Kết thúc thí điểm, trường đại học sẽ được tiếp tục tự chủ
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sẽ phải ban hành các văn bản chính thức để tiếp tục thực hiện tự chủ đại học.
Ngày 20/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Cả nước có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được tự chủ, trong đó 12 trường trên 2 năm, 11 trường dưới 2 năm. Các trường tự chủ trong các lĩnh vực: đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự; tài chính.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá, các trường được chọn thí điểm tự chủ đại học đã bước đầu có những thành công trong thu hút học sinh, đảm bảo nguồn thu…
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục, khi được tự chủ, các trường đã chủ động mở ngành và phát triển chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội; phương pháp và nội dung giảng dạy tiếp cận chuẩn quốc tế; tỷ lệ cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị từ thạc sĩ trở lên tăng…
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM Nguyễn Đông Phong khẳng định: “Tự chủ mang đến cho trường tôi nhiều đổi mới mà trong 42 năm công tác ở trường tôi chưa từng thấy”. Sự phát triển ấy, nếu không có tự chủ, trường sẽ đạt được nhưng phải mất thời gian rất lâu do thiếu nguồn lực đầu tư, đặc biệt phải chờ “cấp phép”.
Video đang HOT
Ông Phong dẫn chứng một số thành công của trường sau 3 năm tự chủ, như: số bài báo được đăng trên tạp chí ISI, Scopus tăng từ 78 lên 137. Nhà trường đảm bảo được thu nhập cho cán bộ giảng viên và đã có những khoản dư nhất định.
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM và đại diện nhiều trường thí điểm tự chủ chỉ ra bất cập lớn nhất của mô hình này là thiếu hành lang pháp lý, văn bản chỉ đạo nhiều khi mâu thuẫn.
Đây cũng là hạn chế được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận. Ông Nhạ cho biết, cơ chế quản lý theo chế độ bộ chủ quản không còn phù hợp với mô hình tự chủ. Bên cạnh đó, việc các đại học chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ, năng lực quản trị kém, chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch giải trình với các bên liên quan… làm hạn chế hiệu quả. “Còn 4 trường thí điểm tự chủ nhưng chưa thành lập Hội đồng trường”, GS Nhạ ví dụ.
Khi nhiều đại học bày tỏ lo lắng thời gian thí điểm tự chủ chỉ còn hiệu lực 2 tháng, Bộ trưởng cho biết sẽ đề xuất sửa đổi bổ sung một số luật có liên quan để tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn cho việc thực hiện hiệu quả mô hình này.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, sẽ tiếp tục thực hiện tự chủ đại học trong các năm tới.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “tự chủ đại học sẽ không phải bàn có cần làm hay không mà đã thống nhất là phải làm; phải ban hành các văn bản chính thức để tiếp tục làm”. Ông nhấn mạnh, tự chủ là một thuộc tính cần thiết của đại học thế giới. Khi thực hiện nó, Việt Nam có nhiều khó khăn nhưng không còn cách nào khác là phải làm mạnh mẽ hơn nữa.
“Không nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chúng ta không hoàn thành trách nhiệm với đất nước, với xã hội. Còn nếu xét về mặt cạnh tranh với thế giới, chúng ta thua”, Phó thủ tướng nói.
Ông Đam cho rằng, tự chủ đại học trước hết phải hiểu đúng về nó. Tự chủ đầu tiên phải về chuyên môn, học thuật trong giảng dạy và nghiên cứu, bỏ can thiệp hàng ngày, áp đặt hành chính vào nội bộ các trường, từ đó ra các quyền về bộ máy, về nhân sự, bao gồm cả thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ đãi ngộ.
Tự chủ tài chính với ý nghĩa cơ sở giáo dục được tự chủ về thu chi theo quy định pháp luật chỉ là một phần trong khái niệm này. Trước đây, nguồn thu của trường được cấp theo đầu vào, số biên chế, hay chỉ tiêu đăng ký mà không phụ thuộc vào chất lượng đầu ra. Khi tự chủ, các trường vẫn được nhận ngân sách nhưng sẽ theo cách giao nhiệm vụ và căn cứ vào chất lượng giáo dục.
Theo VNE
Học phí của Viện ĐH Mở Hà Nội khi đổi mới cơ chế hoạt động
Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, Viện ĐH Mở Hà Nội hướng đến là ĐH trực tuyến hàng đầu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Viện ĐH Mở Hà Nội thực hiện cơ chế thu và quản lý học phí theo quy định của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Trên cơ sở đó, mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 - 2018 là 10,6 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2018 - 2019 là 11,6 triệu đồng/sinh viên/năm học, năm học 2019 - 2020 là 12,8 triệu đồng/sinh viên/năm học.
Viện thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể theo từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh bảo đảm mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà) không vượt mức thu học phí bình quân tối đa theo quy định tại Quyết định này.
Viện quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí chương trình đại trà trình độ đại học chính quy cùng nhóm ngành đào tạo; mức học phí đối với hình thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức trần học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành đào tạo (học phí này bao gồm: Học liệu, thiết bị công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật cho sinh viên trong quá trình học tập).
Theo infonet.vn
Học tiến sĩ chỉ để 'thăng chức, lên quyền' là đáng lo ngại Một số trường đại học bày tỏ ủng hộ khi Bộ GD&ĐT siết chặt việc tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ. Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư về quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ. Trước quy chế mới, các trường đại học (ĐH) đã có những phản ứng, ý kiến đóng góp khác nhau. PGS.TS Đỗ Văn Dũng,...