Kết luận cựu giám đốc Amazon qua đời vì chính xe giao hàng của hãng
Kết luận chính thức cho biết Joy Covey, Giám đốc Tài chính đầu tiên của Amazon thiệt mạng do va chạm xe tải chở hàng của chính Amazon.
Vụ việc xảy ra ngày 18/9/2013 ở vùng ngoại ô San Francisco. Covey đang đạp xe thì một xe tải giao hàng bất ngờ rẽ trái rồi va chạm với cô. Vụ tai nạn khiến cựu giám đốc tài chính Amazon qua đời ở tuổi 50.
“Đó là ngày buồn với Amazon. Covey ấy là một người năng nổ, đồng nghiệp tuyệt vời và chúng tôi sẽ nhớ cô rất nhiều”, phát ngôn viên Amazon chia sẻ sau vụ tai nạn.
Joy Covey là giám đốc tài chính Amazon giai đoạn 1996-2000.
Tài xế chiếc xe thừa nhận nghe tiếng thét lớn khi tai nạn xảy ra. 6 năm sau, kết luận từ điều tra xác nhận chiếc xe va chạm với Covey là của OnTrac, đơn vị hợp đồng chở các gói hàng của Amazon vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Joy Covey sinh năm 1963 tại Massachusetts (Mỹ). Năm 15 tuổi, bà bỏ học để làm nhân viên tạp hóa trong 2 năm rồi vào đại học. Năm 1982, Covey tốt nghiệp ngành Kinh doanh ở Đại học bang California – Fresto. Năm 1989, bà nhận bằng MBA từ Đại học Harvard.
Thời điểm trước khi mất, Covey là thủ quỹ của tổ chức National Resources Defense Council về tài nguyên môi trường. Tuy nhiên bà được biết đến nhiều hơn với vai trò giám đốc tài chính Amazon giai đoạn 1996-2000. Bà là một trong những nhân vật góp công lớn để Amazon thành công như hiện nay.
Năm 1999, tạp chí Fortune xếp Covey thứ 29 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Tại buổi tưởng niệm Covey, CEO Amazon Jeff Bezos nghẹn ngào chia sẻ những kỷ niệm của mình với cô, tuy nhiên các quan chức Amazon xem đây chỉ là vụ tai nạn giao thông bình thường.
Cái chết của Covey được nhắc đến sau khi mạng lưới giao hàng của Amazon bị điều tra bởi các trang báo lớn như Business Insider hay New York Times.
Theo Zing
Amazon muốn giao hàng nhanh chỉ sau 30 phút đặt
Công ty này tuyên bố họ sẽ dành khoảng 35 tỷ USD cho chi phí giao hàng trong năm nay, nhiều hơn gấp 2 lần so với con số tương tự 2 năm trước.
Theo báo cáo gần đây Amazon cho biết họ sẽ tiêu thêm 1,5 tỷ USD trong mùa lễ năm nay để thực hiện được việc giao hàng trong ngày đối với những khách hàng là thành viên Frime. Lợi nhuận dĩ nhiên sẽ theo đó sụt giảm. Nhưng điều này chứng minh sự quyết tâm cao độ với tham vọng chuyển hàng nhanh hơn trong tương lai của Amazon.
Amazon đẩy mạnh phát triển dịch vụ giao hàng nhanh đến khách hàng
"Khi chúng tôi có đầy đủ đội ngũ máy bay không người lái, bạn sẽ có thể đặt hàng mọi thứ và nhận nó trong vòng 30 phút nếu sống gần một trung tâm mà được phục vụ bởi máy bay không người lái", một lãnh đạo cấp cao của Amazon là ông Jeff Wilke trả lời CNN. "Việc này chỉ có thể thực hiện bởi robot".
Amazon đã xây dựng một mạng lưới những trung tâm kho đắt đỏ trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới. Bên trong đó chứa những công nghệ đỉnh cao, những loại robot có thể khiến mọi thứ nhanh hơn và hiệu quả hơn về mặt chi phí. Bằng cách này, Amazon có thể sẽ mở đường cho một kỷ nguyên mới của việc vận chuyển sản phẩm ngay trong giờ mà khách hàng đặt hàng.
Mọi thứ bắt đầu bằng thương vụ Amazon thực hiện từ vài năm trước. Năm 2012, Amazon đã đầu tư vào startup robot Kiva Systems với giá 775 triệu USD. Hiện nay họ có một đội ngũ 200.000 robot Kiva để phục vụ trong các kho hàng cùng hơn 500.000 nhân viên sau khi thâu tóm công ty này.
Không có gì ấn tượng về robot đầu tiên được Amazon đưa vào sử dụng. Nó không đi bộ được giống C-3PO hay nói chuyện giống robot Rosie. Nó không có cánh tay, chân hay khuôn mặt. Chỉ đơn giản là một cái khung, trượt dưới những kệ sách và di chuyển nó.
Tuy nhiên, Kiva System là công ty duy nhất sử dụng robot di động để làm tăng tốc những kho hàng của các công ty thương mại điện tử. Nó tìm ra các robot có thể chọn hàng hóa từ kệ để hoàn thiện đơn hàng. Sau đó, robot quay lại kệ vào điểm nghỉ ngơi, bên cạnh hàng trăm robot khác. Những vạch kẻ trên sàn giúp robot biết được đâu là điểm ngồi đúng của nó.
Trước Kiva robot, các nhân viên thương mại điện tử trong các nhà kho phải rất khó khăn trong việc tìm và di chuyển những mặt hàng. Amazon mua Kiva Systems vào tháng 3/2012 và đến khi kết thúc năm 2014, các trung tâm kho của Amazon đã là nhà của 15.000 robot Kiva.
Amazon đã thiết kế lại robot tới 4 lần kể từ khi mua Kiva. Từ những cải tiến nhỏ đến lớn, tất cả đều giúp nhiều hàng hóa hơn được đóng gói, vận chuyển đi ngay từ những nhà kho hiện tại, tiết kiệm hàng triệu USD chi phí xây kho mới.
Nhưng những mẫu thuẫn lại nảy sinh khi càng nhiều robot, càng có nhiều vấn đề hơn. Amazon cũng phải đối mặt với câu hỏi về ảnh hưởng của robot tới việc làm của con người. Càng có nhiều robot nghĩa là hàng trăm nghìn việc làm không cần tới con người. Như vậy dẫn đến vấn đề thất nghiệp gia tăng.
Khi Amazon bắt đầu mua Kiva, công ty này có ít nhân viên hơn Microsoft và Apple và gần bằng Google. Hiện tại, họ đã có nhiều nhân viên hơn cả Microsoft, Apple, Google và Facebook cộng lại. Tuy nhiên, Amazon là công ty duy nhất triển khai robot ở cấp độ lớn, khiến họ rơi vào trung tâm chỉ trích. Lo ngại là khi họ đầu tư mua thêm nhiều robot cũng là lúc họ buộc phải sa thải nhiều nhân viên hơn, đặc biệt những nhân viên không có nhiều kỹ năng ở các nhà kho bởi chúng đều đã được thay thế bởi những robot làm việc thuần thục.
Theo VietQ
Amazon đặt mục tiêu đến năm 2040 giảm lượng khí thải carbon bằng 0 Trong sáng kiến 'Cam kết khí hậu,' Amazon đã đạt thỏa thuận mua 100.000 xe giao hàng chạy bằng điện từ công ty khởi nghiệp Rivivan, qua đó giúp giảm khí phái thải. Biểu tượng của Amazon. Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn Amazon của Mỹ Jeff Bezos cam kết sẽ đưa lượng khí thải carbon của hãng bán lẻ và công...