KFC bị gây khó dễ ở Trung Quốc
Có vẻ như lần này, chính quyền Trung Quốc không ủng hộ biểu tình rầm rộ chống Philippines và Mỹ.
Báo New York Times của Mỹ ngày 19-7 (giờ địa phương) đã đăng bài viết phản ánh các hoạt động phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông ở Trung Quốc.
Mục tiêu đầu tiên bị nhắm đến là các nhà hàng thức ăn nhanh KFC, nơi người dân Trung Quốc xem như đại diện cho lợi ích của Mỹ.
Báo mạng Sohu News của Trung Quốc đưa tin những người biểu tình đã kêu gọi tẩy chay KFC tại hàng chục TP như Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang), Trường Sa (tỉnh Hồ Nam), Dương Châu (tỉnh Giang Tô).
Ngày 17-7, tại tỉnh Hà Bắc, những người phản đối đã căng biểu ngữ ghi dòng chữ: “Tẩy chay Mỹ, Nhật, Hàn và Philippines. Hãy yêu dân tộc Trung Quốc”; “Ăn uống ở KFC bạn sẽ đánh mất thể diện tổ tiên”.
Báo Time ghi nhận ngày 18-7 tại tỉnh Hồ Nam (quê hương của Mao Trạch Đông), một ít phụ nữ tuổi trung niên đã kéo đến đứng trước nhà hàng KFC ở TP Sâm Châu để kêu gọi tẩy chay ăn gà KFC. Họ chỉ giải tán khi cảnh sát ra tay.
Một số người mang biểu ngữ phản đối Mỹ can thiệp vào biển Đông đến trước Đại sứ quán Mỹ tại Hong Kong hồi tuần rồi. Ảnh: REUTERS
Trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện các băng video cho thấy thanh niên Trung Quốc đập vỡ điện thoại iPhone, hô hào tẩy chay xoài sấy khô nhập từ Philippines.
Theo báo New York Times, phong trào phản đối Mỹ lần này yếu hơn phong trào bài Nhật bùng nổ ở Trung Quốc vào năm 2012 lúc Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật trên biển Hoa Đông. Vào thời điểm đó nhiều tài sản, nhà hàng của Nhật ở Trung Quốc bị đập phá.
Lần này cũng không xảy ra biểu tình lớn trước các đại sứ quán ở Bắc Kinh. Đại sứ quán Philippines đã được cảnh sát mặc cảnh phục và thường phục bảo vệ đặc biệt.
Báo chí nhà nước Trung Quốc cũng đã cảnh báo những người biểu tình tránh hành động bất hợp pháp.
Báo China Daily cảnh báo hành động phản đối có thể làm hại đến công dân Trung Quốc.
Video đang HOT
Báo này cho rằng nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Quốc như KFC đã sử dụng lao động địa phương và mua nguyên liệu tại Trung Quốc.
Thời Báo Hoàn Cầu ngày 19-7 nhận xét nhiều cư dân mạng đã kêu gọi tẩy chay chuối Philippines, iPhone, KFC và đây là hành động mù quáng.
Trong khi đó, hãng tin GMA News (Philippines) nhận định có vẻ như lần này, chính quyền Trung Quốc không ủng hộ biểu tình rầm rộ chống Philippines như lúc chống Nhật.
Báo ghi nhận có một số người dân Trung Quốc quá khích đã kêu gọi tẩy chay hàng nhập khẩu từ Philippines và Mỹ. Tuy nhiên, không nhiều người dân bày tỏ thái độ tức giận.
Chỉ một số người thuộc thế hệ thứ ba giăng biểu ngữ trước các nhà hàng bán thức ăn nhanh của Mỹ, hô hào không nên vào ăn.
Ngày 19-7, khi được hỏi Trung Quốc có tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại đối với Philippines sau khi có phán quyết trọng tài hay không, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Yến khẳng định quan hệ thương mại Trung Quốc-Philippines đang phát triển tốt đẹp.
Bà nhận xét: “Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Philippines đã phát triển ổn định. Trung Quốc sẵn sàng phát triển quan hệ hai bên cùng có lợi và nhiều trao đổi khác với Philippines”.
Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Trung Quốc và Philippines đã tăng 5,7% trong sáu tháng đầu năm nay lên 22,3 tỉ USD.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã tuyên bố bác bỏ đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị về đàm phán song phương với Trung Quốc và bỏ qua phán quyết của tòa trọng tài. Trả lời đài truyền hình ngày 18-7, Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay khẳng định ông đã trao đổi với người đồng cấp Vương Nghị rằng điều đó không phù hợp với hiến pháp và lợi ích quốc gia của Philippines. ____________________________________ Tôi phải nói rằng cho dù nhiều người sử dụng Internet kêu gọi tẩy chay hàng đến từ Philippines, tuy nhiên trong thực tế tình hình đó đã không xảy ra. Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc CAO YẾN
PH.QUỲNH – TNL
Theo PLO
Mỹ động thủ nếu có đối đầu ở biển Đông
Báo Bangkok Post cho biết ASEAN quyết định không ra tuyên bố chung về phán quyết trọng tài vì thiếu đồng thuận.
Ngày 13-7 (giờ địa phương), Reuters dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết Mỹ sẽ áp dụng sáng kiến "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác không nên có hành động gây hấn sau khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết.
Sáng kiến "ngoại giao thầm lặng"
Một nguồn tin (giấu tên) nói với Reuters: "Chúng tôi mong muốn xử lý êm thấm mọi việc để bàn đến vấn đề một cách hợp lý thay vì cảm xúc".
Các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài, các phái bộ nước ngoài ở Washington cũng như các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và nhiều cơ quan trung ương đã nhận được lời kêu gọi như thế.
Nguồn tin cho biết Mỹ xúc tiến sáng kiến "ngoại giao thầm lặng" để tránh tiếng Mỹ bắt tay với các nước trong khu vực chống Trung Quốc bởi trước nay Trung Quốc vẫn lu loa Mỹ đứng đầu liên minh chống Trung Quốc.
Reutersghi nhận Mỹ đang nỗ lực xoa dịu tình hình biển Đông sau khi Đài Loan hấp tấp điều khu trục hạm ra biển Đông sau khi có phán quyết trọng tài.
Các quan chức Mỹ cũng hy vọng sáng kiến ngoại giao của Mỹ sẽ tác động đến Indonesia. Indonesia tuyên bố sẽ đưa hàng trăm ngư dân ra quần đảo Natuna để khẳng định chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tiết lộ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nói với ông Trung Quốc đã bảo đảm với Mỹ sẽ thể hiện kiềm chế và Mỹ cũng bảo đảm với Trung Quốc tương tự.
Ông Ashton Carter đã yêu cầu Philippines kiềm chế và phía Philippines cũng bảo đảm như thế.
Ngày 13-7, tại Manila (Philippines), thẩm phán Tòa án Tối cao Francis Jardeleza (trái) và nguyên cố vấn pháp luật Florin Hilbay giới thiệu bản sao phán quyết của tòa trọng tài. Ảnh: AP
Trung Quốc sẽ không dám đối đầu
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ nói với Reuters nếu nỗ lực của Mỹ thất bại và cuộc tranh chấp biến thành đối đầu, không quân và hải quân Mỹ đã sẵn sàng bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trong khu vực tranh chấp.
Nghị sĩ Ben Cardin thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tuyên bố đối đầu ít có khả năng xảy ra nếu Philippines, Indonesia, Việt Nam và các nước khác tăng cường hợp tác hơn với Mỹ.
Ông nói với báo giới: "Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn đối đầu với Mỹ... Họ không quan tâm nếu đối chọi với tàu cá Việt Nam nhưng họ sẽ không muốn đối đầu với Mỹ".
Trong khi đó ngày 13-7 (giờ địa phương), phát biểu tại cuộc điều trần trước tiểu ban châu Á của Thượng viện Mỹ, ông Dennis Blair, nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, đã đề nghị: Mỹ phải sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn hành động gây hấn của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.
Ông cho rằng mục đích không phải là đối đầu với Trung Quốc ở bãi cạn mà là xác định giới hạn để ngăn chặn hành động gây hấn quân sự của Trung Quốc.
ASEAN không ra tuyên bố chung
Báo Bangkok Post ngày 14-7 dẫn nguồn tin từ ASEAN cho biết tối 13-7, 10 nước ASEAN đã được Lào (nước chủ tịch ASEAN) thông báo ASEAN sẽ không ra tuyên bố chung về phán quyết trọng tài do thiếu đồng thuận trong ASEAN.
Báo The Straits Times (Singapore) cùng ngày tiết lộ ngay sau khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết, Lào đã trao đổi ý kiến với các nước xem ASEAN có ra tuyên bố chung hay không và hạn chót trả lời là trưa 13-7.
Hãng tin Kyodo News (Nhật) dẫn nguồn từ một nước ASEAN cho biết dự thảo tuyên bố chung cuối cùng đã bị hủy bỏ.
Dự thảo tiếp tục khẳng định cam kết của ASEAN về giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo cách thức hòa bình bằng cách tôn trọng hoàn toàn các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực phù hợp với UNCLOS, Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Dự thảo khuyến khích các bên hành động kiềm chế, không làm phức tạp thêm tranh chấp.
Dự thảo nêu ASEAN nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc không quân sự trong các hoạt động ở biển Đông.
Dự thảo cũng kêu gọi thực hiện toàn diện và có thực chất Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông.
Theo The Straits Times, nguyên nhân không đạt được đồng thuận trong ASEAN rất có thể do áp lực từ vài nước thân Trung Quốc.
Ngày 14-7, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo tại hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) ở Mông Cổ trong hai ngày 15 và 16-7, Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay sẽ nêu vấn đề giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng giải pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Ông cũng sẽ nêu lên sự cần thiết của các bên đối với việc tôn trọng phán quyết trọng tài. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tuyên bố ông mong muốn vấn đề tranh chấp biển Đông được nêu tại hội nghị ASEM. Hồi đầu tuần, Trung Quốc tuyên bố không nên đưa vấn đề tranh chấp biển Đông vào chương trình nghị sự của hội nghị ASEM vì "đó không phải là nơi thích hợp". Cùng ngày, AFP đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng IndonesiaRyamizard Ryacudu đã công bố chi tiết kế hoạch an ninh quanh quần đảo Natuna. Kế hoạch gồm triển khai nhiều tàu chiến, một máy bay tiêm kích F-16, tên lửa đất đối không, radar và máy bay không người lái. Quân đội Indonesia cũng sẽ xây dựng thêm cảng mới và duy tu đường băng. Dự kiến thời gian thi công trong một năm. Indonesia không tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhưng hành động hung hăng của Trung Quốc làm Indonesia lo ngại. Tàu chiến Indonesia đã từng đối mặt với tàu cảnh sát biển Trung Quốc khi Indonesia truy bắt tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép. __________________________________ Sự kiện Trung Quốc đưa hai máy bay dân dụng bay thử đến hai sân bay mới trên quần đảo Trường Sa là hành động gia tăng căng thẳng hơn là giảm căng thẳng... Điều chúng tôi mong muốn trong khu vực rất căng thẳng của châu Á-Thái Bình Dương này là xuống thang căng thẳng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao MARK TONER
PH.QUỲNH - TNL
Theo PLO
Trung Quốc đang đe doạ nhiều nước về phán quyết của Toà Trọng tài Báo Nam Đức (SZ) cho biết Trung Quốc đang đe dọa nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến phán quyết của PCA. Hai ngày sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, ngày 14.7, Giám...