Kéo học sinh ra khỏi ‘nỗi sợ’ môn lịch sử

Theo dõi VGT trên

Trong nỗ lực đổi mới cách dạy học nói chung và mong muốn học sinh thực sự yêu thích môn lịch sử, Trường THCS Chu Văn An (Q.Tây Hồ, Hà Nội) bắt đầu áp dụng một cách dạy lịch sử mới.

Kéo học sinh ra khỏi 'nỗi sợ' môn lịch sử - Hình 1

Học sinh hào hứng với giờ học lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Môn học không khô khan như em tưởng

Thay vì dạy học 2 tiết rời rạc ở lớp, mới đây, Trường THCS Chu Văn An đã đưa học sinh 2 lớp 6C1 và 6C2 của trường đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia học chuyên đề lịch sử mang tên “Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ X”. Trong đó, các em được tìm hiểu một cách sống động về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Kéo học sinh ra khỏi 'nỗi sợ' môn lịch sử - Hình 2

Học sinh chăm chú tìm hiểu về các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Mục tiêu của chuyên đề học tập này nhằm giúp học sinh thấy được sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt qua các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng ( trống đồng, đồ gốm, …) cũng như sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển văn hóa, dân tộc.

Tìm hiểu về sự nghiệp chống giặc ngoại xâm được thể hiện qua các tư liệu hiện vật với các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí …

Kéo học sinh ra khỏi 'nỗi sợ' môn lịch sử - Hình 3

Say sưa nghe thuyết minh về các sự kiện lịch sử của dân tộc – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Các em được nghiên cứu sâu hơn về họ Khúc, họ Dương dựng quyền tự chủ, Ngô Quyền và nguyên nhân, ý nghĩa, cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền qua chiến thắng Bạch Đằng năm 938, kết thúc một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, dân tộc.

Không chỉ được nghe thuyết trình, điều khiến các em hào hứng hơn cả là được tham gia tái hiện trận chiến Ngô Quyền, được tự mình kể lại trước thầy cô bạn bè về hiểu biết của bản thân sau buổi trải nghiệm thú vị. Học sinh còn được thử tái hiện lại cách đóng cọc trên sông Bạch Đằng ra sao

Kéo học sinh ra khỏi 'nỗi sợ' môn lịch sử - Hình 4

Video đang HOT

Học sinh được chia thành các đội để “tranh tài” thuyết trình về sự kiện lịch sử sau khi trực tiếp trải nghiệm – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Cùng tham gia trải nghiệm với học sinh, bà Vũ Hạnh Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, chia sẻ không đợi đến năm học sau, khi chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai đến lớp 6, từ vài năm gần đây nhà trường đã cố gắng áp dụng tinh thần đổi mới của chương trình, sách giáo khoa mới ở các môn học.

“Việc dạy học qua trải nghiệm thực tế, qua hành trình tự tìm tòi, khám phá của học sinh là một trong những cách tiếp cận ấy”, bà Nguyên nói.

Cũng theo bà Nguyên, có những sự kiện lịch sử nếu dạy rời rạc ở trên lớp theo từng tiết học mỗi tuần thì sẽ rất khó khiến học sinh hình dung ra câu chuyện lịch sử hào hùng của ông cha. Tuy nhiên, nếu xây dựng thành chuyên đề, tái hiện một câu chuyện lịch sử sống động thì học sinh chắc chắn sẽ rất hào hứng và không thấy đây là môn học khô khan, nhàm chán khi phải nghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, số liệu…

Kết thúc buổi học khá đặc biệt này, nhiều học sinh đều có chung nhận xét: môn học lịch sử không khô khan như em nghĩ.

Kéo học sinh ra khỏi 'nỗi sợ' môn lịch sử - Hình 5

Học sinh được tự tay thử cách mà các anh hùng lịch sử đã đóng cọc trên Sông Bạch Đằng năm xưa – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Phạm Gia Bình, học sinh lớp 6C2, cho biết em rất thích đọc các các câu chuyện lịch sử, từng được bố đưa đến bảo tàng vài lần nhưng chỉ đơn thuần làm tham quan nhưng đây là lần đầu tiên em được trực tiếp tham gia các hoạt động đóng vai, tái hiện sự kiện lịch sử ngay tại bảo tàng nên mới hiểu sâu sắc và hình dung rõ rệt về ý nghĩa của sự kiện lịch sử.

Gia Bình và hầu hết học sinh 2 lớp 6 của Trường THCS Chu Văn An đều có chung mong muốn là sẽ được học lịch sử cũng như các môn học khác thông qua trải nghiệm thực tế. “Ngay cả học ở trên lớp, em cũng mong các thầy cô tiếp tục đưa thêm nhiều tư liệu, hình ảnh khác ngoài sách giáo khoa để giờ học sinh động và dễ hiểu hơn”, Bình nói.

Đề thi môn lịch sử cũng cần thay đổi

Môn thi thứ tư kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay lại ngẫu nhiên rơi vào môn lịch sử. Ngay lập tức, trên các diễn đàn, phụ huynh và học sinh “than thở” vì sợ phải học thuộc lòng, ghi nhớ các số liệu, sự kiện lịch sử quá nhiều để đi thi trong khi chỉ còn 2 tháng nữa kỳ thi này diễn ra.

Tại lớp học lịch sử tại bảo tàng, PV Thanh Niên cũng đặt vấn đề với Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An: “Phải chăng việc đổi mới các hình thức dạy học thông qua trải nghiệm thực tế, thực hành… mới chỉ dừng lại ở các lớp đầu cấp. Còn đến cuối cấp, cách thức ra đề thi như hiện nay khiến các trường buộc phải yêu cầu học sinh phải học thuộc bài học trong sách giáo khoa để đi thi?”.

Kéo học sinh ra khỏi 'nỗi sợ' môn lịch sử - Hình 6

Nếu được học lịch sử bằng cách trải nghiệm thực tế, học sinh sẽ thêm yêu môn học này – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Bà Nguyên cũng nhìn nhận, nếu trong những kỳ thi quan trọng như tuyển sinh lớp 10 hay tuyển sinh vào ĐH, CĐ đề thi chỉ kiểm tra nặng về kiến thức thì buộc cách dạy cách học cũng phải theo hướng học thật nhiều kiến thức để thi đạt kết quả như mong muốn.

Vì vậy, các hoạt động đổi mới giáo dục theo hướng cho học sinh tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, dù muốn hay không cũng sẽ phải tiết chế ở các lớp cuối cấp để phục vụ cho việc ôn tập theo cách ra đề thi.

Do vậy, theo bà Nguyên, mong muốn của Trường THCS Chu Văn An cũng như các nhà trường nói chung, đó là việc kiểm tra, đánh giá, thi cử sẽ dần đồng bộ với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đó là đánh giá được năng lực thực sự của người học chứ không phải kiểm tra việc ghi nhớ máy móc.

Có như vậy, những phương pháp dạy học mới sẽ được các nhà trường tự tin triển khai mà không phải quá lo lắng vì câu hỏi: cách dạy học như vậy có phù hợp với cách ra đề thi hay không?.

Giáo viên Địa lý sao phải dạy Lịch sử?

Nếu hiểu dạy tích hợp liên môn có nghĩa là giáo viên lịch sử phải dạy địa lý và ngược lại thì đó là cách hiểu sai lầm và đi ngược với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giáo viên Địa lý sao phải dạy Lịch sử? - Hình 1

Từ 8h30 sáng thứ bảy, 20/3, học sinh lớp 6C1, lớp 6C2 trường THCS Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội đã có mặt đông đủ tại bảo tàng lịch sử Việt Nam. Các em đến bảo tàng không phải để tham quan mà là trải nghiệm một chuyên đề lịch sử trong chương trình lớp 6: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ XX.

Giáo viên Địa lý sao phải dạy Lịch sử? - Hình 2

Phạm Gia Bình, lớp 6C2 hồ hởi cho biết em đã được bố đưa đến bảo tàng tham quan hai, ba lần. Nhưng lần này, Bình đã thu nhận được nhiều kiến thức trong chiều dài lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến trận chiến Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Giáo viên Địa lý sao phải dạy Lịch sử? - Hình 3


Nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu qua những hiện vật, qua những bức tranh, Bình và các bạn đều tròn mắt lắng nghe, xem xét, ghi chép. Bình kể tối hôm trước, em chưa kịp lên mạng để tìm hiểu thêm thông tin nhưng khi đến bảo tàng, được nhìn, được nghe trực tiếp, những trận chiến oanh liệt của cha ông như hiện rõ trước mắt em.


Phạm Gia Bình cùng các bạn còn được tham gia hoạt động đóng cọc gỗ trên nền cát mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào ngoài dùng trí và lực của tay để hiểu thêm về sự tài trí của cha ông ta trong lịch sử.

Giáo viên Địa lý sao phải dạy Lịch sử? - Hình 4


Rồi được xếp tranh xác định vị trí thuyền của quân ta, thuyền của địch để hiểu hơn kế sách lấy ít thằng nhiều, lấy yếu thắng mạnh của Ngô Quyền.


"Con hay tìm hiểu kiến thức các môn học và thích nhất lịch sử. Con thích học lịch ở bảo tàng vì có nhiều hiện vật, hình ảnh, còn trong sách chỉ có kiến thức nên không dễ để hình dung. Qua hiện vật, qua tranh vẽ cũng như qua những trải nghiệm, con đã hiểu lý do các cuộc khởi nghĩa của cha ông và nhất là vai trò quan trọng trận đánh trên Bạch Đằng giang của Ngô Quyền", Bình chia sẻ.


Tích hợp không có nghĩa giáo viên Lịch sử dạy Địa lý
Cùng tham gia trải nghiệm với học sinh còn có cô Vũ Hạnh Nguyên, Phó hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An. Cô Nguyên cho hay đây là hoạt động trải nghiệm lý thuyết trên hình thức mới. Mục tiêu để giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018, mỗi môn học đều có hoạt động dạy học gắn với kiến thức thực tiễn trong đời sống.

Giáo viên Địa lý sao phải dạy Lịch sử? - Hình 5

Để hoạt động này thành công, giáo viên sẽ phải thay đổi, tiếp cận linh hoạt với chuyên môn của mình. Theo cô Nguyên, cụ thể qua trò chơi tái hiện trận chiến của Ngô Quyền, học sinh có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Từ đó học sinh có thể thấy được Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ở thời kì sau, và các em cũng có thế rút ra được một số bài học cho bản thân: bài học về sự đoàn kết, về sự kiên quyết.


Như vậy, tích hợp các nội dung thành chủ đề kiến thức tại bảo tàng, di tích lịch sử, để học sinh có cơ hội học tập kiến thức qua những câu chuyện vừa được trải nghiệm vận dụng kiến thức đó trong thực tiễn.


Cô Nguyên cũng cho hay, việc tích hợp Địa lý và Lịch sử có thể thực hiện được trong một chủ đề nào đó thể hiện kiến thức chung để rèn được phẩm chất, năng lực nào của học sinh. Như vậy, những tiết học này không nặng về kiến thức Địa lý hay Lịch sử. Mà thông qua hoạt động để rèn được kiến thức gì cho học sinh, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn.


Có nhiều cách để giáo viên vận dụng, thực hiện. Khi xây dựng chương trình, có thể người biên soạn chưa thấy được hiệu quả, nhưng khi đưa học sinh đi thực tế mới thấy hết được giá trị của sự tích hợp.

Ví dụ như qua hoạt động trải nghiệm này, cô Nguyên cho rằng kiến thức của môn Địa lý ở trong giờ học Lịch sử chính là vị trí địa lý của sông Bạch Đằng thế nào, tác động của thủy triều ra sao.

Muốn thế, giáo viên hai môn cần trao đổi nội dung nào liên quan đến địa lý, nội dung nào liên quan đến lịch sử để kiến thức được trọn vẹn trong một giờ dạy. Thậm chí ở tiết học này còn có kiến thức sinh học, công dân cũng được tích hợp như xã hội nguyên thủy con người và quan trọng nhất là trải nghiệm kiến thức về thiên nhiên.

Năm học tới, các môn học tích hợp lần đầu tiên được đưa vào chương trình lớp 6. Theo cô Nguyên, băn khoăn chung của giáo viên là chưa hiểu tại sao giáo viên lịch sử lại dạy địa lý. Nhưng thực chất việc dạy tích hợp không phải như vậy. Vấn đề là làm thế nào để đưa được kiến thức lịch sử vào bài địa lý và ngược lại, không phải một giáo viên địa lý đi dạy lịch sử hay giáo viên lịch sử đi dạy địa lý.

Cô Nguyên cho rằng trước mắt, giáo viên chưa được bồi dưỡng về dạy tích hợp, các nhà trường vẫn phân công riêng từng môn nhưng giáo viên phải nắm được yêu cầu là có sự giao thoa giữa các môn để dạy chứ không phải là các môn riêng biệt như hiện nay.

"Giáo viên hiểu rõ được như thế sẽ có giải pháp để hỗ trợ lẫn nhau thì việc tích hợp giữa các môn không khó. Sau này được đào tạo bồi dưỡng thì sẽ khác còn hiện tại, giáo viên Địa lý chỉ cần làm tốt vai trò của mình, hỗ trợ giáo viên Lịch sử và ngược lại", cô Nguyên nói. Với các môn khoa học tự nhiên, cô Nguyên cho rằng cũng tích hợp tương tự như hai môn Địa lý - Lịch sử.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"02:07

Tin đang nóng

Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Phản ứng đầu tiên của ca sĩ Lynda Trang Đài trước tin bị bắt vì trộm cắp vặtPhản ứng đầu tiên của ca sĩ Lynda Trang Đài trước tin bị bắt vì trộm cắp vặt
21:47:00 06/02/2025
Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy
23:23:18 06/02/2025
5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công5 năm yêu đương kín tiếng của Vũ Cát Tường và bạn gái vũ công
21:54:37 06/02/2025
Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!Chồng Từ Hy Viên chính thức "tuyên chiến" với chồng cũ nữ diễn viên, nói 1 câu về khối tài sản khiến dân mạng dậy sóng!
22:31:57 06/02/2025
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàngHọc sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng
22:02:22 06/02/2025
Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"Trấn Thành: "Tôi tự tin mình sẽ làm ra bộ phim ngàn tỷ đầu tiên của Việt Nam"
23:00:44 06/02/2025
Lâm Y Thần tiết lộ lý do lập di chúc khi ở đỉnh cao sự nghiệpLâm Y Thần tiết lộ lý do lập di chúc khi ở đỉnh cao sự nghiệp
22:13:40 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lisa đánh đổi 'mác Hàn', trùng tu giao diện khác lạ ở trời Tây, fan hoang mang?

Lisa đánh đổi 'mác Hàn', trùng tu giao diện khác lạ ở trời Tây, fan hoang mang?

Sao châu á

07:24:28 07/02/2025
Lisa bất ngờ đánh úp teaser MV mới Born Again, lần đầu hợp tác với Doja Cat và Reay. Born Again được nhả hint là nhạc phim của The White Lotus - series có Lisa tham gia diễn xuất.
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê

Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê

Hậu trường phim

07:22:59 07/02/2025
Vốn nổi tiếng bởi diện mạo xinh đẹp, quyến rũ nhưng trong lần đóng chính đầu tiên này, Thiên Ân lại bị chê bai về nhan sắc, nhận về nhiều bình luận miệt thị gay gắt từ khán giả.
Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel

Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel

Thế giới

07:20:58 07/02/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump một máy nhắn tin vàng và một máy nhắn tin thông thường trong cuộc gặp của họ tại Nhà Trắng.
"Tiểu Jennie" bị chê hát chua như chanh, nhảy như điện giật

"Tiểu Jennie" bị chê hát chua như chanh, nhảy như điện giật

Nhạc quốc tế

07:09:32 07/02/2025
Từ thời điểm chính thức debut cho đến hiện tại, chưa bao giờ có thể phủ nhận Ahyeon là thành viên hút fan bậc nhất BABYMONSTER.
Cặp đôi Vbiz từng đấu tố căng thẳng vì chuyện ngoại tình nay đi chụp hình cưới, zoom cận phản ứng mới đáng bàn

Cặp đôi Vbiz từng đấu tố căng thẳng vì chuyện ngoại tình nay đi chụp hình cưới, zoom cận phản ứng mới đáng bàn

Sao việt

06:50:56 07/02/2025
1 năm sau khi bị tố ngoại tình trong lúc bạn gái đang mang thai, nam ca sĩ này đã lên tiếng xin lỗi. Màn yêu lại từ đầu của Chu Bin và tình cũ khiến không ít netizen ngỡ ngàng.
Shakira tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân hậu chia tay Piqué

Shakira tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân hậu chia tay Piqué

Sao âu mỹ

06:36:29 07/02/2025
Shakira tiết lộ cô một mình chăm sóc hai con trai mà không có sự giúp đỡ. Nữ ca sĩ vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi chia tay Piqué nhờ được chữa lành bằng âm nhạc.
Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'

Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'

Phim châu á

06:34:41 07/02/2025
Bộ phim truyền hình When Life Gives You Tangerines có sự góp mặt của bộ đôi IU - Park Bo Gum thu hút sự chú ý với kinh phí sản xuất 41.3 triệu USD.
Cách đắp mặt nạ cho da khô

Cách đắp mặt nạ cho da khô

Làm đẹp

06:19:31 07/02/2025
Để khắc phục da khô, ngoài xây dựng quy trình chăm sóc da đúng cách, việc sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên chính là chìa khóa vàng giúp làn da mịn màng tự nhiên.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Sức khỏe

06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị

Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị

Ẩm thực

05:58:42 07/02/2025
Với công thức đơn giản và những mẹo nhỏ dưới đây, bạn sẽ có ngay món bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị, thơm ngon như nhà hàng ngay tại căn bếp của mình
Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm

Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm

Góc tâm tình

05:52:02 07/02/2025
Có lẽ vợ chồng tôi không có duyên với tích lũy vàng nên luôn nảy mâu thuẫn mỗi khi nhắc đến chuyện mua vàng. Tổng thu nhập mỗi tháng của vợ chồng tôi được 60 triệu