Kéo dài thời gian công tác của Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga
Thủ tướng vừa ký quyết định về việc Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga được kéo dài thời gian công tác để giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định số 1448/QĐ-TTg về việc kéo dài thời gian công tác của Thứ trưởng Bùi Văn Ga.
Theo đó, GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng GD&ĐT, được kéo dài thời gian công tác sau khi hết tuổi làm công tác quản lý từ ngày 1/12, để giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại ĐH Đà Nẵng theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ.
Quyết định việc Thứ trưởng Bùi Văn Ga được kéo dài thời gian công tác. Ảnh chụp màn hình.
Ông Bùi Văn Ga sinh năm 1957, quê ở Bình Định. Ông tốt nghiệp TS năm 1989 và nhận bằng tiến sĩ khoa học chuyên ngành Động cơ nhiệt tại École Centrale de Lyon (Pháp) năm 1994. Năm 2002, ông được phong học hàm giáo sư.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga từng là giảng viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng, nguyên Trưởng ban quan hệ quốc tế ĐH Đà Nẵng, nguyên hiệu trưởng CĐ Công nghệ – ĐH Đà Nẵng.
Từ 2004-2006, ông giữ chức vụ hiệu trưởng ĐH Bách khoa Đà Nẵng và là Giám đốc ĐH Đà Nẵng từ năm 2006 đến tháng 10/2010.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2010, ông được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.
Từ tháng 5/2015, ông giữ chức Thứ trưởng GD&ĐT và sẽ hết tuổi làm công tác quản lý từ tháng 2 năm nay.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng ĐH Mở TP.HCM và ông Nguyễn Hữu Độ, Ủy viên BCH Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng GD&ĐT.
Theo Zing
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: 'Thí sinh điểm cao chắc chắn đỗ ngành phù hợp'
Quy định không giới hạn nguyện vọng xét tuyển năm nay giúp thí sinh có điểm thi cao, đăng ký xét tuyển ngành phù hợp sẽ đỗ đại học.
Trước nhiều tranh luận về điểm cộng, về việc 30 điểm vẫn có thể trượt đại học, ngày 3/8, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga.
Không trúng tuyển nguyện vọng 1 không có nghĩa là trượt đại học
- Là Trưởng ban chỉ đạo thi quốc gia, ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng điểm chuẩn cao, thậm chí vượt cả mức điểm tuyệt đối ở một số trường tốp trên?
- Thực chất nếu nhìn trên tổng số hơn 4.000 ngành tuyển sinh thì chỉ vài chục ngành có điểm chuẩn cao (chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa đến 1% tổng số ngành), thuộc các trường quân đội, công an, y dược. Các ngành này lâu nay vẫn tuyển sinh với mức điểm chuẩn cao.
Những năm trước do thí sinh bị giới hạn số nguyện vọng nên nhiều em điểm cao không tự tin nộp vào những ngành này. Năm nay thí sinh không giới hạn số nguyện vọng nên hầu như những em có kết quả cao đều đăng ký trong khi chỉ tiêu các ngành quân đội, công an lại giảm dẫn đến tăng điểm chuẩn. Lý do đó khiến một số ít thí sinh có điểm thi cao đã không trúng tuyển nguyện vọng 1.
Tuy nhiên, không trúng tuyển nguyện vọng 1 không có nghĩa các em trượt đại học. Nếu đăng ký xét tuyển phù hợp thì chắc chắn thí sinh trúng tuyển các nguyện vọng khác. Ngoài một số rất ít ngành điểm chuẩn cao, hầu hết ngành còn lại (đến gần 99% tổng số ngành tuyển sinh) việc tăng, giảm điểm chuẩn rất bình thường như mọi năm.
- Theo ông, đề thi trắc nghiệm khách quan ảnh hưởng thế nào đến mặt bằng điểm chuẩn năm nay?
- Trước đây thi tự luận mỗi môn chỉ có một đề thi duy nhất nên đề thi chỉ có một vài câu hỏi khó rơi vào một vài chương của chương trình và chỉ số ít thí sinh chuyên sâu các chương này mới làm được. Nay thi trắc nghiệm với 24 mã đề thi, những câu hỏi khó rải rác khắp chương trình nên có nhiều hơn thí sinh làm được. Điều này kéo theo số thí sinh đạt điểm cao tăng lên so với thi tự luận.
Tuy nhiên, số lượng thí sinh được điểm 9-10 chiếm không quá 3% tổng số thí sinh dự thi. Điểm trung bình hầu hết môn thi nằm trong khoảng 5-6 điểm nên đề thi không phải là dễ. Vấn đề là số lượng thí sinh có điểm cao này lại ưu tiên đăng ký vào những trường/ngành mà lâu nay điểm chuẩn vốn rất cao, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh rất ít.
- Phương thức xét tuyển mới - không giới hạn nguyện vọng đăng ký của thí sinh đã phát huy hiệu quả như thế nào trong mùa tuyển sinh năm nay?
- Những năm trước với số nguyện vọng giới hạn, thí sinh phải cân nhắc thận trọng, phán đoán trước khi đăng ký xét tuyển và chấp nhận nhiều rủi ro. Còn năm nay, với số nguyện vọng không giới hạn, các em có thể đăng ký vào bất kỳ ngành/trường nào yêu thích.
Quy chế quy định nguyện vọng của thí sinh được xét bình đẳng như nhau. Vì thế nếu không trúng tuyển nguyện vọng cao, các em sẽ được xét nguyện vọng tiếp theo bình đẳng với các nguyện vọng khác. Vì thế năm nay những thí sinh điểm cao mà quyết tâm đi học thì chắc chắn trúng tuyển vào một ngành/trường phù hợp với kết quả thi và không có sự rủi ro như những năm trước đây.
Ví dụ ngành Y đa khoa, nếu Đại học Y Hà Nội, Y Dược TP HCM lấy 29,25 điểm chuẩn thì những trường có đào tạo ngành này lấy điểm chuẩn thấp hơn như Đại học Y Dược Huế là 28,25, Y Dược Thái Bình là 27,5, Y Dược Hải Phòng và Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 27, Khoa Y Dược Đại học Đà Nẵng là 26,25... Vì thế nếu thí sinh thi được 27 điểm muốn học ngành Y đa khoa và đã đăng ký vào các trường có đào tạo ngành này thì không thể trượt được.
Chính sách ưu tiên được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
- Nhiều thí sinh băn khoăn việc làm tròn 0,25 điểm tổng 3 môn thi có thể dẫn đến bất hợp lý đối với thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách xét tuyển. Thứ trưởng chia sẻ gì về quy định này?
- Quy chế quy định làm tròn 0,25 tổng điểm 3 môn thi để tính điểm xét tuyển. Trường hợp cuối danh sách còn nhiều thí sinh bằng điểm nhau thì trường sử dụng các tiêu chí phụ để xét tuyển. Việc làm tròn 0,25 điểm hay không làm tròn mà lấy điểm 2 số thập phân cũng đã được thảo luận nhiều khi soạn thảo quy chế tuyển sinh. Nếu không làm tròn thì chênh lệch mức điểm 0,01 đối với tổng 3 môn thi. Mức quá bé như vậy rất khó phân biệt chính xác trình độ thí sinh.
Vì thế Bộ giao cho các trường đưa ra các tiêu chí phụ, ví dụ trường có thể chọn thí sinh tổng 3 môn thấp hơn 0,01 điểm nhưng có điểm Toán cao hơn nếu thấy rằng kiến thức môn này cần thiết cho ngành học...
Tuy nhiên, trong thiết kế phần mềm, Bộ vẫn đưa ra tiêu chí phụ đối với trường hợp thí sinh bằng điểm nhau sau khi đã làm tròn 0,25 ở cuối danh sách thì trường có thể quay về điểm gốc trước khi làm tròn để xét tuyển (tức lấy 2 số thập phân). Các trường tự quyết định có chọn tiêu chí phụ này hay không.
- Qua đợt xét tuyển vừa rồi, có thể thấy việc cộng điểm ưu tiên đang nảy sinh những bất hợp lý, gây thiệt thòi cho thí sinh khu vực ba. Tại sao Bộ vẫn chưa thay đổi cách tính điểm ưu tiên để tạo sự công bằng cho thí sinh?
- Quy định cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực trong tuyển sinh đã được thực hiện từ rất nhiều năm nay. Quy định này cụ thể hóa chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với người có công, con em dân tộc, thí sinh sống ở vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, có điều kiện sống, học tập khó khăn hơn rất nhiều so với thí sinh sống ở thành phố.
Khi chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước thay đổi thì quy chế tuyển sinh cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ những địa phương trước đây thuộc khu vực khó khăn, nay điều kiện kinh tế xã hội đã được cải thiện, không còn nằm trong danh sách khó khăn thì việc cộng điểm ưu tiên đối với thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh giảm.
Theo VnExpress
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam xóa bỏ lo ngại tự chủ đại học sẽ bị cắt đầu tư Dẫn chứng nhiều trường đại học tự chủ ở Đức, Pháp được ngân sách cấp rất nhiều kinh phí để nâng cao chất lượng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định không có lý nào Việt Nam lại đi ngoài xu thế ấy. Ngày 30/9, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Hội đồng quốc gia...