Kết thúc điều tra hợp đồng JEDI, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố Microsoft vẫn là hãng “mang lại giá trị tốt nhất”
Trong khi Microsoft vẫn là hãng giành được hợp đồng 10 tỷ USD này, đối thủ Amazon lại cực lực phản đối quyết định “thiên vị” này.
Sau cuộc điều tra của Lầu Năm Góc, Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết họ vẫn quyết định sẽ trao hợp đồng điện toán đám mây trị giá 10 tỷ USD cho Microsoft, thay vì Amazon. Đây cũng là sự kiện mới nhất trong cuộc chiến pháp lý đang diễn ra giữa 2 người khổng lồ về hạ tầng điện toán này.
Vào thứ Sáu vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố cho biết họ đã hoàn tất cuộc điều tra của mình về hợp đồng JEDI (Hạ tầng liên kết Quốc phòng Doanh nghiệp) nhằm xác định xem liệu có sự khác biệt nào trong quá trình mua sắm hay không.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã “ xác định rằng các đề xuất của Microsoft vẫn sẽ mang lại giá trị tốt nhất cho chính phủ“, và bổ sung thêm rằng “ việc thực hiện hợp đồng sẽ không bắt đầu ngay lập tức.” Đó là vì vào tháng Hai vừa qua, một thẩm phán đã ban hành lệnh tạm dừng đối với hợp đồng JEDI do đơn kiện của Amazon, với tuyên bố rằng họ tạm dừng hợp đồng này do sự thù địch của Tổng thống Donald Trump đối với ông Jeff Bezos. Amazon cho rằng quá trình chấp thuận hợp đồng có những “ lỗi lầm, thiếu sót rõ ràng và thiên vị không thể nhầm lẫn.”
Hợp đồng sẽ cung cấp cho Lầu Năm Góc các dịch vụ đám mây bao gồm dịch vụ lưu trữ cơ bản và khả năng xử lý trí tuệ nhân tạo, máy học, cũng như khả năng xử lý các tải công việc có sứ mệnh quan trọng khác.
Video đang HOT
Trước đó vào tháng 10 năm 2019, chính phủ Mỹ đã trao hợp đồng này cho Microsoft, nhưng vào cuối tháng 7 vừa qua, Tổng thống Trump cho biết ông đang xem xét lại hợp đồng sau khi có các khiếu nại về quá trình đấu thầu. IBM và Oracle cũng tham gia đấu thầu cho hợp đồng này nhưng cả hai đã bị loại bỏ vào tháng 4 năm 2018. Oracle đã đưa quyết định này ra tòa để phản đối nhưng sau đó họ đã thất bại trong nỗ lực kháng cáo của mình vào đầu tuần này.
Trong email gửi tới trang The Verge, đại diện Microsoft cho biết, công ty đã sẵn sàng bắt tay vào thực hiện dự án. “ Chúng tôi đánh giá cao việc sau khi xem xét cẩn thận, Bộ Quốc phòng vẫn xác nhận rằng đề xuất chúng tôi đưa ra là phù hợp về công nghệ và có giá trị tốt nhất.”
Trong khi đó, đối thủ của họ, Amazon Web Services lại cực lực phản đối quyết định này, đồng thời gọi quá trình đánh giá lại hợp đồng của Bộ Quốc phòng “ không gì khác hơn là một nỗ lực nhằm xác thực cho một quyết định thiếu sót, thiên vị và bị mua chuộc về chính trị.” Amazon sẽ tiếp tục theo đuổi một “ đánh giá khách quan, công bằng và không thiên vị” đối với quá trình đấu thầu hợp đồng này, đồng thời bổ sung thêm rằng “ Câu hỏi mà chúng tôi tiếp tục tự hỏi bản thân mình là liệu Tổng thống Mỹ có được phép sử dụng ngân sách của Bộ Quốc phòng để theo đuổi các mục đích cá nhân và chính trị của riêng mình không?“
Microsoft ủng hộ điều tra App Store
Chủ tịch Microsoft, Brad Smith, cho rằng đã đến lúc các cơ quan quản lý chống độc quyền phải điều tra các cửa hàng ứng dụng, gồm App Store.
"Tôi tin rằng đã đến lúc cần nghiêm túc đánh giá bán chất của các cửa hàng ứng dụng, xem xét quy tắc, giá cả cũng như chi phí, tỷ lệ ăn chia. Liệu rằng luật chống độc quyền có giải quyết được những tình huống thế này hay không", ông nói trong buổi phóng vấn với trang Politico.
Chủ tịch Microsoft Brad Smith.
Theo Smith, thời thế đã thay đổi kể từ khi Microsoft phải đối mặt với các cuộc chiến chống độc quyền. Tuy nhiên, theo thời gian, ông tin rằng môi trường chống độc quyền hiện tại đang ngày càng tồi tệ hơn.
"Hoạt động của cửa hàng ứng dụng tương phản với các nền tảng tương tự khác", Smith nói. "Các cửa hàng ứng dụng áp đặt những quy định mà cách tiếp cận duy nhất, là đi qua 'cánh cổng' do chính họ tạo ra. Trong nhiều trường hợp, chi phí cho 'người gác cổng' quá cao, tới 30% tổng doanh thu".
Microsoft hiện có cửa hàng ứng dụng riêng cho Windows. Trên nền tảng này, các nhà phát triển chỉ phải trả mức phí 5 đến 15% tùy từng nội dung đăng tải. "Nếu nhìn vào toàn ngành công nghiệp, bạn có thể dễ nhận thấy các kho ứng dụng đang tạo ra những bức tường ngày một cao, khó vượt qua hơn cách đây 20 năm", Smith nhấn mạnh.
Dù không chỉ đích danh Apple, nhiều dự đoán cho rằng Smith đang ám chỉ cửa hàng App Store. Xác nhận với Bloomberg sau đó, phát ngôn viên Microsoft thừa nhận Smith đang nói về cửa hàng ứng dụng của Apple.
Sau nhiều thập kỷ làm cố vấn cho Microsoft, Smith được bổ nhiệm ở vị trí chủ tịch từ 2015. Ông cũng đóng vai trò chủ đạo giải quyết các vấn đề về chống độc quyền. Ông hiện kiêm Giám đốc pháp lý của Microsoft và từng nằm trong Ban Cố vấn Kinh tế Kỹ thuật số của Bộ Thương mại Mỹ giai đoạn 2016 - 2017.
Tuần tới có thể sẽ trở thành bước ngoặt lịch sử với kho ứng dụng App Store nói riêng và Apple nói chung. Công ty đang bị cuốn vào một cuộc tranh luận sau quyết định gây tranh cãi khi từ chối ứng dụng email có tên Hey của Basecamp. Ban đầu, Apple chấp nhận ứng dụng này, nhưng sau đó gỡ bỏ với lý do "ngược lại với quy định" của cửa hàng ứng dụng. Apple sau đó bị cáo buộc "hành xử như một kẻ độc tài".
Chỉ trước đó vài ngày, Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố tiến hành điều tra hành vi độc quyền của Apple từ ngày 16/6. Cuộc điều tra liên quan tới đơn khiếu nại từ năm 2019 của dịch vụ âm nhạc Spotify và công ty bán lẻ Rakuten. Theo hai đơn vị này, Apple giữ 30% doanh thu khiến họ buộc phải nâng giá dịch vụ, đẩy phí thuê bao cao hơn Apple Music hay Apple Books.
Việc App Store bị "tấn công" dồn dập xuất phát từ việc Apple yêu cầu nhà phát triển phải trả cho hãng 15 đến 30% doanh thu ứng dụng, khiến nhiều bên phải tăng phí thuê bao mới có thể đảm bảo lợi nhuận. Trong khi đó, Apple cũng tung ra các dịch vụ tương tự trên App Store, đồng thời được cho là cố tình "giấu" ứng dụng đối thủ, khiến không ít nhà phát triển bất mãn.
Dịch vụ đang trở thành mảng chủ đạo của Apple, khi mang về cho Apple hơn 46 tỷ USD và chiếm gần 18% doanh thu của hãng năm 2019. Apple cũng đặt mục tiêu nâng doanh thu này lên 50 tỷ USD năm nay. Trong số đó, App Store được coi là "con gà đẻ trứng vàng" dù Apple không tiết lộ kho ứng dụng đóng góp bao nhiên phần trăm.
Học sinh 17 tuổi sở hữu web Covid-19 từ chối quảng cáo triệu USD Học sinh 17 tuổi Avi Schiffmann - người sáng lập trang web theo dõi Covid-19 với lượt truy cập lớn nhất trên thế giới - từ chối hợp đồng quảng cáo 8 triệu USD để bảo vệ người dùng. Avi Schiffmann - học sinh trung học 17 tuổi người Mỹ gốc Anh - tạo ra trang web theo dõi diễn biến dịch Covid-19...