Kenya bắt một thủ lĩnh giáo phái ‘thảm sát hàng loạt tín đồ’
Kenya bắt giữ thêm một thủ lĩnh giáo phái bị nghi liên quan hành vi thảm sát hàng loạt tín đồ, sau vụ việc gây chấn động quốc gia Đông Phi.
Ông Ezekiel Odero bị bắt tại Kenya. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE CITIZEN
Hãng AFP ngày 27.4 đưa tin Kenya cho hay một trong những thủ lĩnh giáo phái có tầm cỡ tại nước này sẽ bị truy tố về hành vi “thảm sát hàng loạt tín đồ”, chỉ vài ngày sau khi một vụ việc tương tự bị phanh phui.
Thủ lĩnh Ezekiel Odero của giáo phái và trung tâm New Life Prayer “bị bắt và bị xử lý để đối diện cáo buộc hình sự liên quan việc thảm sát hàng loạt các tín đồ”, theo Bộ trưởng Nội vụ Kenya Kithure Kindiky.
Video đang HOT
“Giáo phái nêu trên đã bị đóng cửa. Hơn 100 người ẩn náu tại cơ sở đã được sơ tán và sẽ được yêu cầu ghi lại lời khai”, ông cho biết thêm.
Việc bắt giữ ông Odero diễn ra sau một vụ cuộc điều tra đang tiến hành đối với thủ lĩnh Paul Mackenzie Nthenge của một giáo phái bị cáo buộc liên quan cái chết của 98 người.
Cảnh sát chưa thông tin liệu 2 vụ việc có liên quan hay không và cơ quan chức năng chưa cung cấp thêm chi tiết về bản chất các cáo buộc liên quan ông Odero hay giáo phái của ông này.
Ông Odero đã được đưa từ thành phố Malindi, nơi có trụ sở giáo phái, đến trụ sở cảnh sát vùng Mombasa để thẩm vấn.
Là một nhà truyền giáo giàu có và thường thu hút đám đông khổng lồ, khu vực nhà thờ của ông ở phía nam Malindi có sức chứa 40.000 người. Ông ta còn tuyên bố rằng những mảnh vải “thiêng” của ông bán ra tại các sự kiện lớn có thể chữa lành bệnh tật.
Trong vụ việc liên quan ông Nthenge, các nguồn tin cảnh sát cho biết ít nhất 73 thi thể đã được khai quật trong cuộc điều tra về giáo phái mà các tín đồ được cho là đã nhịn đói đến chết.
Nthenge, lãnh đạo của giáo phái Good News International Church, đã ra đầu thú với cảnh sát và bị buộc tội vào tháng trước, theo truyền thông địa phương, sau vụ hai đứa trẻ chết đói trong lúc bị cha mẹ giam giữ.
Vụ việc gây chấn động Kenya và khiến Tổng thống William Ruto tuyên bố sẽ mạnh tay với các tổ chức tôn giáo “không thể chấp nhận được” này.
Nhiều quốc gia châu Phi xem xét phê duyệt vaccine ngừa sốt rét mới
Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) và hãng dược phẩm Novavax của Mỹ cho biết nhiều quốc gia châu Phi chuẩn bị phê duyệt sử dụng vaccine mới ngừa sốt rét R21 do 2 đơn vị này phối hợp sản xuất và dự kiến khoảng 20 triệu liều vaccine loại này sẽ được sản xuất trong năm nay, phục vụ cho việc đặt mua của các nước ở "lục địa Đen".
Trong tuần này, Ghana và Nigeria trở thành 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng vaccine R21 do các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) phát triển.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa sốt rét cho trẻ em tại Yala, Kenya. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, đây là động thái bất thường vì các quốc gia trên phê duyệt tiêm phòng vaccine R21 trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra quyết định tương tự. Trước đây, các nước châu Phi không có đủ nguồn lực để phê duyệt sử dụng thuốc/vaccine nên thường dựa vào WHO để đưa ra đánh giá ban đầu đối với các loại dược phẩm và sinh phẩm mới. Hiện dữ liệu chi tiết về vaccine sốt rét trong các cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn vẫn chưa được công bố công khai và cũng chưa rõ cách thức thanh toán của các quốc gia nghèo nhất khi mua các lô vaccine R21. Tuy nhiên, tính chất cấp bách của việc ngăn chặn căn bệnh cướp đi sinh mạng của hơn 600.000 người mỗi năm, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi ở phía Nam sa mạc Sahara, cùng những nỗ lực gần đây nhằm tăng cường xem xét, giám sát và phê duyệt năng lực tiêm phòng hoặc sử dụng thuốc/vaccine trong khu vực đang làm thay đổi quy trình trên.
Tại cuộc họp cấp cao trong tuần này ở thủ đô London (Anh), WHO cho biết giới ít nhất 10 quốc gia châu Phi khác đang xem xét các dữ liệu thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của vaccine R21. Bà Mary Hamel, phụ trách công tác triển khai tiêm vaccine phòng sốt rét của WHO, cho biết có khả năng một số nước sẽ cấp phép sử dụng vaccine R21 vào những tuần tới.
Nhà khoa học Adrian Hill tại Đại học Oxford, nhà phát triển hàng đầu vaccine R21, cho biết loại vaccine này đạt hiệu quả phòng bệnh từ 70-80% trong các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối. Một vaccine phòng sốt rét khác của công ty GSK (Anh) - dù đã được WHO cấp phép tiêm phòng nhưng hiện chưa được sản xuất rộng rãi do thiếu kinh phí - có hiệu quả thấp hơn.
Giám đốc điều hành (CEO) SII, Adar Poonawalla cho biết nhà sản xuất vaccine lớn nhất tại Ấn Độ này dự kiến sẽ xuất xưởng 20 triệu liều R21 trong hai tháng tới, đồng thời cam kết SII sẽ cung cấp vaccine cho các quốc gia cần loại sinh phẩm y tế này nhất.
CEO Poonawalla cũng nêu rõ số vaccine trên sẽ đủ để tiêm phòng cho 5 triệu trẻ em theo phác đồ tiêm 4 mũi và sẽ có sẵn để tiêm chủng kịp thời vào mùa sốt rét sắp tới (bắt đầu vào tháng 6, tùy thuộc từng quốc gia). Với giá 3 USD mỗi liều, 20 triệu vaccine R21 có giá trị tương đương khoảng 60 triệu USD.
EU và Kenya ủng hộ nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt xung đột tại Sudan Theo phóng viên TTXVN tại Brussesls, ngày 19/4, Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), cho rằng tình hình này đang đe dọa an toàn và an ninh của người dân Sudan, cũng như sự thống nhất và ổn định của đất nước. Khói bốc lên trong giao tranh...