“Kẻ hủy diệt” ở đông Congo
Một nhóm phiến quân khác đang hình thành và thao túng tại miền đông đầy bất ổn của Congo.
Tướng Bosco Ntaganda, biệt danh “ Kẻ hủy diệt”, hiện đang bị Tòa án quốc tế (ICC) cáo buộc về những tội ác chiến tranh ở miền đông Congo từ năm 2002 – 2003. Trong tháng 3-2012, tòa án còn kết tội một thủ lĩnh phiến quân Congo khác, Thomas Lubanga, đã cướp bóc tại một khu vực khác ở miền đông, bắt trẻ em đi lính. Những tin đồn lén lút chung quanh những ngọn đồi ở đông Congo rằng phiên tòa xử ông Ntaganda sẽ diễn ra kế tiếp. Vì vậy ông ta đã dẫn 300 lính đi sâu vào vùng trung tâm của tỉnh bắc Kivu, nơi ông ta có một trang trại và đàn gia súc, cũng là nơi có nhiều người dân địa phương ủng hộ sắc tộc người Tutsis.
Ntaganda nói ông ta vô can
Đông Congo, một trong những vùng đất chết chóc nhất thế giới trong suốt hai thập niên, đã từng bị bất ổn trên bờ vực thảm họa, nay lại xung đột lần nữa. Cuối năm 2008, phiến quân của ông Ntaganda, được hậu thuẫn bởi chính phủ Rwanda do người Tutsis cầm quyền, đã đánh phá tại cửa ngõ Goma, thủ phủ của bắc Kivu, áp lực tổng thống Congo, ông Joseph Kabila, phải đàm phán. Ông Ntaganda và quân lính của ông ta được cho sát nhập vào quân đội chắp vá của Congo, với lời hứa hẹn được giao cho những vị trí cao và quyền được cư trú tại vùng đất quê nhà phía đông của họ.
Video đang HOT
Bù lại, Rwanda đã bắt giữ thủ lĩnh uy tín của họ, Laurent Nkunda, cũng là thủ lĩnh của ông Ntaganda hồi đó. Dường như cả hai quốc gia đều nắm phần thắng. Trong hơn một thập niên, hai bên đã xảy ra chiến tranh, trực tiếp hoặc gián tiếp, mặc cho những kêu gọi đình chiến từ những nhà hòa giải quốc tế.
Từ khi có đàm phán, những tỉnh quân phiệt hóa nặng nề của Congo ở bắc và nam Kivu đã tiến tới một tình trạng hòa bình không bền vững, với duy nhất một vụ thảm sát ngẫu nhiên và một vụ cưỡng hiếp tập thể. Nhưng phía sau những động thái này, “Kẻ hủy diệt” đã mở rộng ảnh hưởng trên khắp khu vực. Theo một bản tin của Liên hiệp quốc, ước tính ông ta là một trong những người giàu nhất Congo. Đồng minh của ông ta trải dài trên hai tỉnh, nắm phần kiểm soát những mạng lưới buôn lậu chất khoáng trị giá hàng chục triệu USD.
Tháng vừa qua, ông Joseph Kabila, người đã bị nhiều phê bình về việc thao túng các vụ bỏ phiếu trong chiến dịch tái tranh cử năm ngoái, đã ra khỏi chốn ẩn dật tại trang trại của ông ở miền tây 1.200km, nói rằng ông đã bị nhiều lời phê bình nhảm nhí rồi. Trong một diễn biến khác, ba tuần sau đó, ông Ntaganda hiện đang chào đón một dòng chảy lính đào ngũ từ quân đội chính quy. Gần đây hơn, lính của ông ta còn xung đột với quân chính quy và giành được một số vùng đất săn bắn cũ.
Cuộc binh biến mà ông Ntaganda phủ nhận vai trò chỉ đạo, được dư luận quan tâm hơn là do họ có thiện cảm với ông ta. Lính của ông ta nói ngôn ngữ Rwanda, muốn duy trì những vị trí đóng quân có lợi ở Kivu và tránh bố trí lại tới những tỉnh khác, nơi những thái độ thù địch nhắm vào họ vẫn phổ biến. Họ cũng nghĩ Tổng thống Kabila còn thiếu nợ họ về việc đã ủng hộ ông ta trong suốt những kỳ bầu cử kém chất lượng. Quân đội Congo vẫn có hàng ngàn cựu phiến quân của ông Ntaganda trong hàng ngũ của họ. Những người này có thể không tuân theo mệnh lệnh của ông Kabila.
Theo CATP
Tòa án Tội ác Chiến tranh kết án cựu Tổng thống Mỹ Bush
Tòa án Tội ác Chiến tranh đã kết án cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và 7 phụ tá dưới chính quyền ông là tội phạm chiến tranh vì đã tra tấn và đối xử phi nhân đạo đối với các nạn nhân tội ác chiến tranh ở các cơ sở quân sự Mỹ.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush
Tuy nhiên, là một tòa án lương tâm, bồi thẩm đoàn 5 thành viên do chủ tịch Lamin Mohd Yunus đứng đầu không có quyền thực thi hay áp đặt các án tù đối với 8 người bị kết án.
"Chúng tôi đã tìm các nhân chứng, những người là nạn nhân bị những người bị kết án và chính phủ của họ giam giữ trái phép. Họ là những người được phép nhận bồi thường", ông Lamin cho biết trong phiên điều trần mở được tổ chức tại một tòa án mở ở Quỹ Kuala Lumpur về Tội phạm chiến tranh hôm qua cho biết.
Ông cho biết thêm mức bồi thường sẽ được đệ lên Ủy ban tội phạm chiến tranh và gợi ý các nạn nhân nên tìm một cơ quan pháp lý có thể thực thi kết án.
Tòa án sẽ đệ những tài liệu và ghi chép tiến trình xét xử lên người đứng đầu Tòa án hình sự quốc tế, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Hôm thứ năm vừa qua, người đứng đầu bên khởi tố, giáo sư Gurdial Singh Nijar, cho biết ông Bush đã ra sắc lệnh phạm các tội ác chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
5 cựu tù nhân Iraq, những người từng bị tra tấn khi bị giam giữ ở nhiều nhà tù khác nhau, trong đó có Vịnh Guantanamo, đã được kêu gọi ra làm chứng trước tòa trong phiên tòa bắt đầu vào ngày 7/5 vừa qua.
Theo Dân Trí
"Kẻ hủy diệt" đã xin gia đình các nạn nhân tha thứ Trong phiên xét xử của Tòa án Quận Tây Jakarta kéo dài trong 3 giờ, Umar Patek đã xin gia đình các nạn nhân tha thứ và cho biết vụ đánh bom là một "thất bại hoàn toàn." Umar Patek trong một phiên tòa ở Jakarta. (Nguồn: Getty Images) Patek cho biết: "Tôi rất buồn và hối tiếc về vụ việc xảy ra...