Kế hoạch tích lũy 5 năm để có 1,4 tỷ mua đất, xây nhà ở Sài Gòn
Không có sẵn tiền, chỉ nhờ có kế hoạch tích lũy để mua nhà đúng với thu nhập mà vợ chồng chị Trần Thị Ánh ở Bình Dương sau 5 năm tiết kiệm đã sắp sở hữu căn nhà 3 tầng kiên cố.
5 năm trước, vợ chồng chị Trần Thị Ánh làm đám cưới khi cả hai mới 25-27 tuổi. Khi ấy chị Ánh đang là nhân viên một công ty truyền thông lương tháng 9 triệu đồng.
Chồng chị là trình dược viên một công ty dược, thu nhập 13 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập của 2 vợ chồng trẻ là 22 triệu đồng/tháng.
Sau đám cưới, vợ chồng chị Ánh có tiền vàng và tiền mừng cưới tổng cộng được 100 triệu đồng. Vợ chồng trẻ đã gửi tiết kiệm để dành sau này mua nhà.
Để tiến tới mục đích có nhà sớm hơn, vợ chồng trẻ cùng thảo luận chi tiêu gia đình hàng tháng nhằm để ra được 1 khoản tích lũy theo đúng kế hoạch.
Để thực hiện mục tiêu mua nhà, vợ chồng chị Ánh để dành 14 triệu đồng/tháng. (Ảnh: NVCC)
“ Kế hoạch của vợ chồng mình là mỗi tháng phải để ra được hơn 1/2 thu nhập của 2 đứa. Thiếu chúng mình sẽ vay thêm của bố mẹ, anh chị em 2 bên gia đình. Thiếu nữa thì sẽ có kế hoạch vay ngân hàng. Lên kế hoạch như vậy vợ chồng mình cứ thế thực hiện để hoàn thành mục tiêu sớm“, chị Ánh tâm sự.
Cụ thể, với thu nhập 22 triệu/tháng, vợ chồng chị Ánh chỉ tiêu 8 triệu/tháng cho sinh hoạt của gia đình: “ Vợ chồng cũng kế hoạch chưa có em bé ngay sau cưới mà đợi lúc mua được đất hay mua được nhà mới sinh con.
Chúng mình thuê một phòng 25m2 để ở với chi phí 2,8 triệu đồng đã bao gồm điện nước. Số tiền 5,3 triệu đồng vợ chồng chi cho chi tiêu gia đình, ăn uống, tiền ma chay cưới hỏi. Với số tiền 8 triệu/tháng, chúng mình cũng không đến nỗi quá bóp mồm, bóp miệng trong ăn uống và thấy như vậy là đủ”, chị Ánh kể.
Như vậy, mỗi 1 năm, vợ chồng trẻ này để ra được gần 170 triệu đồng. Sau 2 năm tiết kiệm, số tiền này đã lên tới 336 triệu trong tài khoản. Cộng với số tiền 100 triệu để dành được lúc cưới, vợ chồng chị Ánh có trong tay 436 triệu đồng.
Video đang HOT
Chỉ sau 2 năm, vợ chồng trẻ đã mua được đất và sau 5 năm xây được nhà. (Ảnh: NVCC)
“ Sau 2 năm kết hôn, lúc này, anh xã mình tính tới việc mua một mảnh đất thổ cư 45m2 ở Thủ Đức khá tiện đi lại tuy ở trong hẻm với giá 700 triệu đồng. Như vậy, vợ chồng mình phải vay thêm người thân 264 triệu đồng. Cũng may khi cần số tiền đó, tụi mình được bố mẹ 2 bên cho vay và hỗ trợ rất nhiều nên đủ tiền mua ngay mảnh đất đẹp này“, chị Ánh nói.
Sau khi mua mảnh đất để đó, hàng tháng vợ chồng chị Ánh vẫn cặm cụi làm lụng để tiết kiệm. Sau 2 năm, vợ chồng chị đã trả được bố mẹ 2 bên số tiền 264 triệu vay mua đất. “ Chồng mình sốt ruột về nợ nần nên cũng làm thêm. Cũng may công việc trình dược khá suôn sẻ nên năm đó anh kiếm thêm được khoảng 70 triệu nữa, cộng với số tiền tích lũy được sau 2 năm là 150 triệu, vợ chồng mình đã trả được gần hết số nợ mua đất, số còn lại ông bà cho. Coi như hoàn thành kế hoạch lần 1.”
Tổng thu nhập mỗi tháng: 22 triệu đồng
Tiền có sau đám cưới: 100 triệu đồng
Tiền sau 2 năm đi làm tiết kiệm: 336 triệu 100 triệu sau cưới = 436 triệu đồng
Tiền mua đất: 700 triệu đồng
Tiền vay ông bà hai bên: 264 triệu đồng
Tiền tiết kiệm sau 2 năm mua đất: 150 triệu đồng 70 triệu kiếm thêm đã trả được khoản nợ 220 triệu. Số còn lại ông bà cho.
Tiền 3 năm sau mua đất tiết kiệm được: 320 triệu nên quyết định xây nhà 3 tầng trị giá 700 triệu. Bố mẹ lại cho vay 380 triệu nữa.
Kế hoạch trả nợ: Sau 2 năm nữa phải trả xong dứt điểm nợ 380 triệu đồng.
3 năm sau khi mua mảnh đất, vợ chồng trẻ này đã tiết kiệm được 320 triệu. Với số tiền này, anh xã chị lại tính tới việc xây nhà: “ Ở trọ mãi cũng mất tận gần 3 triệu/tháng. Vì thế có trong tay ít tiền, anh xã mình lại tính tới chuyện xây 1 căn nhà 3 tầng, 1 tum để ở cho kiên cố. Tính ra chi phí xây nhà hết khoảng 700 triệu. Vậy là vợ chồng mình lại vay bố mẹ 380 triệu nữa. Mục tiêu của vợ chồng mình là sau 2 năm nữa phải trả xong dứt điểm nợ nần“.
Hiện nay, căn nhà 3 tầng, 1 tum của vợ chồng chị Ánh đã sắp xây dựng xong. Chỉ khoảng 1-2 tháng nữa là anh chị sẽ chuyển về căn nhà mới xây rộng rãi mà vợ chồng cùng phấn đấu suốt 5 năm qua.
“ Giờ vợ chồng mình chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ dọn về căn nhà mới xây. Đây là 1 căn nhà xinh xinh đủ cho 2 vợ chồng và con gái 2 tuổi của mình.
Giờ nhìn lại chặng đường 5 năm qua, mình thấy đúng là mua đất cũng có cái duyên của nó. Nhà mình gặp đúng chủ đất chứ không qua môi giới.
Lúc xây nhà cũng chỉ có khoảng 1/2 tổng số kinh phí dự định xây, nhưng lại may mắn được sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại. Hơn nữa mình rất cảm ơn ông xã mình đã giỏi khoản lên kế hoạch 5 năm.
Nhất là sự lạc quan của anh nên giờ dù nhà đang hoàn thiện, vợ chồng vẫn ôm 1 đống nợ gần 400 triệu thì vẫn rất phấn khởi khi chuẩn bị dọn về nhà mới.
Hy vọng, 2 năm nữa, vợ chồng mình cày cuốc thêm để sớm chấm dứt tình trạng nợ nần, chỉ tập trung nuôi con nhỏ“, chị Ánh vui vẻ chia sẻ.
Hiện nay, căn nhà đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. (Ảnh: NVCC)
Khi nhắc tới việc vợ chồng trẻ dám thực hiện kế hoạch 5 năm mua đất, xây nhà, chị Ánh khẳng định: “ Mua đất, xây nhà đôi lúc phải liều, đừng mong chờ đủ tiền mới thực hiện thì thấy xa lắm. Dĩ nhiên, 1 kế hoạch dài hạn tích lũy chi tiêu hợp lý hỗ trợ bên ngoài (như vay bố mẹ, anh chị, vay ngân hàng), thêm chút liều, chút cơ duyên may mắn thì việc mua nhà, mua đất sẽ không bao giờ là quá xa vời với các cặp vợ chồng trẻ mới cưới”.
Vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Bài 2: Tiếp cận gói tín dụng 300.000 tỷ đồng vẫn khó
Việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bước đầu đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh.
Gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bước đầu đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vượt qua khó khăn. Ảnh minh họa: TTXVN
Việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với sự tham gia của 50 tổ chức tín dụng trên quy mô hơn 300.000 tỷ đồng bước đầu đã tạo điều kiện cho nhiều khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói tín dụng này.
Thế giới Hải sản với chuỗi 7 nhà hàng, siêu thị tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh sau dịch COVID-19 đã phải đóng cửa một nhà hàng tại Hà Nội. Ông Đoàn Minh Phú - Tổng Giám đốc Thế giới Hải sản chia sẻ, dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; trong đó ảnh hưởng nặng nề vào tháng 3-4, với doanh thu tháng 3 giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 4 không có doanh thu.
Hiện doanh nghiệp đã tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng, nhưng các điều kiện chưa phù hợp để tham gia như phải có thêm tài sản thế chấp hay phải chứng minh được dòng tiền hoạt động dương để trả nợ. Trong khi đó, tài sản của doanh nghiệp có thể thế chấp là bất động sản thì chủ yếu đi thuê; hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn chưa khả quan do chi tiêu bình quân của khách hàng giảm hơn 30% so với trước dịch.
Tổng Giám đốc Đoàn Minh Phú cho biết, thực tế các doanh nghiệp nhỏ như Thế giới Hải sản rất quan tâm đến các gói tín dụng hỗ trợ, nhưng nếu không nới lỏng các điều kiện thì rất khó tiếp cận. Ông Phú nói: "Nới lỏng các điều kiện vay không có nghĩa là hạ chuẩn vay. Giống như việc đánh giá phương án sản xuất, kinh doanh là cần thiết, nhưng cần xem xét các yếu tố liên quan như uy tín, thương hiệu, quá trình hoạt động cũng như tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, từ đó phân loại và đưa ra các mức hỗ trợ phù hợp".
Đồng thời, ông Phú cũng kỳ vọng, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục hạ lãi suất cho vay khi Ngân hàng Nhà nước vừa có động thái giảm lãi suất điều hành. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng.
Ông Nguyễn Giang Yên - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông sản Agrexim đánh giá, Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 (Thông tư 01); trong đó quy định về điều kiện cơ cấu lai thời han trả nơ đối với số dư nợ gốc hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19 là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế.
Tuy nhiên, tại Công văn số 3339/NHNN-TTGSNH về giải đáp, hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN lại nêu: nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại Thông tư 01 không bao gồm nợ phát sinh sau ngày 23/01/2020. Điều này có thể gây khó cho các doanh nghiệp như Agrexim.
Ông Yên lý giải, Agrexim là doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong lĩnh vực nông sản, bán lẻ xăng dầu với vòng quay vốn trung bình 3-4 tháng. Trước khi Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ban hành ngày 12/3/2020, thời gian từ 23/1/2020 đến 13/3/2020, ngân hàng vẫn cấp tín dụng cho doanh nghiệp bình thường. Nếu khoản nợ phát sinh trong thời gian này không được cơ cấu lại thì doanh nghiệp không thể trả được, nhất là trong tháng 4 khi dịch bùng phát gây ảnh hưởng nặng nề.
Chủ tịch Agrexim đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng xem xét cho phép cơ cấu lại phần nợ phát sinh sau ngày 23/1 đến thời điểm Thông tư số 01/2020/TT-NHNN có hiệu lực ngày 12/3/2020 hoặc ngày 8/5/2020 khi Công văn số 3339/NHNN-TTGSNH về giải đáp, hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN có hiệu lực.
Về phía Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoiba), Phó Chủ tịch Trần Đăng Nam cho biết, Hội có hơn 800 hội viên, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm cho gần 30.000 lao động trên địa bàn. Do dịch COVID-19, khoảng 20% doanh nghiệp trong Hội suy giảm từ 40 đến 90% doanh thu và thực tế gần 20% doanh nghiệp không có doanh thu. Tuy nhiên, việc tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp này không hề dễ dàng.
Đại diện Hanoiba nhận định, việc này là do yêu cầu liên quan đến hạn mức, tài sản bảo đảm, thủ tục hành chính chưa thực sự thuận lợi. Bản thân một số ngân hàng còn lúng túng trong cách thức triển khai, thực hiện các hình thức hỗ trợ theo gói tín dụng này.
Vị đại diện đề nghị, thời gian tới, để tất cả doanh nghiệp có thể tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ này, các ngân hàng thương mại nên đưa ra bộ tiêu chí cụ thể để phân loại các nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của dịch COVID-19 theo các mức hỗ trợ tương ứng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng có các biện pháp chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp làm thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản để giúp doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng của Nhà nước một cách hiệu quả.
"Tính từ thời điểm dịch COVID-19, nếu doanh nghiệp bị vi phạm thời gian trả nợ thì không bị tính vào "uy tín tín dụng" của doanh nghiệp", ông Nam đề xuất thêm.
Thực tế, gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng là gói tín dụng thông thường. Trong khi đó, ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, có chức năng huy động vốn và cho vay ra thị trường. Theo ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), ngân hàng phải bảo đảm an toàn cho nguồn vốn vay, do đó các khoản giải ngân mới phải bảo đảm khả năng trả nợ đủ cả gốc và lãi.
Đại diện VietinBank nhấn mạnh, các ngân hàng luôn sẵn sàng giải ngân cho những nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, những khách hàng không làm thất thoát vốn, đáp ứng được các điều kiện tín dụng và bảo đảm các phương án vay mới có đầy đủ khả năng trả nợ gốc và lãi.
Trước đó, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 215.000 khách hàng, với dư nợ 130.000 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất với 260.000 khách hàng, với dư nợ 1,08 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đạt 630.000 tỷ đồng cho 182.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch./.
Trách nhiệm 'làm phẳng biểu đồ tin giả' của các công ty truyền thông xã hội Nếu như giới chức y tế các quốc gia đang nỗ lực làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh thì theo bà Donovan, các công ty truyền thông xã hội phải "làm phẳng biểu đồ thông tin giả". Mới đây, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Mỹ kêu gọi các công ty truyền thông xã hội tăng cường nghĩa vụ xác...