Kết hợp dạy học trực tuyến – trực tiếp: Thay đổi căn bản hoạt động giáo dục
Là phương thức dạy học mới hoàn toàn về chất, dạy học trực tuyến khi được tích hợp với dạy học trực tiếp sẽ làm thay đổi căn bản các hoạt động giáo dục và dạy học thường được quan niệm như trước đây.
HS Trường Tiểu học Thăng Long (Hà Nội).
HS tiểu học có nên học trực tuyến?
Trong giai đoạn tạm dừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, quyết định của thành phố Hải Phòng với hoạt động học tập của HS lớp 1, lớp 2 được dư luận hết sức quan tâm. Câu hỏi có nên cho HS nhỏ tuổi học trực tuyến hay không cũng được trao đổi nhiều từ đây và có những ý kiến trái chiều. Liên quan đến ý kiến trái chiều này, có thể phân ra một số nhóm lí do:
Thứ nhất từ phụ huynh. Dạy học trực tuyến với HS đầu cấp tiểu học đương nhiên sẽ ảnh hưởng, xáo trộn ít nhiều trong sinh hoạt gia đình và kế hoạch làm việc của bố mẹ: Hướng dẫn, quản lí sử dụng thiết bị số, các ứng dụng để vận hành học tập trực tuyến, thời gian học, lịch học…
Tiếp đến là kĩ năng học tập trực tuyến của HS. Đến trường trực tiếp mang ý nghĩa kép: Vừa học tập vừa học kĩ năng học tập. Tuy nhiên, trong môi trường trực tuyến chủ yếu mới chỉ hỗ trợ học tập. HS chưa được trang bị các kĩ năng cơ bản của việc học tập trực tuyến. Nhất là vấn đề tự tạo động lực học tập và quản lí bản thân.
Liên quan đến kĩ năng dạy học trực tuyến của GV, hiện không ít GV chưa được trang bị thành thục các kĩ năng dạy học trực tuyến (nhất là việc áp dụng các phương pháp dạy học được đào tạo trước đây – cho dạy học trực tiếp – sang bối cảnh “dạy trước màn hình” đang được thực hiện một cách cơ học). Quá trình tổ chức các hoạt động học tập trên nền tảng trực tuyến (nhờ ứng dụng công nghệ) đang là thách thức, khó khăn với GV cả nhận thức lẫn kĩ năng thực hiện.
Cuối cùng là cơ chế vận hành dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến không chỉ là việc thực hiện “bài giảng online” mà đây là phương thức chuyển đổi dạy học trên nền tảng công nghệ. Một hệ thống vận hành tổng thể không chỉ là đặc quyền của khoa học giáo dục, sư phạm mà còn có sự tích hợp, can dự của các giải pháp công nghệ. Đó là nhà trường ảo, lớp học ảo, không gian học tập ảo không thể chỉ vận hành bởi “màn hình” hiển thị.
Đằng sau đó là cả một hệ sinh thái giáo dục mới: Hệ thống các nội dung, bài học, tài nguyên học tập được số hóa; hoạt động dạy học được hỗ trợ bởi công nghệ, hệ thống quản lí được vận hành bởi giải pháp công nghệ, hệ thống thiết bị, hạ tầng và phần mềm chuyên dụng… Và đương nhiên, kèm theo đó là các chính sách về con người, chế độ, cách tính công lao động sư phạm, sự công nhận chính thức… về phương thức dạy học mới này.
Video đang HOT
HS đầu cấp tiểu học, việc được đến trường học tập, giao tiếp trực tiếp với thầy cô, bạn bè là cơ hội tuyệt vời để tạo nên cảm xúc, động lực học tập. Tuy nhiên, cũng không loại bỏ các cơ hội tiếp cận bài học, kiến thức, hoạt động bổ trợ hình thành kĩ năng, phẩm chất được thiết kế khoa học trên nền tảng học tập trực tuyến.
Một buổi dạy học trên truyền hình. Ảnh: Thế Đại
Giải pháp bảo đảm hiệu quả
Về cơ bản, triển khai công tác giáo dục và dạy học thời gian qua, các sở/phòng GD&ĐT và các nhà trường đã ứng dụng mạnh công nghệ, giải pháp nền tảng (ở các cấp độ khác nhau, theo điều kiện của địa phương) theo mô hình cổng thông tin, phần mềm quản lí, giải pháp kĩ thuật cụ thể… Tuy nhiên, còn một số tồn tại: Chưa hình thành rõ mô hình mang tính hệ thống, tổng thể theo các tiêu chuẩn thống nhất; thiếu tính đồng bộ, liên thông trong hạ tầng truyền dẫn, kĩ thuật dùng chung, an toàn thông tin và bảo mật; cơ sở dữ liệu dùng chung…
Việc Bộ GD&ĐT xây dựng, tiến tới ban hành Thông tư về dạy học trực tuyến, cung cấp hành lang pháp lí qui định, công nhận phương thức dạy học trực tuyến với các hướng dẫn thực hiện kèm theo là bước đi phù hợp với xu thế. Đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Trên cơ sở áp dụng dạy học trực tuyến một cách khoa học, đồng bộ hệ thống và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương, quá trình này sẽ tạo nên những bước đột phá, đổi mới sáng tạo trong giáo dục và dạy học nói riêng. Với tư cách là một phương thức dạy học mới hoàn toàn về chất, dạy học trực tuyến khi được tích hợp với dạy học trực tiếp sẽ làm thay đổi căn bản các hoạt động giáo dục và dạy học vẫn thường được quan niệm như trước đây.
Để triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến, cần thống nhất xây dựng nền tảng quản lí học tập chung cho các cấp học giáo dục phổ thông. Theo kinh nghiệm một số nước, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt và quản lí chung khoảng 2 – 4 hệ quản lí học tập chung. Trên nền tảng chung này, nhà trường chủ động đề xuất tích hợp thêm các hạ tầng và giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể.
Cần làm rõ, nghiên cứu và lựa chọn áp dụng các mô hình quản lí giáo dục, dạy học phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số với các thành tố cơ bản mang tính nguyên tắc. Trong đó bao gồm: Cơ sở dữ liệu, tài nguyên học liệu số; hạ tầng giao tiếp, kết nối; công cụ học tập dễ tiếp cận; phương pháp dạy học; tổ chức và quản lí quá trình dạy học; chính sách đào tạo thế hệ GV mới, hỗ trợ GV và HS; mối quan hệ giữa nhà nước – doanh nghiệp – trường học. Việc sắp xếp, ưu tiên thứ tự các thành tố sẽ dẫn đến những chính sách và sự ra đời các mô hình vận hành khác nhau.
Cuối cùng, cần có sự can thiệp nhất định về chính sách để tạo công bằng trong tiếp cận giữa các cơ sở giáo dục ở những địa phương, vùng miền khó khăn. Đồng thời tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng chuyển đổi số trong giáo dục từ các nhà đầu tư, công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Mang "tài sản" đến cho học trò
Cô Phí Thị Thu Hương - GV môn Giáo dục thể chất Trường THPT Mỹ Đức B (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo độc đáo và hiệu quả trong quá trình dạy học.
Cô Phí Thị Thu Hương sáng tạo trong giờ dạy Thể dục. Ảnh: Nguyễn Giang
Không nhàm chán
Trò chuyện với cô Phí Thị Thu Hương, thấy ấn tượng bởi sự nhiệt tình và luôn căng tràn năng lượng, nhiệt huyết. Có lẽ tính cách này đã "lây" vào giờ dạy Giáo dục thể chất cho HS, khiến thời gian trên lớp trở nên sinh động và tràn đầy sức bật của học trò lứa tuổi "bẻ gãy sừng trâu".
Ngay cả khi học sinh học trực tuyến để phòng, chống dịch, tinh thần thể dục thể thao của cô Hương vẫn lan tỏa đến học sinh một cách sinh động, hiệu quả. Trong những video làm mẫu, cô Hương cho rằng quan trọng là làm thế nào để học sinh được vận động, cân bằng với việc phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính và khích lệ được các em cùng tích cực tập luyện.
Hàng ngày, qua mỗi bài giảng, cô Hương luôn trăn trở tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi nguồn cảm hứng, sáng tạo cho HS, làm cho giờ dạy sinh động hơn, chất lượng chuyên môn được nâng cao. Với lứa tuổi học sinh THPT, độ tuổi dần phát triển hoàn thiện về thể chất cũng như tâm sinh lý. Chính vì vậy, cô ý thức được vai trò của môn Giáo dục thể chất với sự phát triển của các em...
Cô Hương chia sẻ: Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy nhiều HS coi giờ học Giáo dục thể chất là một "cực hình" rất mệt mỏi, nặng nề. Nhiều em còn coi nhẹ môn Thể dục nên học một cách thờ ơ, qua quýt. Giờ học trở nên nhàm chán, thiếu sức sống... Đó là những lí do thôi thúc tôi phải tìm ra phương pháp, cách khắc phục. Bên cạnh đó, sau nhiều năm dạy thể dục, tôi nhận thấy để cuốn hút HS, GV không thể không đổi mới, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học mới.
Năm học 2017 - 2018, cô Hương tự học thêm lớp giáo viên Yoga và Yoga trị liệu. Sau đó, cô tìm tòi, lồng ghép, tích hợp những kiến thức học được vào bài dạy giáo dục thể chất cho HS. Các bài Thể dục nhịp điệu có lồng ghép các động tác Yoga kết hợp với hơi thở, giúp HS hứng thú. Các em dần thay đổi tư duy nhận thức về môn học. HS không còn học tập một cách đối phó khi thầy cô yêu cầu, mà còn tự giác, sáng tạo trên lớp và tích cực tập luyện ở nhà.
Học sinh hào hứng tham gia giờ học hấp dẫn của cô Thu Hương. Ảnh: Kiều Giang
Tiếp sức mỗi ngày
Học sinh tập luyện thường xuyên đã xóa đi tình trạng mệt mỏi, uể oải trong giờ học, cải thiện chiều cao, thân hình cường tráng. HS bị bất thường về cân nặng, cong vẹo cột sống đã giảm hẳn; hiện tượng đau mỏi mắt, đau mỏi xương khớp được cải thiện rõ rệt.
Những kinh nghiệm đã được cô đúc kết lại trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Tích hợp dạy học một số động tác Yoga vào trong tiết học Thể dục giúp học sinh hứng thú và yêu thích môn học hơn" trong năm học 2018 - 2019, được xếp loại B cấp ngành. Đó là niềm vui, động lực để cô tâm huyết hơn với nghề và "thai nghén" thêm nhiều sáng kiến mới. Cô cho biết: Năm học 2020 - 2021, tôi thực hiện đề tài "Áp dụng các động tác yoga vào trong bài tập thể dục nhịp điệu" với mong muốn nâng cao hiệu quả hơn nữa giờ học thể dục với HS...
Em Bùi Khánh Huyền - HS lớp 12A11 Trường THPT Mỹ Đức B cho hay: Tập bài thể dục kết hợp động tác Yoga giúp tư tưởng chúng em thoải mái. Tập luyện thường xuyên chiều cao được cải thiện, sức khỏe tốt hơn, dáng vóc được cải thiện...
Cũng như vậy, em Phạm Nhật Hào - HS lớp 12A11 chia sẻ: Trong mỗi giờ dạy, cô Hương như một "chuyên gia" Yoga thực thụ với động tác đẹp, tác phong chuẩn mực và luôn tạo cho HS cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, vừa tập vừa thư giãn, cảm nhận được tác dụng của các động tác lên cơ thể.
Từ năm 2015 tới nay, HS do cô Hương dạy và HS trong các đội tuyển môn GDQP-AN-TDTT do cô huấn luyện tham gia Hội thi các cấp đều đoạt nhiều giải cao, trong đó có 2 giải Nhất, 4 Huy chương Bạc thành phố... Nhiều năm liền Trường THPT Mỹ Đức B đạt danh hiệu Đơn vị xuất sắc về TDTT cấp TP. Năm học 2018 - 2019, cô cùng đồng nghiệp tìm tòi và áp dụng một số bài tập thể dục giữa giờ cho HS toàn trường. Nhờ vậy, giờ ra chơi Trường Mỹ Đức B rất vui và hứng khởi. Các em được hòa mình vào động tác thể dục phù hợp để thư giãn sau mỗi giờ học, tạo tinh thần và sự hứng thú trước khi vào tiết học mới.
Và Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" năm 2020 là ghi nhận xứng đáng những nỗ lực của cô giáo vùng quê danh thắng chùa Hương.
Việc khơi dậy tình yêu và hứng thú học tập với môn học Thể dục giúp HS nhận thức được năng lực của bản thân, giáo dục cho các em lòng yêu nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, tôi luôn cố gắng để có những giờ dạy hấp dẫn, lôi cuốn. Bên cạnh đổi mới phương pháp dạy, tôi cũng thay đổi tích cực phương pháp kiểm tra, đánh giá để nắm bắt được khách quan, chính xác năng lực học tập của HS, từ đó có những điều chỉnh kịp thời giờ dạy, giúp các em có sự tập luyện tốt nhất.
Học sinh nghiên cứu học trực tuyến, giường bệnh thông minh đoạt giải nhất quốc gia Gây chú ý trong danh sách đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia 2021 là những đề tài đầy tính thời sự, từ "khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến" đến cánh tay robot, giường bệnh thông minh... Đại diện Bộ GD-ĐT trao bằng khen cho những học sinh đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ...