Kẻ trốn truy nã trong vụ Tân Trường Sanh 26 năm trước đã lãnh án
Là bị can trong vụ án buôn lậu, môi giới hối lộ, nhận hối hộ… xảy ra tại Công ty TNHH Tân Trường Sanh (gọi tắt Công ty Tân Trường Sanh), bị khởi tố từ năm 1997, Trần Đức Hiệt đã đào thoát ra nước ngoài.
Sau 26 năm trốn truy nã, Hiệt đã bị bắt giữ, ra tòa lãnh án.
Chiều 28/11, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Trần Đức Hiệt (SN 1949, ngụ tại quận 10) 16 năm tù về hai tội “Buôn lậu” và “Đưa hối lộ”.
Theo cáo trạng, Trần Đức Hiệt (tên gọi khác là Hiệp) là bị can, đồng phạm trong vụ án buôn lậu, môi giới hối lộ, nhận hối hộ… xảy ra tại Công ty TNHH Tân Trường Sanh do Trần Đàm và Trần Quang Vũ (con Trần Đàm, Vũ vẫn đang bỏ trốn và bị truy nã) chủ mưu.
Sau khi vụ án được khởi tố, Trần Đức Hiệt bỏ trốn. Ngày 4/12/1997, Cơ quan ANT Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với Hiệt. Trước đó, từ tháng 11/1997, Hiệt đã trốn sang Campuchia, làm giấy tờ tùy thân giả và hộ chiếu Campuchia với tên là Ly Seng. Sau đó, đối tượng này sang Cộng hòa Dominica mưu sinh bằng nghề làm nail (làm móng chân móng tay) và đăng ký nhập quốc tịch Dominica cũng dưới tên giả Ly Seng. Từ tháng 1/2000 đến 10/2021, Hiệt sang Cộng hòa Venezuela tiếp tục mưu sinh bằng nghề làm nail.
Video đang HOT
Khi đã lớn tuổi, bị bệnh, sức khỏe yếu, ông ta muốn trở về cố hương. Tháng 2/2022, Trần Đức Hiệt về Việt Nam qua đường tiểu ngạch ở khu vực biên giới Campuchia giáp Châu Đốc, An Giang. Ngày 21/2/2023, khi đang sống tại một căn hộ thuộc Chung cư Hiệp Thành (quận 12, TP Hồ Chí Minh), Trần Đức Hiệt bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt theo quyết định truy nã.
Kết quả phục hồi điều tra xác định, Trần Đức Hiệt đã có hành vi giúp sức cho Trần Đàm, Trần Quang Vũ trong việc làm, hoàn tất các thủ tục nhập lậu tổng số 130 container hàng điện tử, điện lạnh, trị giá hơn 319 tỷ đồng thông qua 6 doanh nghiệp Nhà nước.
Dưới sự phân công của Trần Đàm và Trần Quang Vũ, Trần Đức Hiệt đã đưa hối lộ cho các cán bộ Hải quan (gồm các cán bộ thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên – Huế, Cục Hải quan Cần Thơ, Cục Hải quan tỉnh Long An) hơn 636 triệu đồng
Năm 1999, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử vụ án Trần Đàm (Giám đốc Công ty TNHH Tân Trường Sanh) cùng 73 bị cáo về các tội “Buôn lậu”; “Đưa và nhận hối lộ; “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” ….
Tại phiên tòa, Trần Đàm bị cáo buộc cùng đồng bọn nhập lậu vào Việt Nam 554 container hàng kim khí điện máy và 77 ô tô, tổng trị giá hơn 900 tỷ đồng. Trần Đàm bị tuyên án tử hình, đến năm 2003 được ân giảm rồi ra tù trước thời hạn. Trần Quang Vũ với vai trò đồng chủ mưu hiện vẫn đang trốn truy nã
Kẻ trộm tàu cá sa lưới sau hơn 24 năm trốn truy nã
Ngày 24/11, Thượng tá Trần Thanh Tâm, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an Phú Yên cho biết, với tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm, sau nhiều năm ròng rã kiên trì truy xét dấu vết đối tượng, trải qua nhiều lớp cán bộ khác nhau thụ lý hồ sơ, các trinh sát hình sự của đơn vị đã lật tẩy hành tung của kẻ trộm cắp trốn truy nã cách đây hơn 24 năm, kết thúc hành trình thay tên đổi họ lẩn trốn nhiều nơi tại khắp các tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Sau cuộc hành trình dài vượt hàng nghìn cây số để truy bắt đối tượng có lệnh truy nã lẩn trốn hơn 24 năm, tổ công tác của Phòng CSHS Công an Phú Yên đã dẫn giải đối tượng Hoàng Lê Thành (SN 1964) từ TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) về Phú Yên để thực hiện các bước phục hồi điều tra về tội danh "Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa" theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 1985.
Đối tượng Hoàng Lê Thành lúc vừa bị bắt giữ sau 24 năm lẩn trốn. Ảnh: Nguyên Khang.
Lật lại hồ sơ vụ án, cách đây hơn 24 năm trước, tại xã Hòa Hiệp Trung, huyện Tuy Hòa (nay là phường Hòa Hiệp Trung, thị xã Đông Hòa, Phú Yên) đã xảy ra một vụ trộm cắp tài sản gây rúng động lúc bấy giờ. Tài sản bị mất trộm là chiếc tàu cá số hiệu PY9027BTS công suất 110CV của Hợp tác xã nghề cá Trung Hòa, vốn sở hữu 100% của Nhà nước. Trong một đêm neo đậu lên bờ nghỉ ngơi để tiếp tục hải trình vươn khơi bám biển, thì sáng sớm hôm sau, chiếc tàu đánh cá đã bất ngờ biến mất cùng Hoàng Lê Thành - một thuyền viên vừa mới được Hợp tác xã nhận vào làm việc. Thời điểm ấy, chiếc tàu này không chỉ là "cần câu cơm" nuôi sống hàng chục gia đình xã viên mà còn là tài sản có giá trị lớn, tương đương khoảng hơn 150 cây vàng so với lúc bấy giờ - ông Huỳnh Thanh Tịnh, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã nghề cá Trung Hòa nhớ lại.
Để tìm kiếm phương tiện đánh bắt cùng lai lịch của gã thuyền viên, Hợp tác xã nghề cá Trung Hòa một mặt cấp tốc báo cáo cơ quan chức năng, mặt khác cử các xã viên, người thân trong gia đình tỏa đi nhiều nơi tìm kiếm nhưng hành tung của kẻ trộm vẫn bặt vô âm tín. Lúc ấy các thuyền viên chỉ biết loáng thoáng Hoàng Lê Thành quê quán huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. Khi vào làm việc, Thành từng tâm sự mình bị vợ bỏ, không có công ăn việc làm.
Trước khi đến Hợp tác xã xin làm nghề "đi bạn", Thành đã từng làm thuê cho một số chủ tàu cá ở vùng biển huyện Tuy Hòa. Tối hôm đó, Thành bất ngờ đề nghị nhận nhiệm vụ trông coi con tàu để các thuyền viên được lên bờ nghỉ ngơi.... Với sự khẩn trương vào cuộc và nỗ lực phối hợp truy tìm của các trinh sát, điều tra viên, rạng sáng 20/9/1999, Công an Phú Yên nhận được tin báo từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định cho biết, họ đã tìm thấy con tàu PY9027BTS nằm chỏng chơ trên bờ biển khu vực phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn (Bình Định). Tuy nhiên, con tàu chỉ còn lại thân vỏ. Nhiều bộ phận có giá trị như máy định vị tầm ngư, máy icon, hộp phối Enter, máy tầm trung Galaxy, máy cassette, Dynamo phát điện, bộ ròng rọc tời cảo... đã bị "bốc hơi", biến mất cùng tung tích kẻ gian.
Quyết định khởi tố bị can và quyết định truy nã Hoàng Lê Thành cách đây hơn 24 năm trước. Ảnh: Nguyên Khang.
Ngày 11/10/1999, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã ra quyết định truy nã toàn quốc gã thuyền viên Hoàng Lê Thành, đồng thời triển khai các biện pháp truy bắt. Tuy nhiên, ròng rã nhiều chục năm, không dưới chục lần các mũi trinh sát đã lên đường, vượt hàng chục nghìn cây số lặn lội đến khắp khu vực Tây Nguyên và các tỉnh, thành phía Nam để xác minh, rà soát từng mối quan hệ nhân thân, lai lịch của đối tượng nhưng tung tích Hoàng Lê Thành vẫn mất hút một cách bí ẩn.
Có lần trinh sát nhận tin đối tượng đang hành nghề săn bắt thú rừng tại một ngôi làng heo hút khu vực rừng núi huyện Bác Ái (Ninh Thuận) nhưng khi đến nơi thì đối tượng đã cao chạy xa bay. Lần khác, có tin đối tượng sống gá nghĩa cùng một phụ nữ ở huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu ... nhưng lần nào các trinh sát cũng trở về "tay trắng". Trải qua nhiều lần tách nhập, thay đổi bộ phận, đơn vị và điều tra viên thụ lý, vụ án "Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa" cách đây hơn 24 năm về trước có nguy cơ phải khép lại hồ sơ vì bế tắc, không truy bắt được đối tượng. Hồ sơ vụ án tưởng chừng ngủ yên theo vết bụi thời gian. Kiên trì, bền bỉ lật giở từng trang giấy cũ trong hồ sơ vụ án, tháng 11/2023, Phòng CSHS Công an tỉnh nhận được một thông tin hết sức giá trị.
Sau nhiều năm sống ngoài vòng pháp luật, Hoàng Lê Thành đã xuất hiện tại nhà chị ruột ở phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm. Ngay trong đêm khuya, một tổ công tác của Phòng CSHS lập tức lên đường. Sau khi cẩn trọng xác định chính xác vị trí ẩn náu của đối tượng, các trinh sát đã nhanh chóng cải trang tiếp cận, bất ngờ vây bắt khiến đối tượng không kịp trở tay.
Sau một thoáng ngỡ ngàng, Hoàng Lê Thành trấn tĩnh lại và chối bay chối biến. Gã cho rằng Công an Phú Yên bắt nhầm người vì mình không liên quan đến vụ án 24 năm trước. Tuy nhiên, trước những tài liệu, chứng cứ thuyết phục và lập luận sắc bén của các trinh sát dày dạn kinh nghiệm, sau hơn 6 giờ đồng hồ quanh co, Hoàng Lê Thành đã phải thừa nhận hành vi phạm pháp.
Khi được Hợp tác xã nghề cá nhận vào làm việc, phát hiện tàu cá trang bị nhiều thiết bị giá trị nên Thành nảy sinh ý định trộm tàu, bán lấy tiền tiêu xài. Tối hôm đó, Thành lừa phỉnh các thuyền viên vào bờ nghỉ ngơi để mình ở lại trông coi. Đợi đến đêm khuya, Thành nổ máy điều khiển tàu cá đi đến Bình Định tìm người bán. Khi không tìm được người mua, Thành đã tháo lấy các thiết bị gọn nhẹ có giá trị bỏ vào các bao tải, đón tàu hỏa mang vào Ninh Thuận rồi thay tên đổi họ, lấy cắp chứng minh nhân dân nhiều người để sử dụng.
Quá trình lẩn trốn nhiều nơi, đối tượng luôn tạo vỏ bọc "hiền lành tử tế", gá nghĩa với nhiều phụ nữ làm bình phong ẩn nấp. Sau thời gian dài, tưởng vụ việc cũ đã trôi vào quên lãng, khi vừa quay về TP Phan Rang -Tháp Chàm, Hoàng Lê Thành bị các trinh sát hình sự Công an Phú Yên lập tức xuất hiện bắt giữ, di lý về nơi địa phương gây án năm xưa, phục hồi điều tra, xử lý trước pháp luật.
Nhiều đối tượng truy nã ở Bình Dương "sa lưới" Ngày 26/11, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt Nguyễn Thanh Duy (SN 1991) về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Theo hồ sơ, tháng 10/2022, Duy đã thuê một ngôi nhà thuộc phường An Bình (TP Dĩ An) để tổ chức cho nhiều...