Kết nối, lan tỏa âm nhạc phương Tây
Cùng với chú trọng đào tạo âm nhạc truyền thống, chuyên ngành âm nhạc phương Tây tại Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai vài năm trở lại đây thu hút khá đông học sinh theo học.
Học sinh Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật ồng Nai hòa tấu dàn kèn, phục vụ người dân Biên Hòa tại khu vực Bảo tàng Đồng Nai năm 2022. Ảnh: L.Na
Không chỉ được tham gia các hoạt động biểu diễn, rèn luyện khả năng tự tin, mạnh dạn trước đám đông, học sinh theo học âm nhạc phương Tây sau khi ra trường còn có cơ hội tìm kiếm việc làm cao.
* Thu hút học sinh đăng ký…
Trường trung cấp VHNT Đồng Nai nhiều năm nay đào tạo 4 chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn gồm: âm nhạc phương Tây, âm nhạc truyền thống, thanh nhạc và múa. Hằng năm, nhà trường tuyển sinh 70 chỉ tiêu cho các ngành học, trong đó số lượng học sinh đăng ký theo học các bộ môn âm nhạc phương Tây khá đông.
Video đang HOT
ThS Phùng Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường trung cấp VHNT Đồng Nai, cho biết hiện nhà trường đào tạo 8 bộ môn thuộc âm nhạc phương Tây gồm: violon, organ, trống, piano, guitar lead, guitar classic, guitar bass và kèn. Ngành học này hiện có gần 120 học sinh trên tổng số gần 250 em của toàn hệ đào tạo trung cấp chính quy. Chỉ riêng năm học 2022-2023, nhà trường đã tuyển sinh đợt 1 được 68 học sinh (đạt 97%), trong đó một nửa số học sinh mới tuyển đăng ký theo học các bộ môn âm nhạc phương Tây.
Từ nay đến hết ngày 30-9, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai tiếp tục tuyển sinh đợt 2 các chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn. Đối tượng tuyển sinh là học sinh từ lớp 6 trở lên, thời gian đào tạo từ 3-7 năm.
“Song song với đào tạo âm nhạc truyền thống, những năm gần đây, nhà trường đã thay đổi phương pháp dạy và học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các bộ môn âm nhạc phương Tây. Chẳng hạn, với piano, nhà trường có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, chú trọng thực hành biểu diễn. Bên cạnh đó, khi xét tuyển, nhà trường sẽ có tư vấn cụ thể giúp các em lựa chọn nhạc cụ phù hợp với năng khiếu để đảm bảo việc đào tạo có hiệu quả” – ThS Phùng Ngọc Long nói.
Theo học bộ môn violon đến nay được gần 3 năm, Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên (học sinh Khoa Âm nhạc phương Tây) chia sẻ: “Từ nhỏ em đã rất mê các loại đàn và từng học qua một số loại như: piano, organ… Khi đăng ký vào học ở Trường trung cấp VHNT Đồng Nai, em đã được các thầy cô tư vấn theo học violon, em thấy đây là bộ môn nghệ thuật khá thú vị. Quá trình học, em được các thầy cô chỉ dạy rất tận tình. Ngoài ra, em thường xuyên được tham gia nhiều hoạt động biểu diễn của trường vừa thực hành, nâng cao kỹ năng phục vụ khán giả yêu đàn violon”.
* Cơ hội có việc làm cao
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được biểu diễn trước công chúng, rèn luyện kỹ năng và bản lĩnh sân khấu thực tế trước khi tốt nghiệp, Trường trung cấp VHNT Đồng Nai thường xuyên tổ chức các chương trình thực hành biểu diễn tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Không chỉ nâng cao chất lượng mà qua các hoạt động còn giới thiệu, quảng bá công tác đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật, trong đó có âm nhạc phương Tây của nhà trường đến với thanh thiếu niên, phụ huynh học sinh.
Học sinh Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật ồng Nai trong giờ luyện tập đàn violon
Đặc biệt, hằng năm Trường trung cấp VHNT Đồng Nai tổ chức cho các em học sinh tham gia hội thi Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghệ thuật toàn quốc. Số lượng giải thưởng được trao cho các bộ môn âm nhạc phương Tây khá nhiều. Đây cũng là cách để nhà trường thu hút nhiều thí sinh đăng ký trong các kỳ tuyển sinh hằng năm và là động lực, tạo điều kiện cho học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường tiếp tục học tập và nuôi dưỡng đam mê với nghệ thuật.
Lý giải nguyên nhân khiến ngành âm nhạc phương Tây thu hút đông học sinh, ThS Phùng Ngọc Long cho rằng, phần lớn là do đầu ra của ngành học này ổn định. Vài năm trở lại đây, 100% học sinh theo học âm nhạc phương Tây ra trường có việc làm ngay, nhiều em đã chủ động học nâng cao, liên thông và gặt hái được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật.
“Trong quá trình dạy học, nhà trường có những định hướng cụ thể về nghề nghiệp, định hướng về công việc để các em chuyên tâm theo đuổi con đường nghệ thuật đã chọn. Sau khi ra trường, các bộ môn như: violon, organ, trống, piano, guitar… đều có thể về địa phương, cộng tác với các trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao, mở các trung tâm dạy nhạc cụ riêng hoặc làm việc tại các đơn vị du lịch; tham gia các ban nhạc, đi biểu diễn trong và ngoài tỉnh” – ThS Phùng Ngọc Long cho hay.
Bằng đam mê nghệ thuật, lòng yêu nghề, thầy và trò Trường trung cấp VHNT Đồng Nai đã và đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, kết nối và lan tỏa các bộ môn âm nhạc phương Tây nói riêng, nghệ thuật nói chung ngày càng phát triển, hòa nhập cùng thế giới.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc: Cho thuê trụ sở có đúng quy định?
Quyền Hiệu trưởng Nguyễn Minh Cường cho rằng mọi vấn đề liên quan đến việc cho thuê trụ sở, sử dụng tài chính do nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh thực hiện, nắm giữ nên bản thân không biết rõ.
Trụ sở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc (trụ sở tại Phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được biết đến với nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc cao đẳng, trung học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thuộc các chuyên ngành: Âm nhạc, Thanh nhạc, Mỹ thuật, Múa, Văn hóa quần chúng, đồng thời là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của các tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và các huyện miền núi của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc...).
Theo ông Nguyễn Minh Cường - Quyền Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc, việc tuyển sinh của nhà trường trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn và luôn cố gắng tuyển sinh để đáp ứng đủ chỉ tiêu. Học sinh, sinh viên theo học trong trường chủ yếu là con em người đồng bào dân tộc thiểu số và được thụ hưởng những chi phí về ăn ở, sinh hoạt và đào tạo theo chế độ đãi ngộ của nhà nước. Khuôn viên trường có diện tích rộng khoảng 3,5ha với đầy đủ các khối nhà chức năng phục vụ cho hoạt động đào tạo, khu giảng đường có thể đáp ứng giảng dạy lên tới 1.200 học sinh, sinh viên.
Liên quan đến việc Hợp đồng cho thuê trụ sở của trường, ông Cường cho biết, do ông Nguyễn Văn Minh (nguyên Hiệu trưởng) ký và nắm giữ. Ông Minh về hưu và hiện đang đi nước ngoài nên Hợp đồng cho thuê đang được ông Minh nắm giữ, mọi vấn đề liên quan đối với việc cho thuê địa điểm như: Có được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận, các điều khoản trong hợp đồng và các hoạt động sử dụng tài chính từ việc cho thuê đó như thế nào ông Cường không biết được chính xác.
Theo ông Cường, nhiều đơn vị khác hỏi thuê trụ sở của trường nhưng ông không đồng ý bởi việc sử dụng tài sản công phải đáp ứng nhiều điều kiện. Trường đang xây dựng đề án gửi Bộ và phải được Bộ chấp thuận, đáp ứng được những quy định mới có thể cho thuê được. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chỉ đạo rà soát tất cả các trường trực thuộc, phải làm đề án mà được chấp thuận thì mới được cho thuê.
Bị gièm pha khi du học nước ngoài lại về nước làm bảo mẫu, cô gái trẻ khiến dân tình "quay xe" khi hé lộ mức lương và điều kiện làm việc "như mơ" Nhiều người tỏ ra vô cùng khó hiểu khi cô gái trẻ tốt nghiệp chuyên ngành âm nhạc và từng du học Nhật Bản lại chọn quay về nước làm công việc "chẳng liên quan" là bảo mẫu toàn thời gian. Nemo, 29 tuổi, hiện là 1 bảo mẫu cao cấp tại Trung Quốc. Cô gái sở hữu vẻ ngoài nhỏ nhắn, thích...