Khá Bảnh đã bị khởi tố, nhưng ngàn bản “mini” và web drama giang hồ “nhảm nhí” trên Youtube ai sẽ xử lí?
Ngay cả khi Khá Bảnh đã bị bắt, vẫn còn hàng tá các “Khá Bảnh” mini mẫn cán sản xuất video giang hồ có nội dung độc hại phát tán lên Youtube.
Web drama trong 2 năm trở lại đây không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả Việt. Theo định nghĩa dễ hiểu nhất, web drama là những bộ phim được sản xuất để phát sóng trên nền tảng internet chứ không phải chiếu trên các đài truyền hình. Hình thức sản xuất web drama hiện đang là xu hướng trên thế giới, sau thành công của Netflix, nền tảng xem phim trực tuyến này đã định nghĩa lại toàn bộ khái niệm xem phim của người trẻ trên thế giới. Tính riêng ở Châu Á, web drama cũng rất phát triển ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan.
Tại Việt Nam, việc sản xuất web drama trên nền tảng của một nhà phát hành định hình được tên tuổi vẫn còn chưa bổ biến. Những bộ phim như Glee, Hậu Duệ Mặt Trời mới dừng ở mức “thử lửa” thị trường, chưa tiến hành sản xuất ào ạt. Riêng tại mặt trận Youtube, đây là nơi “tung hoành ngang dọc” chính của các nghệ sĩ và nhóm làm phim độc lập.
Ưng Hoàng Phúc là đại diện tiêu biểu trong nhóm làm MV ca nhạc, phim ngắn giang hồ có thâm niên trong showbiz. Với 8 – 9x đời đầu, bạn đã xem full dvd Sóng Ngầm chưa?
.
Với nghệ sĩ, họ đầu tư sản xuất web drama ngoài việc muốn quảng bá tên tuổi, họ cũng muốn xây dựng channel Youtube của mình trở nên nổi tiếng hơn, “ăn nhiều” lượt đăng ký (subcribers) hơn. Ngoài nhóm đối tượng trong showbiz, web drama còn được đầu tư bởi những nhãn hàng, đang có nhu cầu quảng cáo sản phẩm. Nhờ vậy, web drama ở Việt Nam có xu hướng làm phim theo kiểu “ăn theo trào lưu”. Thay vì sáng tạo để công chúng chạy theo sản phẩm của mình, các NSX đa phần chọn những ý tưởng đã có sẵn, xu hướng trending trong giới trẻ, chấp nhận gạt cái tôi làm nghệ thuật để chạy theo trào lưu của công chúng. Chính điều này đã gây ra không ít hệ luỵ cho web drama Việt Nam, nhất là mảng đề tài liên quan đến phim giang hồ.
1. Khá Bảnh và kênh Youtube 2 triệu lượt theo dõi
Khá Bảnh là biệt danh ngoài đời, và cũng là tên gọi trên mạng của Ngô Bá Khá , một thanh niên sinh năm 1993. Vào năm 2011, Khá bị đưa vào trại giáo dưỡng sau nhiều lần quấy rối trật sự công cộng xã hội, gây thương tích cho người khác. Sau 2 năm, Khá “cầm trịch” luôn 1000 học viên tại nơi đây. Cuối năm 2017, Khá gây chú ý trong cộng đồng mạng bằng video ra tù được đông đảo “anh hùng võ lâm” nghênh đón. Ở thời điểm kênh Youtube Khá BảnH còn “sống”, đoạn video này ghi nhận con số cực khủng 13 triệu lượt xem.
Với hơn 2 triệu lượt subcribers trên trang Youtube cá nhân, kênh của Khá Bảnh thường xuyên đăng tải các video cổ suý cho lối sống tha hoá, ăn chơi. Nội dung video xoay quanh cuộc sống rảnh rỗi, lười biếng lao động và tụ tập với những thành phần bất hảo trong xã hội của Khá. Bên cạnh đó, Khá cũng làm nhiều video liên quan đến chủ đề bạo lực như: trả thù cho đàn em, dạy bảo đàn em bằng cách đánh đập. Mặc cho chất lượng video kém, nội dung nhảm nhí, Khá vẫn kiếm hàng trăm triệu từ loạt video rẻ tiền này.
Video đang HOT
Mức độ nhảm nhí được đẩy lên cao nhất khi Khá Bảnh sản xuất web drama có độ dài 15 phút mang tên Tình Anh Em. Theo như Khá chia sẻ, đây là bộ phim mang tính khuyên can mọi người không nên dính vào tệ nạn cờ bạc. Tuy nhiên, trong phim Khá lại có câu thoại khá nguy hiểm: “ Ở xã hội này không có đúng sai, chỉ có kẻ yếu và kẻ mạnh“. Tuyên bố này của Khá trong phim không khác gì coi thượng một xã hội pháp quyền, coi thường pháp luật?
Ngoài đời thực, liệu có tồn tại xã hội như thế này?
2. Kênh Youtube của Khá Bảnh đã bị đóng, đây là thời điểm thích hợp để “làm sạch” nội dung video được phát tán trên mạng
Vào ngày 2/4, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục Trưởng Cục Phát Thanh Truyền Hình & Thông Tin Điện Tử. Bộ Thông Tin & Truyền Thông cho biết, đã gửi đề nghị đến Youtube, yêu cầu tháo kênh của Khá Bảnh. Sau đó vào sáng ngày 3/4, kênh Youtube của Khá Bảnh đã chính thức bị sập.
.
Ngoài Khá Bảnh, một kênh Youtube có nội dung tương tự là Dương Minh Tuyền cũng chính thức bị xoá sổ.
Sau hàng loạt hành động gây hoang mang trong xã hội như làm video trả thù, đốt xe, dàn hàng ngang chụp hình trên đường cao tốc… Cuối cùng, sau chỉ đạo của Bộ Thông Tin & Truyền Thông, Google và Youtube phải gỡ bỏ nội dung những kênh có nội dung giang hồ gây ảnh hưởng đến giới trẻ này. Đồng thời, Youtube cũng cam kết sẽ thắt chặt chính sách của mình và tăng cường xử lí đến với những người làm Youtuber. Động thái này của Youtube được xem là quá muộn màng, sau hàng video độc hại trên mạng được lan truyền vô tội vạ.
3. Showbiz cũng không nằm ngoài sân chơi giang hồ trên Youtube!
Bên cạnh những tay “anh chị gốc” như Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền , xu hướng làm web drama với phần hình ảnh được đầu tư chỉn chu vốn đã xuất hiện trên Youtube từ sớm. Ví dụ minh hoạ điển hình có thể kể đến là series MV ca nhạc giang hồ của nam ca sĩ Hồ Việt Trung. Vào năm 2018, cư dân mạng được dịp khuynh đảo với web drama Thập Tam Muội , với hơn 115 triệu lượt xem, Thập Tam Muội là web drama lấy đề tài giang hồ có lượt xem khủng nhất tại Việt Nam.
Nhờ thành công của Thu Trang, hàng loạt web drama “ăn theo” khác mọc lên nhanh như nấm sau mưa, những cái tên tiểu biểu như: Quách Ngọc Tuyên với Vi Cá Tiền Truyện , Nam Thư với Thập Tam Muội . Tất cả đều được A Tô làm đạo diễn và xây dựng nhân vật có tính xâu chuỗi, kết nối với nhau. Thậm chí còn tạo ra được đế chế “vũ trụ giang hồ” theo cách cư dân mạng thường gọi.
Vấn đề đặt ra cho những bộ phim này, ngoài tác phẩm sở hữu phần hình hoành tráng, nội dung của phim lại được xây dựng khá hời hợt. Câu khách bằng những miếng hài dễ dãi, người xem chủ yếu muốn coi cảnh nóng và những phân đoạn giang hồ thanh toán lẫn nhau. Tính nhân văn lẫn nội dung mà web drama đọng lại trong đầu khán giả hoàn toàn là con số không. Thay vì làm phim có nội dung, phần lớn các NSX web drama hiện nay đều chạy theo xu hướng làm phim theo công thức “giang hồ cảnh nóng = triệu view”. Bài toán kinh doanh được đặt trên lợi ích của cống hiến nghệ thuật.
Ngoài cảnh nóng và những màn “ngôn tình” sến sẩm, bạn nhớ lại được gì sau khi xem Thập Tứ Cô Nương?
4. Khán giả chính là người tiếp tay cho rác phẩm!
Phàm những ai nói về câu chuyện làm web drama, đa phần đều “than” lỗ, phải chạy vay nợ người này người kia đến mức gần như phá sản. Tuy nhiên, sau khi hé lộ những con số thu nhập khủng từ sản xuất nội dung video giang hồ qua thống kê của kênh Youtube Khá Bảnh hay Dương Minh Tuyền, công chúng mới có dịp “ngã ngửa” về thu nhập “trăm triệu” của họ.
Thay vì cạnh tranh bằng chất lượng, bằng sự sáng tạo nội dung đúng nghĩa mà Youtube khuyến khích người dùng, những Youtuber và nghệ sĩ làm web drama lại sa đà chạy theo thị hiếu đám đông. Rồi sau đó, bản thân đám đông không nhận thức được sản phẩm web drama mình đang xem liệu có mang một thông điệp có ý nghĩa gì không, hay chỉ đơn thuần là sản phẩm giải trí vô thưởng vô phạt.
Lẽ ra Youtube đã có thể xoá sổ kênh Khá Bảnh sớm hơn, nếu cộng đồng mạng cùng chung tay nhấn nút report. Thay vì lên mạng, chia sẻ những tiếng cười hay mỉa mai vô bổ, thậm chí còn góp phần làm tăng lượt xem và subs cho cho các kênh Youtube bẩn, thì hãy tận dụng quyền năng của mình, mạnh dạn nhấn nút report ở những video mà bạn thấy nhảm nhí.
Nhấn nút report hay không là quyền của những người đã làm nên 7 triệu lượt xem cho video nhảm nhí này, rất tiếc họ đã không làm.
Tạm kết
Cả người lớn và trẻ em hiện nay đều đang bị nhấn chìm bởi công nghệ số, nhất là giá thành ngày càng rẻ smartphone, khiến cho việc tiếp cận internet ngày càng dễ dàng, điều này tạo ra môi trường Youtube “màu mỡ”, trở thành nơi dễ “đào tiền” từ người xem xem. Tuy nhiên, không phải ai cũng có bộ lọc đủ minh mẫn để nhận biết đâu là hại, đâu là lợi. Chúng ta ở quan điểm tùư phía những người mỉa mai “điệu nhảy múa quạt” của Khá Bảnh, nhưng trên Youtube, vẫn có những bạn trẻ phát cuồng và bắt chước theo nó.
Không một ai trong số chúng ta, có thể chắc chắn được giới trẻ sẽ không thần tượng Khá Bảnh. Lỡ đâu có cô bé cậu bé nào đó, ngồi trước màn hình smartphone và thèm khát sau này lớn lên sẽ giống “anh Khá” thì sao? Đã đến lúc công chúng và những cơ quan quản lí văn hoá cần vào cuộc, thanh lọc toàn bộ những nội dung “ngớ ngẩn” và “xàm xí” trên Youtube để tránh gây ra loạt hệ luỵ xấu trong xã hội.
Theo Genk
Mạnh tay dẹp 'giang hồ mạng'
Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị nhà cung cấp dịch vụ YouTube khóa các kênh 'giang hồ mạng' trên YouTube như kiểu của Khá Bảnh
Trưa 3-4, kênh YouTube của Khá Bảnh đã biến mất trên YouTube. Kênh YouTube của Khá Bảnh trước khi bị khóa có 1,99 triệu người đăng ký và hơn 400 video được đăng tải.
Phải xử lý các đối tác địa phương
Đến trưa 4-4, tới lượt kênh YouTube của một "giang hồ mạng" khác là Dương Minh Tuyền cũng đã bị YouTube khóa đi kèm thông báo do "vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng chính sách của YouTube về bạo lực".
Theo các chuyên gia công nghệ, với động thái mạnh này thì trong thời gian tới, YouTube có thể tiếp tục khóa các kênh "giang hồ mạng" khác. Đây được xem là động thái cứng rắn hiếm hoi của YouTube sau một thời gian dài để cho các kênh này lộng hành khiến cộng đồng bức xúc.
Sự bùng nổ của những kênh YouTube như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Dương Minh Tuyền, Ngân Trọc... bắt nguồn từ các đối tác địa phương của YouTube. Các đối tác này hợp tác với YouTube dưới hình thức Mạng đa kênh (MCN). Đây là các nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ ba liên kết với nhiều kênh YouTube để cung cấp dịch vụ, có thể bao gồm cả tăng lượng người xem, dựng chương trình nội dung, cộng tác với người sáng tạo, quản lý quyền kỹ thuật số, kiếm tiền và/hoặc bán hàng. Các MCN này kiểm soát các kênh địa phương về nội dung, kiếm tiền, quảng cáo... Vì lợi nhuận nên các MCN này đã làm ngơ với các "giang hồ mạng".
Những vụ việc trên cũng cho thấy trách nhiệm của YouTube. Cách đây 2-3 năm, ngay từ khi đăng tải những video đầu tiên, nội dung trên các clip của Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền thực tế đã vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, chuẩn mực ứng xử xã hội. Không những thế, YouTube còn khuyến khích các "giang hồ mạng" bằng cách trao tặng nút vàng, nút bạc cho các kênh này. Do đó, YouTube phải thay đổi chính sách vì cộng đồng sao cho chặt chẽ hơn, phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam để không bị lọt các clip tục tĩu, bạo lực, quảng cáo cờ bạc, cổ vũ sử dụng chất kích thích... như thời gian qua.
Một số video trên YouTube có nội dung bạo lực, giang hôÀnh: HOÀNG TRIỀU
Nước ngoài mạnh tay với YouTube
Quốc hội Úc hôm 4-4 thông qua Đạo luật chia sẻ nội dung bạo lực ghê rợn (SAVM) nhằm ngăn chặn video bạo lực trên mạng xã hội. Theo đó, các công ty mạng xã hội hoạt động tại Úc sẽ bị phạt 10% doanh thu toàn cầu hằng năm và giám đốc điều hành của họ sẽ bị phạt 3 năm tù giam nếu các công ty này không khẩn trương xóa những nội dung bạo lực ghê rợn.
Theo kênh Al Jazeera, đây là một động thái phản ứng đối với vụ việc liên quan đến công dân Úc Brenton Tarrant, nghi phạm xả súng tại 2 nhà thờ Hồi giáo ở TP Christchurch - New Zealand khiến 50 người thiệt mạng vào ngày 15-3. Quá trình gây án được y quay trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội Facebook và đoạn video này sau đó được phát tán rộng rãi, kể cả trên những trang mạng xã hội khác như YouTube và Twitter.
"Chúng ta phải cùng hành động để bảo đảm rằng thủ phạm và đồng phạm của chúng không thể sử dụng các nền tảng trực tuyến để truyền bá nội dung bạo lực và cực đoan. Những nền tảng này không thể trở thành vũ khí của cái ác" - Bộ trưởng Tư pháp Úc Christian Porter tuyên bố trước Quốc hội trong lúc đệ trình luật.
Trước đó, vào tháng 5-2018, YouTube đã xóa hơn 30 video ca nhạc bị Cảnh sát đô thị Anh (BMP) xem là "nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực đường phố gia tăng ở London". Giới chức London khẳng định những video ca nhạc này dường như cổ xúy bạo lực đường phố khi nói về sự đối đầu của các băng đảng.
Theo Người Lao Động
Khá "bảnh" kiếm hàng tỷ đồng trên mạng: Ai quản lý luồng tiền? Một "giang hồ mạng" như Khá Bảnh có nguồn thu lên tới hàng tỷ đồng mỗi tháng. Vậy, cơ quan nào quản lý những luồng tiền này? Số liệu của Socialblade cho thấy, kênh YouTube của Khá Bảnh được xếp vào nhóm A- (mức gần như cao nhất), với gần 2 triệu người theo dõi, 410 video đã đăng tải cùng gần 400...