung Quốc” trên quần đảo Solomon. Theo thỏa thuận đề xuất, chính phủ Solomon có thể yêu cầu Bắc Kinh triển khai lực lượng cảnh sát, quân đội và các đơn vị thực thi luật pháp khác tại quần đảo để thực hiện các sứ mệnh nhân đạo và an ninh.
Tiến sĩ Anna Powles, chuyên gia New Zealand về địa chính trị Thái Bình Dương, cho rằng ký kết hiệp ước an ninh đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc có sẵn các thiết bị, vật tư hậu cần ở Solomon. Chuyên gia đánh giá đây có thể được coi như một “căn cứ” của Trung Quốc ở quần đảo Solomon, đánh dấu căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương.
Dự thảo thỏa thuận an ninh xuất hiện trong bối cảnh quan hệ giữa quần đảo Solomon và Trung Quốc ngày càng tỏ ra bền chặt. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Solomon và được miễn thuế đối với 97% hàng hóa xuất khẩu của quần đảo này.
Tháng 1/2021, Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare đã đề nghị cảnh sát chống bạo động Trung Quốc đến dập tắt các cuộc biểu tình bạo lực ở thủ đô Honiara. Nhà lãnh đạo Sogavare tuyên bố cuộc bạo động được “kích động từ nước ngoài”.
Theo một tuyên bố của chính phủ, cảnh sát và binh sĩ của một số quốc gia khác như Australia và New đã tham gia ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, quan chức quốc phòng Australia tỏ ý không hài lòng khi Honiara đề nghị Bắc Kinh hỗ trợ về mặt an ninh, cho rằng động thái này có thể là bước khởi đầu cho những hoạt động viện trợ an ninh từ Trung Quốc trong tương lai.
Về phần mình, trong một bản báo cáo của Lầu Năm Góc năm ngoái, Washington đang trong quá trình tăng cường các cơ sở quân sự của Mỹ cũng như tham gia cuộc chạy đua giành ảnh hưởng giữa các quốc đảo Thái Bình Dương với Bắc Kinh. Hiện Mỹ đang đàm phán nội dung Hiệp định Liên kết tự do (COFA) với 3 nước Cộng hòa Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia và Cộng hòa Palau.
Thủ tướng Trung Quốc đề nghị hỗ trợ với 'vai trò tích cực' cho Ukraine
Thủ tướng Lý Khắc Cường gọi tình hình tại Ukraine là nghiêm trọng đồng thời đề nghị Trung Quốc sẽ hỗ trợ với "vai trò tích cực" cho hòa bình.
Màn hình lớn tại Bắc Kinh trình chiếu phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 11/3. Ảnh: AP
Phát biểu trước các phóng viên ngày 11/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh: "Chúng tôi ủng hộ và khuyến khích mọi nỗ lực có lợi cho giải quyết khủng hoảng một cách hòa bình. Nhiệm vụ cấp bách lúc này là ngăn chặn căng thẳng leo thang hay vượt khỏi tầm kiểm soát".
Thủ tướng Trung Quốc nêu bật: "Mục đích và nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc cần được tuân thủ đồng thời nên coi trọng các mối quan tâm an ninh chính đáng của tất cả các quốc gia. Trên cơ sở đó, Trung Quốc đưa ra đánh giá của riêng mình và sẽ cùng cộng đồng quốc tế đóng vai trò tích cực cho việc sớm lập lại hòa bình".
Thủ tướng Lý Khắc Cường đồng thời khẳng định Trung Quốc vẫn phải đối các lệnh trừng phạt bởi chúng sẽ "gây tổn thương cho hồi phục kinh tế thế giới".
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết Trung Quốc đã gợi ý đóng vai trò điều giải cho đàm phán giữa các bên trong xung đột Nga-Ukraine. Vào tuần này, Bắc Kinh đã gửi thực phẩm và nhu yếu phẩm trị giá 791.000 USD đến Ukraine.
Cùng ngày 11/3, lễ bế mạc Kỳ họp thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa XIII đã diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Tham dự phiên bế mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.
Quốc đảo nhỏ trở thành mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc đảo Thái Bình Dương Solomon trở thành nơi Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trực diện, trong bối cảnh Bắc Kinh đang gia tăng tầm ảnh hưởng tại đây. Một góc quần đảo Solomon (Ảnh: Reuters). AP đưa tin, Mỹ thông báo sẽ mở đại sứ quán ở quần đảo Solomon, nhấn mạnh động thái này nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng...