Kết nối cộng đồng tim mạch để mang lại trái tim khỏe mạnh
Ngày 17-8, tại Hà Nội, Hội Tim mạch TP Hà Nội và Bệnh viện Tim Hà Nội kết hợp với Hội Tim mạch Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Hội nghị Tim mạch Quốc tế Thăng Long lần thứ 3 với chủ đề ‘Kết nối một cộng đồng tim mạch’.
Hội nghị thu hút sự quan tâm của gần 2.500 đại biểu, các nhà khoa học, các y bác sĩ chuyên ngành tim mạch trong nước và quốc tế, trong đó có gần 30 giáo sư, chuyên gia quốc tế. Hơn 500 bài báo khoa học được đăng ký trong hội nghị, trong đó có hơn 200 báo cáo được trình bày tại các phiên hội thảo chuyên đề.
Đó là các vấn đề về những quan điểm mới trong bệnh lý động mạch vành, tái tưới máu mạch vành, can thiệp động mạch vành ngoại biên, các vấn đề liên quan đến suy tim, đột quỵ, tăng huyết áp…; các bệnh lý liên quan đến bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân cao huyết áp…
Theo đánh giá, hội nghị sẽ là cơ hội để tốt để đội ngũ các thầy thuốc tim mạch trong và ngoài nước trao đổi chuyên môn cũng như chia sẻ những kiến thức kinh nghiệm về phương pháp mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh tim mạch để “kết nối cộng đồng tim mạch”, góp phần mang lại trái tim khỏe cho người dân Việt Nam.
Hội nghị Tim mạch Quốc tế Thăng Long lần thứ 3 được giới chuyên môn trong ngành đánh giá cao và là một trong những sự kiện quan trọng của ngành tim mạch Việt Nam năm 2019. Nhân sự kiện này, Bệnh Tim Hà Nội cũng kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Nhiều cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc của bệnh viện cũng được tặng thưởng các phần thưởng cao quý, trong đó GS, TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Sau 15 năm hoạt động và phát triển, với tôn chỉ và mục tiêu “Vì một trái tim khỏe”, phương châm 3TH “Bệnh viện thân thiện – dịch vụ thuận tiện – nhân viên thanh lịch”, Bệnh viện Tim Hà Nội đã xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy hoàn chỉnh với 5 mũi nhọn chuyên môn: Phẫu thuật tim mạch, can thiệp tim mạch, tim mạch nội khoa, tim mạch nhi khoa và tim mạch chuyển hóa.
Đáng chú ý, các thấy thuốc của bệnh viện luôn làm việc với tiêu chí 3H “Head – Hand – Heart” – trí tuệ từ khối óc, kỹ năng từ đôi tay và lương tâm từ trái tim người thầy thuốc. Nhờ đó số lượng người bệnh được khám, điều trị, số ca phẫu thuật tim mạch đều tăng cao qua mỗi năm.
Video đang HOT
Đến nay, Bệnh viện Tim Hà Nội đã được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện tuyến cuối về chuyên ngành tim mạch; là bệnh viện hạt nhân của hàng chục bệnh viện vệ tinh chuyên ngành tim mạch…
Theo Nhân Dân
Nơi trả lại nhịp đập cho những trái tim
Chỉ trong 4 năm từ 2014 đến 2018, lượng bệnh nhân đến khám đã tăng "chóng mặt" lên gần gấp 3 lần, số lượng bệnh nhân được phẫu thuật tim mạch vươn lên đứng đầu cả nước, số bệnh nhân được làm tim mạch can thiệp đứng thứ 2 cả nước...
Bình quân mỗi ngày 2 cơ sở của Bệnh viện Tim Hà Nội tiếp nhận 1.200 người bệnh đến khám
Đó là những con số kỷ lục đầy ấn tượng tưởng chừng chỉ có ở một bệnh viện tim mạch đầu ngành Trung ương, chứ ít ai nghĩ rằng đây là kết quả công tác mà Bệnh viện Tim Hà Nội đã đạt được.
Bệnh nhân người nước ngoài đặt trọn niềm tin
Khi chúng tôi đến gặp TS.BS Hà Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Tim Hà Nội, nữ bác sĩ này đang chỉ đạo nhân viên chuẩn bị để sẵn sàng tiếp đón một bệnh nhân người Tây Ban Nha vừa được liên hệ chuyển lên từ Bãi Cháy (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do bị bệnh tim nặng đột ngột khi đang đi du lịch. TS Hương cho biết, những bệnh nhân người nước ngoài như vậy đến Bệnh viện Tim Hà Nội chữa trị thời gian gần đây khá nhiều với đủ quốc tịch: Lào, Singapore, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha... trong đó không ít ca bệnh nặng phải phẫu thuật khẩn cấp.
Điển hình như 3 tháng trước, cụ ông Kao Fu K. (79 tuổi, người Đài Loan - Trung Quốc) khi đang đi du lịch ở Việt Nam thì bị đau ngực dữ dội, huyết áp tụt, được người thân đi cùng đưa đến Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu. Lúc này, bệnh nhân đã ngừng tim, kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân bị vỡ thành tự do của thất (vỡ tim), tràn máu màng tim, tình trạng hết sức nguy kịch. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật khâu vỡ thất, thực hiện các biện pháp hồi sức cấp cứu hiện đại nhất, qua đó kịp giành giật lại mạng sống cho cụ ông này. Sau 3 tuần nằm viện, bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện về nước.
"Đến nay, Bệnh viện Tim Hà Nội là cơ sở duy nhất của thành phố thực hiện được kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO). Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đây là kỹ thuật chỉ được phép tiến hành tại các trung tâm hồi sức lớn, đáp ứng được các yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật. Nhờ kỹ thuật này, chúng tôi đã cứu sống những bệnh nhân bị vỡ tim, ngừng tim kéo dài hàng giờ đồng hồ, khi các biện pháp điều trị thông thường đều phải bất lực".
TS.BS Hà Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Tim Hà Nội)
Vài năm qua, rất nhiều bệnh nhân khác từ các nước lân cận, đặc biệt từ CHDCND Lào chủ động tìm đến Bệnh viện Tim Hà Nội để phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ rằng, lý do họ chọn Bệnh viện Tim Hà Nội để sang phẫu thuật không chỉ vì giá phẫu thuật "mềm" hơn nhiều so với Thái Lan, Singapore... mà quan trọng là tin tưởng vào sự phát triển y học của Việt Nam cũng như trình độ chuyên môn của các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội. Câu chuyện với TS.BS Hà Mai Hương mở đầu theo cách như vậy khiến chúng tôi càng thêm thán phục và phần nào đó cũng ngỡ ngàng trước sự phát triển vượt bậc về chuyên môn, sự lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ mà Bệnh viện Tim Hà Nội đã đạt được thời gian gần đây.
Điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất
Trong số hàng nghìn bệnh nhân nặng mỗi năm được cứu sống nhờ bàn tay của các y bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội, có nhiều trường hợp đặc biệt nguy kịch như các bệnh nhân sốc tim nặng, suy đa phủ tạng, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất, nhẹ cân nhất, mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp, đa bệnh lý, đa dị tật... tưởng chừng như không còn cơ hội sống. TS Hương tự hào chia sẻ, trong lĩnh vực hồi sức tích cực, hiện bệnh viện đã đáp ứng được tất cả những kỹ thuật mổ tiên tiến nhất, phức tạp nhất của chuyên ngành ngoại khoa tim mạch người lớn hoặc nhi khoa. Nhiều kỹ thuật khó và chuyên sâu như lọc máu liên tục, thay huyết tương, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ, kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO)... cũng đã được bệnh viện thực hiện trở thành thường quy.
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết thêm, tới đây, bệnh viện sẽ phát triển theo định hướng trở thành Viện - Trường Tim mạch hàng đầu của cả nước. (Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội thăm khám bệnh nhân tim mạch)
"Đến nay, Bệnh viện Tim Hà Nội là cơ sở duy nhất của thành phố thực hiện được kỹ thuật ECMO. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đây là kỹ thuật chỉ được phép tiến hành tại các trung tâm hồi sức lớn, đáp ứng được các yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật. Nhờ kỹ thuật này, chúng tôi đã cứu sống những bệnh nhân bị vỡ tim, ngừng tim kéo dài hàng giờ đồng hồ, khi các biện pháp điều trị thông thường đều phải bất lực" - TS.BS Hà Mai Hương nhấn mạnh.
Vào thị sát trực tiếp tại Khoa Hồi sức nhi (thuộc Trung tâm Tim mạch Nhi của Bệnh viện Tim Hà Nội ở cơ sở 1), chúng tôi được Trưởng khoa, ThS.BS Vương Hoàng Dung một lần nữa khẳng định: "Ở khoa chúng tôi đã thực hiện được gần như tất cả kỹ thuật tiên tiến nhất về tim mạch trên thế giới". Uy tín và sự tin tưởng là điều mà chính các đồng nghiệp ở các bệnh viện đầu ngành khác cũng ghi nhận và đặt trọn vào Bệnh viện Tim Hà Nội. Điển hình như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thời gian vừa qua đã phối hợp chặt chẽ cùng Bệnh viện Tim Hà Nội với 2 buổi hội chẩn liên viện mỗi tuần theo chuyên đề "Chẩn đoán tim bẩm sinh trong bào thai", qua đó không ít trẻ được cứu sống nhờ sự chủ động và sẵn sàng phẫu thuật, can thiệp tim ngay khi sinh, thậm chí từ khi mới chuẩn bị chào đời.
Mới đây nhất, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chuyển sang Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu cho một cháu bé chỉ vừa mới chào đời được vài giờ vì bị bệnh chuyển vị đại động mạch. Sau khi chẩn đoán, xác định đây là bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp, lại ở thể rất nặng mà chậm xử lý thì nguy cơ tử vong xảy ra bất cứ lúc nào, bệnh viện đã nhanh chóng hội chẩn liên khoa và đã quyết định phẫu thuật cấp cứu ngay. Một trường hợp khác là cháu bé bị sinh non (chỉ nặng hơn 9 lạng) cũng được Bệnh viện Phụ sản Trung ương chuyển sang Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu vì tổn thương ống động mạch lớn. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ quyết định mổ ngay tại phòng cấp cứu để tránh các nguy cơ khi di chuyển. Các trường hợp này sau mổ đều ổn định, xuất viện khỏe mạnh.
Bác sĩ Vương Hoàng Dung đang thăm khám cho một trẻ bị tim bẩm sinh phức tạp
Hướng tới mô hình Viện - Trường
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I, bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tim mạch của Thủ đô và được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật của ngành tim mạch. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2004 đến nay, sau 15 năm, với tôn chỉ "Vì một trái tim khỏe" và mục tiêu "3 TH" (Bệnh viện thân thiện - dịch vụ thuận tiện - nhân viên thanh lịch), Bệnh viện Tim Hà Nội đã trở thành một trong số ít bệnh viện tim hoàn chỉnh của cả nước với 5 mũi nhọn chuyên môn: tim mạch nội khoa, phẫu thuật tim mạch, can thiệp tim mạch, tim mạch nhi khoa và tim mạch chuyển hóa. Bệnh viện đã và đang thực hiện các kỹ thuật khám, điều trị, chăm sóc cho tất cả bệnh tim mạch ngang tầm với những trung tâm lớn của Việt Nam và khu vực.
Nếu như năm đầu đi vào hoạt động, bệnh viện chỉ khám chữa bệnh cho khoảng 7.000 bệnh nhân thì 10 năm sau, số lượt bệnh nhân được khám chữa bệnh đã tăng vọt lên trên 126.000 lượt. Đặc biệt, từ 2014 đến nay, lượng bệnh nhân tìm đến khám tiếp tục tăng chóng mặt. Năm 2017 số bệnh nhân đã lên tới lên 270.000 lượt, tức là gấp hơn 2 lần so với năm 2014. Năm 2018 vừa qua tiếp tục tăng vọt lên hơn 345.000 lượt bệnh nhân. Tính chung đến tháng 6-2019, Bệnh viện Tim Hà Nội đã khám cho 1.640.902 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho 74.193 lượt bệnh nhân, phẫu thuật 19.218 ca, can thiệp được 43.450 ca. Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật tim mạch tại bệnh viện này đã vươn lên đứng đầu cả nước, số bệnh nhân được làm tim mạch can thiệp đứng thứ 2 cả nước...
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết thêm, tới đây, bệnh viện sẽ phát triển theo định hướng trở thành Viện - Trường Tim mạch hàng đầu của cả nước. Trong đó, sẽ tập trung vào phát triển các kỹ thuật cao, chuyên sâu, đa dạng hóa các dịch vụ khám bệnh, quốc tế hóa các quy trình chuyên môn.
Theo anninhthudo
Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ Thường xuyên ăn củ lạc sẽ giúp bạn chống được nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Đồng thời sở hữu sức khỏe tốt mà không phải cần bổ sung thuốc bổ. Ảnh minh họa: Internet Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc có chứa chất "Resveratrol", loại chất này...