Kẻ phá phố Wall đã lộ nguyên hình
Được tạo ra như một giải pháp đi ngược lại truyền thống phố Wall, Robinhood lại phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tài chính.
Năm 2020, ứng dụng giao dịch trực tuyến Robinhood trở thành một trong những xu hướng tại thung lũng Silicon. Với khẩu hiệu “để mọi người đều có thể giao dịch”, Robinhood thách thức mọi truyền thống của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, chiến dịch “phá” phố Wall xuất phát từ một diễn đàn nhỏ của Reddit trong tuần qua đã bóc trần sự thật về Robinhood. Theo New York Times , Robinhood hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tài chính để tồn tại.
Khi những nhà đầu tư nghiệp dư mua cổ phiếu của GameStop và khiến giá cổ phiếu này tăng 16 lần trong tháng 1, Robinhood bắt đầu kích hoạt cơ chế khẩn cấp. Họ dừng giao dịch nhiều loại cổ phiếu đang có thanh khoản cao, đồng thời chờ đợi những khoản vay từ nhà đầu tư. Tối 28/1, Robinhood thông báo đã nhận thêm một khoản vốn 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư trước đó.
Công ty khởi nghiệp nổi bật của thung lũng Silicon bỗng nhiên thể hiện giống như một công ty già cỗi.
Quyết định khiến nhà đầu tư giận dữ
“Theo góc nhìn marketing thì họ thể hiện mình rất sáng tạo, mới lạ. Tôi nghĩ điều mọi người đã bỏ qua là khi bóc trần những lớp vỏ thì họ vẫn hoạt động trong một lĩnh vực chịu nhiều quy định pháp luật”, Peter Weiler, đồng quản lý công ty giao dịch Abel Noser nhận định.
Những diễn biến của Robinhood trong tuần qua cho thấy một câu chuyện quen thuộc: một công ty khởi nghiệp hứa hẹn phá vỡ những ngành nghề quen thuộc, rồi bị chính những quy định của ngành đó điều chỉnh lại. Facebook hay Google, những công ty đã thay đổi cách con người giao tiếp và tìm kiếm, giờ đay cũng vướng phải rắc rối tương tự.
“Họ cố thay đổi luật lệ mà không hiểu rằng luật lệ đó đã được xây dựng như thế nào, và cũng không cần tôn trọng những người đang bảo vệ luật lệ. Cuối cùng, các công ty này tạo ra rủi ro cho khách hàng và rui ro cho cả thị trường nói chung”, Chris Nagy, đồng sáng lập công ty đào tạo về chứng khoán Healthy Markets Association chia sẻ.
Nhà đầu tư biểu tình phản đối Robinhood sau quyết định chặn giao dịch mua một loạt cổ phiếu.
Việc ngăn chặn nhà đầu tư giao dịch có thể sẽ mang lại rắc rối cho Robinhood. Sau khi một số mã cổ phiếu mà Robinhood cấm mua tăng mạnh, người dùng đã thể hiện sự phẫn nộ với ứng dụng này bằng những bình luận tiêu cực trên kho ứng dụng. Một số người dùng kiện công ty này.
“Chúng tôi không muốn ngăn mọi người mua cổ phiếu”, bài viết trên trang web của Robinhood ngày 29/1 cho biết. Công ty này giải thích hành động là đáp ứng yêu cầu về khoản tiền đặt cọc để xử lý các giao dịch, do trung tâm thanh toán bù trừ đặt ra.
Video đang HOT
Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) vào ngày 29/1 đã thông báo sẽ giám sát chặt chẽ những hành động có thể gây thiệt hại nhà đầu tư, cũng như ngăn nhà đầu tư giao dịch.
Kể cả khi nhận 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư, Robinhood có vẻ vẫn ở trong vùng nguy hiểm khi họ cấm các giao dịch với trên 50 cổ phiếu.
Dù vậy, Robinhood vẫn không ngừng tăng trưởng về người dùng. Kể từ ngày 28/1, ứng dụng này đã có thêm 177.000 lượt tải, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng một tuần trước đó, theo Apptopia.
Ứng dụng này cũng có tới 2,7 triệu người dùng hàng ngày trên smartphone, gấp đôi lượng người dùng tổng của 5 đối thủ gần nhất.
Quá quen với tranh cãi
Khi Baiju Bhatt và Vladimir Tenev, 2 đồng sáng lập của Robinhood lập nên công ty này năm 2013, họ hứa hẹn sẽ “dân chủ hóa ngành tài chính” bằng cách cho phép mọi người đều được giao dịch. Bộ đôi này làm điều đó bằng chiến lược quen thuộc của thung lũng Silicon, với những phần mềm dễ sử dụng, marketing trực diện và phần nào là bỏ qua các quy định luật pháp.
Các ứng dụng tài chính thông thường thu phí khoảng 10 USD cho mỗi giao dịch. Robinhood hứa hẹn người dùng có thể giao dịch mà không mất phí. Đây là điểm thu hút nhất khiến nhiều nhà đầu tư trẻ chọn Robinhood.
Baiju Bhatt và Vladimir Tenev, những đồng sáng lập của Robinhood.
Từng có nhiều nghiên cứu cho thấy giao dịch với phí thấp, tần suất cao có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro cao hơn. Tháng 6/2020, một nhà đầu tư trên Robinhood đã tự tử vì mất hơn 730.000 USD.
Robinhood cũng khuyến khích các giao dịch quyền chọn (chọn tăng hoặc giảm, giống tài- xỉu trong cờ bạc), vốn là hình thức giúp nhà đầu tư mua cổ phiếu với chi phí thấp hơn và thu về lợi nhuận nhanh hơn. Tuy nhiên, quyền chọn cũng là hình thức rủi ro cao, có thể nhanh chóng “đốt” cháy tài khoản nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Robinhood chẳng bao giờ giải thích rõ cách họ kiếm tiền. Theo New York Times, Robinhood nhận phí từ các công ty lớn như Citadel Securities hay Virtu Financial cho mỗi giao dịch từ nền tảng này.
Các công ty lớn lại kiếm lời bằng chênh lệch mua, bán trên sàn của họ, và lượng giao dịch càng lớn thì họ càng có thể thu lời nhiều hơn. Mức phí mà Robinhood thu được cao hơn đáng kể so với những dịch vụ giao dịch trực tuyến khác.
Sự lệch pha giữa những thông điệp marketing và mô hình kinh doanh thực sự khiến Robinhood bị SEC phạt 65 triệu USD cuối năm 2020. Cơ quan này cho rằng Robinhood đã cố tình khiến khách hàng hiểu nhầm về mô hình thực sự.
Tình huống khẩn cấp phơi bày sự thật
Tham vọng của Robinhood và sự nghiệp dư của những nhà đầu tư đã đem tới hậu quả vào tuần qua, khi nhóm nhà đầu tư nghiệp dư quyết tâm đối đầu phố Wall. Được kêu gọi trên nhóm WallStreetBets ở diễn đàn Reddit, những nhà đầu tư này đã quyết tâm mua vào để nâng giá cổ phiếu công ty GameStop gần 20 lần.
Thông thường, khi lượng giao dịch tăng nhanh chóng thì những công ty giao dịch sẽ phải nộp khoản tiền vào trung tâm thanh toán bù trừ để đảm bảo các giao dịch được thực hiện thành công. Chính điều này khiến Robinhood cần thêm một khoản tiền mặt lớn trong thời gian ngắn nếu không muốn dừng hoạt động.
Cổ phiếu GameStop và nhiều mã khác tăng chóng mặt vì lượng mua lớn, khiến Robinhood gặp rắc rối
Với một công ty khởi nghiệp như Robinhood, huy động hàng trăm triệu USD trong thời gian ngắn là vấn đề thực sự lớn. Họ buộc phải ngăn nhà đầu tư mua vào cổ phiếu GameStop, AMC và hàng loạt mã đang có nhu cầu lớn để giảm mức độ rủi ro, đạt được yêu cầu về mức tiền dự trữ rủi ro.
Tình huống khẩn cấp của Robinhood chỉ được giải quyết khi các nhà đầu tư đổ 1 tỷ USD vốn cho họ. Robinhood hứa hẹn các nhà đầu tư này sẽ được nhận cổ phần ưu tiên khi công ty IPO trong năm nay.
Tuy nhiên, tình hình của Robinhood cũng khiến nhiều chuyên gia lo ngại.
“Làm sao mà một sàn giao dịch trực tuyến lại cần tới cả tỷ USD vốn chỉ trong một đêm? Rõ ràng điều này cho thấy có những người thực sự lo ngại chuyện đang xảy ra”, Roger McNamee, nhà đồng sáng lập Elevation Partners nhận định.
Cuộc đối đầu không cân sức trên Phố Wall: Mất trắng 20 tỷ USD trong 1 tháng, giới bán khống cổ phiếu GameStop vẫn quyết không bỏ cuộc
Sự bùng nổ của cổ phiếu GameStop đã khiến giới bán khống lỗ gần 20 tỷ USD trong tháng này. Dẫu vậy, nhóm nhà đầu tư này vẫn không có ý định đầu hàng.
Ihor Dusaniwsky - giám đốc điều hành phân tích dự báo của S3, cho biết: "Tôi nghe thấy mọi người không ngừng bàn tán rằng hầu hết các khoản bán khống GME đang được mua bù thiếu. Trên thực tế, dữ liệu cho thấy tổng số cổ phiếu bị bán khống lại không thay đổi nhiều đến vậy."
Sự bùng nổ của cổ phiếu GameStop đã khiến giới bán khống lỗ gần 20 tỷ USD trong tháng này. Dẫu vậy, nhóm nhà đầu tư này vẫn không có ý định đầu hàng.
Theo dữ liệu từ S3 Partners, các quỹ phòng hộ bán khống đã phải chịu khoản lỗ 19,75 tỷ USD khi đặt cược vào nhà bán lẻ game, bao gồm mức lỗ gần 8 tỷ USD chỉ trong ngày 29/1.
Tuy nhiên, nhóm nhà bán khống chủ yếu hiện vẫn đang giữ vị thế đặt cược giá xuống hoặc đang được thay thế bởi những quỹ khác sẵn sàng đặt cược cho cổ phiếu này. Theo S3, số lượng cổ phiếu GameStop đang được vay và bán khống đã giảm khoảng 5 triệu trong tuần trước, đánh dấu mức giảm 8% đối với tỷ lệ bán khống. Hầu hết các đợt mua bù thiếu (short covering) diễn ra vào ngày 28/1, khi cổ phiếu này giảm lần đầu tiên sau 6 ngày.
Tuần trước, quỹ phòng hộ nổi tiếng với những thương vụ bán khống - Melvin Capital, đã ghi nhận khoản lỗ đến 30%. Do đó, hôm 25/1, Melvin đã phải "cầu cứu" các tỷ phú sáng lập quỹ phòng hộ nổi tiếng là Ken Griffin và Steve Cohen. Tính đến ngày 26/1, mức lỗ của quỹ này tiếp tục tăng lên dù đã điều chỉnh danh mục đầu tư, nhưng đại diện của công ty không tiết lộ con số chính xác.
Ihor Dusaniwsky - giám đốc điều hành phân tích dự báo của S3, cho biết: "Tôi nghe thấy mọi người không ngừng bàn tán rằng hầu hết các khoản bán khống GME đang được mua bù thiếu. Trên thực tế, dữ liệu cho thấy tổng số cổ phiếu bị bán khống lại không thay đổi nhiều đến vậy."
Một tuần đầy biến động của GameStop khi chứng kiến các sự kiện: Vượt mốc 150 USD trong ngày 25/1; Elon Musk chia sẻ trên Twitter 'Gamestonk; Melvin Capital cho biết đã đóng vị thế bán khống với GME; Lao dốc mạnh khi bị các nhà môi giới hạn chế giao dịch; Robinhood nói lỏng hạn chế.
Ihor Dusaniwsky nói thêm trong một email: "Trong khi các giao dịch 'bán khống giá trị' được đặt ở GME trước đều bị buộc phải bán non, thì hầu hết các cổ phiếu đi vay lại tiếp tục bị bán khống bới những 'cái tên' mới."
Cùng nhiều cổ phiếu bị bán khống mạnh khác, GameStop tiếp tục tăng mạnh ở phiên ngày hôm qua, sau khi Robinhood cho biết đang tiếp tục giao dịch hạn chế các cổ phiếu này. Diễn biến tích cực này đã thúc đẩy mức tăng trong tuần này của GameStop lên hơn 400% và trong tháng này là 1.600%.
Cổ phiếu của hãng bán lẻ game đã trở "ngôi sao" trong phòng trò chuyện r/wallstreetbets của diễn đàn Reddit, với số lượng thành viên tăng lên nhanh chóng đạt hơn 5 triệu người. Các thành viên của nhóm này đã kêu gọi mua vào cổ phiếu cùng quyền chọn mua GameStop, kích hoạt đợt short squeeze lớn khiến các quỹ bán khống lỗ nặng.
Phí vay cổ phiếu GameStop - hoặc phí vay cổ phiếu với mục đích bán khống, đã tăng lên 29,32% đối với các giao dịch bán khống hiện có và 50% đối với các vị thế bán khống mới, S3 cho biết.
Dusaniwsky nói: "Nếu hầu hết các khoản đặt cược đã được mua bù thiếu, thì mức phí đi vay cổ phiếu sẽ không cao như thế này. Hiện tại, bạn có thể vay cổ phiếu GME ở mức 1 con số, do nguồn cung cho vay cổ phiếu tăng lên, nguyên nhân là cổ phiếu đi vay đang được trả lại sau những đợt 'được cho là' mua bù thiếu."
Dữ liệu của S3 cho thấy, GameStop vẫn là cổ phiếu có tỷ lệ bán khống nhiều nhất trên thị trường, với 113,31%.
Chặn người dùng mua thêm cổ phiếu, ứng dụng Robinhood trở thành nạn nhân kế tiếp của Reddit Điểm số của ứng dụng Robinhood giảm từ 4 sao xuống còn 1 sao chỉ sau một thời gian ngắn. Đám đông hung hãn trên Reddit lại vừa khiến một công ty khác phải đau đầu, lần này là chính ứng dụng môi giới cổ phiếu mà nhiều thành viên trên diễn đàn đang sử dụng, Robinhood. Điều này bắt nguồn từ việc...