Kết cục đắng từ những vụ dàn cảnh bắt cóc tống tiền người thân
Thời gian qua, nhiều vụ dàn cảnh bắt cóc nhằm tống tiền người thân, gia đình xảy ra. Hành vi vi phạm này phải trả giá từ phạt hành chính đến trách nhiệm hình sự.
Dàn dựng bắt cóc để thử lòng chồng
Mới đây, vụ việc giả bị bắt cóc nhắn tin cho chồng, đòi 10 tỷ đồng tiền chuộc để thử lòng chồng tại Hà Nội gây xôn xao. Theo đó, ngày 26/9, Công an quận Hai Bà Trưng tiếp nhận trình báo của anh D.H.G. (33 tuổi, ở Hà Nội) về việc vợ và con trai 3 tuổi bị bắt cóc, yêu cầu chuyển khoản 10 tỷ đồng.
Sau hai giờ, lực lượng công an phát hiện vợ của anh G. không bị bắt cóc mà đang chờ khám bệnh tại một bệnh viện trên địa bàn.
Tại cơ quan công an, chị N.P.T. khai, nhắn tin cho chồng với nội dung “chuẩn bị 10 tỷ chuộc vợ con, báo công an sẽ giết cả hai rồi tự tử” nhằm mục đích “thử thách tình cảm, phản ứng của chồng”.
Hiện, công an đang củng cố hồ sơ, tài liệu để xử phạt hành chính đối với chị N.P.T. về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Chị N.P.T. khai vì muốn thử lòng chồng nên giả vờ bị bắt cóc. Ảnh: CACC
Đầu tháng 3/2023, vụ việc tương tự xảy ra tại Thái Bình. Cụ thể, do nợ nần nên Nguyễn Văn Đông (ở huyện Quỳnh Phụ) dàn dựng bắt cóc con gái để tống tiền.
Cụ thể, trưa 8/3, Đông chở con gái ruột là N.N.H. (11 tuổi) đến một nhà nghỉ tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Khi đi, Đông chuẩn bị sẵn dây điện để dàn cảnh trói con gái. Tiếp đó, Đông dùng khăn quàng đỏ bịt mắt, bịt miệng con gái rồi lấy điện thoại chụp ảnh lại.
Dàn cảnh xong, Đông dùng chiếc điện thoại khác tạo tài khoản mạng xã hội Zalo ảo để gửi hình ảnh con gái bị trói tay, bịt mắt nói trên gửi vào tài khoản mạng xã hội Zalo trên chiếc điện thoại chính còn lại của mình.
Video đang HOT
“Từ giờ đến 6 giờ tối nay mày phải chuẩn bị tiền 300 triệu cho bọn tao. Nếu không làm theo thì mày sẽ vĩnh viễn không bao giờ gặp con mày nữa”, trích đoạn Đông viết tin giả mạo.
Xong xuôi, Đông mang theo điện thoại đi gặp một số người thân quen, họ hàng và bạn bè để vay tiền chuộc con gái. Có 3 người đồng ý cho Đông vay 200 triệu đồng để chuộc con.
Nắm bắt được thông tin, sau khoảng 2 giờ, lực lượng công an đã tìm ra địa điểm mà Đông nhẫn tâm trói, nhốt con gái mình tại một nhà nghỉ ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng và giải cứu cháu H. an toàn.
Tại cơ quan điều tra, Đông khai nhận do túng quẫn nợ nần nên mới nảy sinh ý định dùng chính con gái ruột để tạo hiện trường giả một vụ bắt cóc, tống tiền để có thể dễ dàng vay mượn tiền từ những người thân quen.
Vướng vòng lao lý
Theo luật sư Phạm Hồng Kiên (Giám đốc Công ty luật Cán Cân Việt, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc dựng cảnh bắt cóc có thể bị xử phạt hành chính như vụ người vợ “thử lòng chồng” hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước hết quy định 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ: “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm”.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ.
Hành vi “bắt cóc” phải thể hiện việc đưa “người bị bắt cóc” giấu đi ở một nơi nào đó mà không muốn cho người khác biết, đặc biệt là đối với người thân, gia đình của người bị bắt cóc.
Như vậy, có thể hiểu người bị bắt cóc phải bị dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác khiến bị khống chế không thể thoát thân được và hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của kẻ phạm tội. Đồng thời việc bắt giữ này phải hoàn toàn trái với ý chí, lý trí của người bị bắt giữ.
Trong trường hợp giả bắt cóc để lấy tiền chuộc từ cha mẹ sẽ không xảy ra hành vi khống chế đối với người bị bắt cóc. Bởi vậy, hành vi này có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
Bên cạnh đó, với hành vi như vụ án của Nguyễn Văn Đông (ở Thái Bình) có thể bị xem xét về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, người phạm tội này sẽ dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả rằng con gái bị bắt cóc, để tạo lòng tin đối tượng đã đưa ra tin nhắn, ảnh chụp con bị trói nhốt làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, chữ viết, bằng hành động và nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
Tuỳ theo tính chất, mức độ mà mức án cao nhất với tội danh trên là phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Thời khắc hoảng sợ của người mẹ có con 8 tuổi bị bắt cóc
Quay vào bếp để làm đồ ăn cho khách, chỉ 5 phút sau, chị Thu đi ra ngoài quán thì không thấy đứa con gái 8 tuổi.
Mường tượng điều không hay xảy ra với con, chị hoảng sợ và cầu cứu mọi người tìm kiếm.
Chiều 20/8, gần 1 ngày sau khi xảy ra vụ việc đứa con gái 8 tuổi bị bắt cóc, chị Trịnh Thu vẫn chưa hết hoảng sợ khi kể lại diễn biến vụ việc.
Cháu Tr.A. thời điểm ra quán mẹ chơi vào tối 19/8. Ảnh CTV
Chia sẻ với VietNamNet, chị Thu (ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) cho biết, vợ chồng chị mở quán ăn đêm nằm sát Quốc lộ 1A, cách nhà không xa.
Như những ngày bình thường, tối 19/8, chị mở quán bán cho khách. Sau khi ăn tối ở nhà xong, cháu Trần Tr.A. (8 tuổi, con gái của chị Thu) chạy ra quán chơi.
Khoảng 20h, nghi phạm Bùi C. (SN 1960, trú xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong) chạy xe máy đến dừng lại trước quán, vào gọi lon bia ngồi uống.
Tại đây, ông C. gọi cháu Tr.A. vào, nói cho 10 ngàn đồng mua kẹo, tuy nhiên cháu bị chị gái đang có mặt ngăn cấm, không được nhận tiền.
"Người đàn ông này có vẻ mặt lấm la lấm lét, ngồi uống 1 lon bia ở quán khoảng 10 phút và luôn tìm cách để tiếp cận, nói chuyện với con gái tôi", chị Thu nhớ lại.
Ít phút sau, chị Thu vào bếp để làm đồ ăn cho khách. Tuy nhiên, khi quay trở ra, chị hoảng hồn khi phát hiện con gái đã mất tích. Đồng thời, ông C. cùng chiếc xe máy dựng trước quán cũng biến mất bí ẩn.
Sau ít giây trấn tĩnh, chị Thu nghi ngờ người đàn ông lúc nãy đã bắt cóc con gái của mình và mường tượng đến những điều không lành xảy ra với con, chị Thu gọi người thân, bạn bè hỗ trợ chia nhau truy tìm.
"Biết chuyện, hàng chục người trong quán và các quán bên cạnh cùng nhau tổ chức tìm kiếm. Việc tìm kiếm được chia làm nhiều nhánh, qua nhiều tuyến đường.
Đồng thời, đứa con gái đầu cũng đăng lên mạng xã hội, chia sẻ thông tin nhận dạng của cháu Tr.A. và người đàn ông lạ để nhờ cộng đồng hỗ trợ tìm kiếm. Gia đình cũng trình báo vụ việc cho công an địa phương để vào cuộc", chị Thu chia sẻ.
Địa điểm bắt giữ nghi phạm C. cách nhà cháu Tr.A. khoảng 10km. Ảnh CTV
Sau khoảng 2 giờ tìm kiếm, đến hơn 22h cùng ngày, một người thân của chị Thu chạy ô tô hướng TP Đông Hà - Lao Bảo phát hiện cháu Tr.A đang bị một người đàn ông ép ngồi trên xe máy, lưu thông cùng hướng qua địa bàn xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ), cách quán chị Thu khoảng 10km.
Phát hiện có người truy đuổi, nghi phạm C. định rồ ga bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị ô tô người thân chị Thu ép vào đường, đồng thời hô hoán những người dân xung quanh vây bắt.
Theo chị Thu, giữa gia đình chị và nghi phạm không quen biết. Sau sự việc xảy ra, gia đình mới biết nhà ông C. đang sinh sống cách nhà chị khoảng 4km và hiện tâm lý cháu Tr.A. vẫn còn hoảng sợ.
Vụ cháu bé bị bắt cóc ở Long Biên: Người bố kể lại quá trình mang tiền đi cứu con Vì quá lo cho con nên người mẹ đã chặn đầu ô tô của đối tượng, sau đó ôm chặt cánh cửa hét lên: "Hôm nay anh có đâm chết tôi, tôi cũng không đi ra, bằng mọi giá phải lấy lại con". Clip: Anh C. kể lại sự việc Liên tục nhận được điện thoại từ nghi phạm Ngày 15/8, Công an...