Kêu gọi thế giới cứu eurozone
Anh nhất quyết không đóng góp tài chính để cứu trợ các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu
Châu Âu thúc giục các nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) cũng như các đối tác lớn khác trên khắp thế giới tham gia vào nỗ lực giải cứu khu vực sử dụng đồng euro ( eurozone) thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, Chủ tịch eurozone, đã đưa ra lời kêu gọi trên sau cuộc hội nghị qua điện thoại kéo dài 3 giờ rưỡi hôm 19-12 với 17 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro để thảo luận về giải pháp cứu khu vực này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công.
Ông Juncker tuyên bố: “Liên hiệp châu Âu (EU) hoan nghênh các nước thuộc nhóm G20 và các nước thành viên IMF khác ủng hộ nỗ lực bảo đảm sự ổn định về tài chính toàn cầu bằng cách đóng góp làm tăng nguồn vốn của IMF để lấp đầy những khoảng cách về tài chính trên toàn cầu”.
Video đang HOT
Các nước eurozone đã cam kết đóng góp cho IMF 150 tỉ euro nhằm ổn định khu vực này. Theo số liệu có được từ cuộc hội đàm trên, Đức sẽ cung cấp 41,5 tỉ euro, trong khi Pháp hỗ trợ 31,4 tỉ euro. Ý sẽ đóng góp 23,48 tỉ euro, Tây Ban Nha 14,86 tỉ euro, Hà Lan 13,86 tỉ euro và Bỉ 9,99 tỉ euro. Các nước Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha – đã nhận cứu trợ nhiều tỉ euro – sẽ không phải đóng góp cho IMF.
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker gặp gỡ giới báo chí tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ hôm 8-12. Ảnh: AP
Tuy nhiên, EU đã không thể đạt được mục tiêu huy động 200 tỉ euro từ các nước thành viên cho IMF do Anh từ chối đóng góp khoảng 30 tỉ euro. Người phát ngôn Chính phủ Anh nhấn mạnh: “Anh luôn luôn mong muốn xem xét cung cấp thêm nguồn vốn cho IMF nhưng chỉ để phục vụ cho vai trò toàn cầu của tổ chức này”. Thêm vào đó, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne vẫn tiếp tục giữ quan điểm rằng London sẽ không hỗ trợ tài chính để cứu trợ eurozone.
Theo ông Juncker, các nước không thuộc eurozone như Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Ba Lan và Thụy Điển đều đã hứa cho IMF vay tiền để ổn định khu vực này. Ba Lan đã hứa sẽ đóng góp khoảng 6 tỉ euro, còn Đan Mạch hứa 5,4 tỉ euro. Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, người phát ngôn của Bộ Tài chính Cộng hòa Czech nói rằng nước này vẫn chưa có quyết định về khoản cho vay.
Trong khi đó, IMF đã lên tiếng hoan nghênh các khoản đóng góp mới. Người phát ngôn của tổ chức này tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ của các bộ trưởng tài chính EU để giúp tăng thêm nguồn vốn của IMF”.
Tuần trước, Nga cho biết nước này có thể cho vay và đầu tư đến 20 tỉ USD thông qua IMF. Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil hiện vẫn chưa có động thái gì về vấn đề này.
Theo Người Lao Động
Thủ tướng Pháp: Có thể chỉ cứu nổi 17 thành viên
Một nguồn tin thân cận với đảng cầm quyền UMP của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dẫn lời Thủ tướng Pháp Francois Fillion ngày 6/12 nói rằng đề xuất của Đức-Pháp về hiệp ước mới của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm cứu vãn đồng euro nhiều khả năng sẽ chỉ được 17 nước trong khu vực eurozone chứ không phải cả 27 nước thành viên EU nhất trí.
Theo nguồn tin trên, Thủ tướng Pháp nói với các nghị sĩ của UMP: "Nước Đức muốn hiệp ước được cả 27 nước ký, chúng tôi cho rằng điều đó là khó... Chúng tôi sẽ nỗ lực thực hiện tại Hội đồng Châu Âu vào ngày 9/12, và nếu không đạt được sự đồng thuận, chúng tôi sẽ tiến hành với 17 nước với thời gian biểu vào tháng 3/2012."
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 5/12 đã công bố kế hoạch về một hiệp ước mới của EU để thắt chặt hơn nữa các qui định về ngân sách, bao gồm các biện pháp trừng phạt ngay các nền kinh tế buông lỏng kỷ luật ngân sách trong khu vực eurozone.
Tuyên bố trên được hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đưa ra trong buổi họp báo sau cuộc gặp ở thủ đô Paris của Pháp để bàn cách đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công đang lan rộng trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).
Đại diện hai nền kinh tế lớn nhất Châu Âu tuyên bố ủng hộ việc trừng phạt bất cứ thành viên nào của Eurozone để cho mức thâm hụt ngân sách vượt quá 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước đó. Cơ quan được đề xuất có thẩm quyền xác nhận sự tuân thủ điều khoản này của các quốc gia thành viên là Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ).
Ngoài ra, các nước thành viên còn phải thể hiện cam kết cân bằng ngân sách bằng những đạo luật trong nước./.
Theo TTXVN
Anh tính chuyện đối phó với khả năng eurozone tan rã Nước Anh đã tính đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với khu vực đồng euro. Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu các đại sứ quán Anh ở châu Âu chuẩn bị kế hoạch đối phó và sơ tán công dân nếu khu vực đồng tiền chung euro bị tiêu tan. Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cảnh báo...