Kết quả tích cực từ hướng đi mới trong dạy và học
Nghỉ học dài ngày vì Covid-19 khiến học sinh, cha mẹ, đặc biệt gia đình có con học cuối cấp đứng ngồi không yên khi các kỳ thi cận kề.
Ảnh minh họa/INT
Để đối phó với tình hình bất khả kháng ấy, hàng loạt văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT được ban hành, vừa phòng chống dịch, tinh giản chương trình đến dạy – học trực tuyến… đã mở ra hướng đi mới trong dạy và học. Báo GD&TĐ đã ghi nhận về kết quả năm học 2019 – 2020 tại một số địa phương.
Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ: Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực
Trong năm học 2019 – 2020, ngành GD&ĐT TP Cần Thơ chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 29. Đặc biệt là các văn bản chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới đến toàn thể công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trong công tác thông tin hoạt động, chủ trương đổi mới về mục tiêu Chương trình GDPT tổng thể ban hành theo Thông tư số 32 ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tạo sự lan tỏa đến cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn thành phố. Các cơ sở giáo dục tiểu học đã triển khai tổ chức lựa chọn SGK lớp 1 theo quy định của Bộ. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục thành phố tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nhà giáo hiện có để tổ chức đao tao, bôi dương đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ.
Chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học có nhiều chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm trước. Năm học 2019 – 2020, Cần Thơ tiếp tục có học sinh tiểu học đoạt giải tại Cuộc thi Wecode và Robothon tổ chức tại Trung Quốc. Số học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia tăng so với năm học trước.
Năm học 2020 – 2021, Sở sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn có chiều sâu: Ưu tiên đầu tư nguồn lực về con người tiếp tục là yếu tố quan trọng hàng đầu. Sở sẽ phối hợp tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên, bảo đảm đội ngũ đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo với mục tiêu ưu tiên từng hạng mục công trình phòng học, thư viện, nhà vệ sinh. Điều chỉnh, bố trí, sắp xếp lại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, ưu tiên phòng học đối với cấp tiểu học, phấn đấu 100% học sinh học lớp 1 năm học 2020 – 2021 được học 2 buổi/ngày. Phối hợp với nhà xuất bản có SGK lớp 1 được lựa chọn, bảo đảm cung ứng đủ sách cho học sinh trong năm học mới.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Nông: Triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế
Năm học 2019 – 2020, tỉnh Đắk Nông có 375 cơ sở giáo dục với hơn 170 nghìn học sinh, trong đó có 55.592 học sinh dân tộc thiểu số, chiếm 32%. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên có trên 11 nghìn người, 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Nông
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài và phức tạp, học sinh phải nghỉ học để phòng, chống dịch, kèm theo đó việc giãn cách xã hội đã tác động lớn đến hoạt động của ngành Giáo dục cả nước nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng. Trước khó khăn này, một mặt ngành Giáo dục Đắk Nông tích cực, chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai các giải pháp để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Mặt khác, ngành GD đã nỗ lực triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. Qua đó duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tăng cường chỉ đạo các trường thực hiện chương trình dạy học, tuyệt đối không cắt xén chương trình và tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đến nay, ngành đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 theo đúng tiến độ đề ra, bảo đảm kết thúc chương trình giáo dục theo quy định và đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về kiến thức cho học sinh. Thực hiện vận động học sinh quay trở lại trường sau thời gian nghỉ học, hạn chế tối đa việc học sinh bỏ học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số…
NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu: Phát huy vai trò người đứng đầu
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 351 trường, 5.711 lớp với 149.337 học sinh.
NGƯT Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu.
Năm học 2019 – 2020, ngành GD&ĐT Lai Châu chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh những nội dung thiết thực, phù hợp trên cơ sở chủ trương, kế hoạch của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của năm học, tập trung vào các nội dung đổi mới giáo dục theo tinh thần các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của tỉnh, ngành. Chỉ đạo các đơn vị quan tâm, thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự bồi dưỡng; quan tâm đặc biệt tới vai trò của người đứng đầu.
Tiếp tục điều chỉnh Chương trình giáo dục mầm non gắn với điều kiện thực tiễn vùng miền. Tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, xã biên giới: Phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc huy động học sinh ra lớp, quan tâm đến công tác bán trú nâng tỷ lệ chuyên cần. Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo các cấp học.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được ngành GD, cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Ngành GD-ĐT Lai Châu đã chỉ đạo đơn vị chủ động rà soát, đánh giá và thông báo các trường dự kiến công nhận đạt chuẩn quốc gia cho năm học 2019 – 2020 và năm học tiếp theo. Qua đó, các đơn vị tích cực triển khai, thực hiện các nội dung đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn bảo đảm lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. 100% đơn vị tổ chức các hoạt động hướng tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục và tôn tạo cảnh quan, trường lớp học. Năm học 2019 – 2020, Sở GD&ĐT Lai Châu tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn quốc gia tại 62 trường, trong đó: 18 trường mầm non; 21 trường tiểu học; 18 trường THCS; 2 trường TH&THCS và 3 trường THPT.
Công tác phổ cập, xóa mù chữ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND; sự phối hợp giữa các sở, ngành và chính quyền các huyện/thị/thành phố. Phát huy vai trò của trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ trong việc vận động người mù chữ tham gia học tập các lớp xóa mù chữ. Tham mưu UBND tỉnh Đề án “Nâng cao chất lượng xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021 – 2025″.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Biến áp lực thành động lực
Năm học 2019 – 2020, cùng với cả nước, thầy và trò ngành GD-ĐT Hà Nội chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, bảo đảm an toàn cho hơn 2 triệu học sinh các cấp học trên toàn Thành phố.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.
6 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh cả nước thực hiện phòng, chống dịch Covid-19, ngành GD-ĐT Hà Nội thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ban, ngành và TP với mục tiêu “vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch vừa bảo đảm chất lượng giáo dục”.
Ngành GD-ĐT Hà Nội đã triển khai hiệu quả các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trở lại; tổ chức dạy học qua
Internet, truyền hình, chia sẻ nội dung dạy học trên truyền hình cho 12 tỉnh; triển khai có hiệu quả chương trình “Máy tính cho em”, trao trợ cấp cho giáo viên, tặng máy tính cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Sở đã triển khai hệ thống học trực tuyến Hanoi Study với nguồn học liệu lớn, giao diện hiện đại, thân thiện; đồng thời phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 với tổng số 88 chương trình phát sóng mỗi tuần.
Việc tổ chức dạy học trên truyền hình được thực hiện đến ngày 15/7/2020, bảo đảm học sinh hoàn thành tốt chương trình quy định. Các đơn vị, trường học toàn ngành đều thể hiện quyết tâm khắc phục khó khăn để tổ chức dạy tốt, học tốt, quan tâm hỗ trợ tới học sinh, không để bất kỳ em nào chịu thiệt thòi.
Sở đã hướng dẫn các trường tổ chức dạy học qua Internet về hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu của học liệu khi tổ chức dạy học… Để bảo đảm tính thống nhất, chính xác và chất lượng, các bài dạy qua Internet phải được tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường góp ý trước khi đưa vào sử dụng.
Sau khi học sinh quay trở lại trường học, hầu hết các em đều tiếp thu đầy đủ kiến thức, được kiểm định qua các bài kiểm tra định kỳ. Điều này cho thấy phương thức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình tổ chức tốt và bước đầu đạt kết quả tích cực, được các ngành, các cấp ghi nhận.
Kết quả của năm học 2019 – 2020 tiếp tục khẳng định sự cố gắng, quyết tâm phấn đấu của GD-ĐT Thủ đô, sức vươn lên của hơn 2 triệu học sinh. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học, việc triển khai đồng đều các mặt giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh cũng được ngành GD-ĐT Hà Nội đặc biệt quan tâm và đạt kết quả cao.
Đắk Nông chọn 15/16 sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục
Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa công bố danh mục 16 đầu sách giáo khoa (SGK) trong tổng số đầu SGK do Bộ GD&ĐT ban hành.
Trong số 16 đầu sách này, 15 đầu sách là của nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam với hai bộ sách là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời mới sáng tạo. Riêng môn Tiếng Anh có hai đầu sách gồm Tiếng Anh 1 và Tiếng Anh 1 (I-lean Smart Star) của NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Mỗi trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông sẽ chọn ra 9 đầu sách, tương ứng với 9 môn học của lớp 1 để áp dụng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng từ năm học 2020-2021.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, việc lựa chọn 16 đầu sách ở các bộ môn dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát nhu cầu sử dụng của các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh.
Tỉnh Đắk Nông đã hoàn tất việc chọn sách giáo khoa
Kết quả tổng hợp, có những môn được chọn nhiều đầu sách cùng lúc, các trường có thể chọn một trong số những đầu sách này để áp đăng ký áp dụng dạy học ở đơn vị mình. Các trường có thể có những bộ sách giống hoặc khác nhau.
Sau khi công bố 16 đầu sách được lựa chọn, các nhà trường tiến hành đăng ký nhu cầu. Trên cơ sở đó, các NXB sẽ tiến hành tập huấn sử dụng SGK mới, tổng hợp số sách đăng ký để in ấn, cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời trước năm học mới.
Việc tập huấn sử dụng SGK mới sẽ thực hiện theo ba hình thức như tập huấn trực tiếp, qua mạng, tự tập huấn. Các NXB có sách được chọn sẽ hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý trong quá trình sử dụng sách.
Mùa dịch Covid-19: Ôn tập tốt để HS không quên kiến thức Dịch Covid kéo dài, các trường phải nghỉ học. Ngoài việc bảo đảm trường học an toàn sạch sẽ, các nhà trường vẫn thực hiện tốt việc hướng dẫn HS tự học bằng hình thức online. Trường lớp đảm bảo an toàn vệ sinh Ông Lê Hoàng Duy Linh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ô Môn (Cần Thơ) cho biết: Song song với việc...