Kênh đào Suez sẽ mở cửa cho đầu tư nước ngoài
Phát biểu trước báo giới ngày 22/12, Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA), Osama Rabie, cho biết kênh đào này sẽ mở cửa cho đầu tư nước ngoài, nhưng người nước ngoài không có quyền giám sát kênh đào cũng như tham gia vào quỹ đã được đề xuất nhằm góp phần quản lý các nguồn lực của kênh đào.
Tàu thuyền qua kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đưa đến nhận định về khả năng SCA sẽ bán cổ phần của kênh đào Suez cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Rabie nói quỹ trên đã được thảo luận trong vài năm, nhằm bảo vệ các nguồn lực cho việc tái đầu tư cũng như góp phần ứng phó với các thách thức hay các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Video đang HOT
Theo ông Rabie, SCA không thể bán kênh đào hay cho thuê bởi đó là tài sản của quốc gia và của người Ai Cập.
Quỹ trên sẽ độc lập với SCA, cơ quan đã làm việc với các công ty nước ngoài để phát triển các dự án. Các nhà đầu tư sẽ tham gia vào dự án và không tham gia vào quỹ.
Ai Cập đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, đặc biệt là từ các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ, để góp phần giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh vốn ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và làm chậm một số hoạt động kinh tế.
Kênh đào Suez là tuyến vận tải biển ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu và là nguồn ngoại tệ chính của Ai Cập, với nguồn thu ước đạt 8 tỷ USD trong tài khóa hiện tại (kết thúc vào tháng 6/2023).
Nga đề xuất phương án thay thế Kênh đào Suez
Tuyến đường mới của Nga có thể giúp giảm tới 50% chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian đi lại.
Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov ngày 28/10 tuyên bố tuyến hành lang Bắc-Nam có thể trở thành phương án thay thế an toàn cho Kênh đào Suez. Ông cũng bày tỏ hy vọng khối lượng hàng hóa của Nga qua tuyến đường này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, ông lưu ý rằng Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc Nam (INSTC) và các tuyến đường thay thế khác đang trở nên quan trọng hơn do yếu tố chuyển dịch của thị trường thế giới đến Trung Quốc, Đông Nam Á và Vịnh Ba Tư.
Theo Phó Thủ tướng Nga, cơ sở hạ tầng giao thông hiện có trước đây tập trung vào hướng Đông-Tây đã không còn đáp ứng được xu hướng toàn cầu. Trong khi đó, hàng lang giao thông Bắc-Nam hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự với Kênh đào Suez.
Ông Andrey Belousov cho hay Kênh đào Suez hiện là tuyến hàng hải thương mại huyết mạch duy nhất kết nối châu Âu và châu Á, và sự "độc quyền" như vậy sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Ông cũng nêu ví dụ là sự cố xảy ra năm 2021 khi con tàu container Evergreen bị mắc kẹt trên kênh đào Suez, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu.
INSTC là một hệ thống vận chuyển đa phương thức dài 7.200 km kết nối các tuyến đường tàu thủy, đường sắt và đường bộ để vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu. Các chuyên gia cho rằng tuyến đường này có thể cắt giảm khoảng 50% chi phí và tiết kiệm thời gian di chuyển lên đến 20 ngày.
Trong nỗ lực xây dựng các chuỗi hậu cần mới và làm cho tuyến đường trở nên khả thi, Nga đã đề xuất thành lập một nhà điều hành quốc tế cho hành lang Bắc-Nam cùng với Iran và Azerbaijan.
INSTC đã bắt đầu được xây dựng vào đầu những năm 2000, nhưng việc phát triển mở rộng nó hơn nữa đã mang một tầm quan trọng mới. Bởi lẽ, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã buộc Nga phải chuyển dòng thương mại từ châu Âu sang châu Á và Trung Đông.
LHQ hối thúc ngành hàng hải tăng cường quá trình khử carbon Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 29/9 đã kêu gọi ngành hàng hải đẩy nhanh quá trình khử carbon để tiến tới "xanh hóa" tuyến vận tải đường biển. Tàu Ever Given bị mắc cạn tại Kênh đào Suez, Ai Cập, ngày 29/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Ông Antonio Guterres đã đưa ra lời kêu gọi trên trong thông...