Kế hoạch quân sự mới nhất của Nga
Bộ Quốc phòng Nga dự định sẽ thay đổi chính sách quân sự – kỹ thuật từ năm 2015, đó là ít phụ thuộc hơn vào số lượng, mà sẽ tập trung nâng cao chất lượng các loại vũ khí.
Ngày 20/11, theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov “quân đội từ lâu đã được lên kế hoạch các chương trình Vũ khí Nhà nước cho tới năm 2025, công việc sẽ bắt đầu trong vòng hai năm tới”.
Siêu tăng Armata của quân đội Nga
Gần đây thông tin rất đáng khích lệ với quân đội Nga là việc cho ra đời một loại xe tăng rất hiện đại ” Armata” . Theo các quan chức quốc phòng Nga, xe tăng này sẽ hoàn thành thử nghiệm vào năm 2015, và vào năm 2016 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt. Bộ binh Nga sẽ được tăng cường sức mạnh đáng kể khi có sự phục vụ của Armata.
Đây là một số kết quả thực hiện các chương trình vũ khí trong tương lai của quân đội Nga. Ví dụ, trong khuôn khổ hợp đồng SAP -2020 đã được ký kết để mua hơn 400 máy bay mới. Kế hoạch cho ngành công nghiệp 2011-2012 đã hoàn thành hoàn toàn. Năm nay, Không quân đã nhận được 51 máy bay, 16 máy bay nữa sẽ tiếp tục được bàn giao trước khi ngày lễ Giáng sinh .
Người đứng đầu Ban giám đốc các chương trình máy bay quân sự của Tổng công ty Máy bay United, cựu Tư lệnh Không quân Nga Vladimir Mikhailov nói đến vấn đề tăng trưởng số lượng máy bay ban giao cho quân đội. Nếu trong năm 2011, Không quân nhận được 19 chiếc thì trong năm ngoái – 35 chiếc, năm nay chúng ta nhận được 67 chiếc máy bay .
Các công ty khác không giấu hy vọng của họ để ký kết hợp đồng khác với Bộ Quốc phòng. Đặc biệt là loại máy bay MiG-29 SMT. Chiếc máy bay này đại diện cho một phiên bản chất lượng mới của máy bay chiến đấu chiến thuật, chúng được trang bị một loạt các loại vũ khí có thể tiêu diệt mục tiêu ở trên không, đất liền và trên biển.
Video đang HOT
MiG-29 của Không quân Nga
Theo các chuyên gia quân sự, kết quả thu được từ việc hiện đại hóa máy bay MiG- 29 SMT so với phiên bản cũ đã tăng khả năng chiến đấu lên đến 3 lần, đáng chú ý là chi phí hoạt động của chúng đã giảm tới 40%.
Gần đây, giám đốc điều hành của công ty ” Almaz- Antey ” Vladislav Menshikov vén bức màn bí mật trong chương trình cải thiện hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S -400 ” Triumph “. Các kế hoạch nâng cấp đầu đạn tên lửa đang được triển khai, bên cạnh viêc sản xuất các linh kiện cho các tên lửa mới. Nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, Bộ Quốc phòng sẽ ký một hợp đồng cho sản xuất hàng loạt tên lửa của hê thống S-400 ” Triumph “. Nhớ lại rằng các tên lửa cũ của hệ thống phòng không S -400 ” Triumph ” đã được trang bị tên lửa bắn trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 250 km.
Tổ hợp phòng không hiện đại S-400-Triumph của Nga
Thực tế rằng, quân sự Nga đang ngày càng mạnh lên, một loạt các kế hoạch hiện đại hóa không chỉ riêng mỗi không quân mà là tất cả các quân binh chủng. Nước Nga đang quay trở lại, giống như thời hoàng kim của Liên bang Xô viết. Một tiềm lực quân sự hùng mạnh đủ để tất cả phần còn lại của thế giới phải kính nể, đặc biệt là Mỹ và phương tây.
Theo Người đưa tin
Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học?
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp PTTH lại được nóng lên tại Hội nghị tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tổ chức. Điều đặc biệt, người nêu ra ý kiến này là một nhà giáo dục từng nhiều năm tham gia giảng dạy và quản lý tại ĐH Thương mại - GS. TS Nguyễn Thị Doan. "Đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có thể bỏ ki thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả tốt nghiệp rất cao." - Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đây cũng là vấn đề từng được báo chí đặt ra từ lâu và đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ bạn đọc.
Về phía những người đồng tình, lý do đưa ra là thứ nhất, không nên có hai kỳ thi liên tiếp, gần nhau như vậy bởi nó tạo áp lực lên học sinh, phụ huynh và toàn thể xã hội.
Lý do thứ hai, tỉ lệ tốt nghiệp tại các kỳ thi này thường rất cao, nhiều địa phương con số này lên đến 98-99%. Có trường cả một kỳ thi với hàng trăm học sinh, tốn kém thời gian, tiền của rất lớn nhưng kết quả chỉ loại ra vài ba em nên là điều bất hợp lý.
Thứ ba, có quá nhiều những tiêu cực nảy sinh từ kỳ thi này như thí sinh thì quay cóp tràn lan, phụ huynh thì đóng tiền "chống trượt" cho con, thày cô dễ dãi, thậm chí có hiện tượng tiếp tay cho những hành vi tiêu cực.
Vụ việc khống chế "trần" cho tỉ lệ tốt nghiệp vừa qua của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng gây không ít bức xúc trong dư luận.
Đó là chưa kể một khoản ngân sách khổng lồ từ phụ huynh và nhà nước phục vụ cho kỳ thi rất thiếu chính xác này.
Tuy nhiên, những người ủng hộ kỳ thi này lập luận rằng có học phái có thi. Không thi, không có cơ sở để đánh giá chất lượng của việc dạy và học. Mà khi không có cơ sở đánh giá, làm sao có thể điều chỉnh chương trình cho phù hợp...
Về những tiêu cực, đúng là tình trạng tiêu cực đang rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc chống tiêu cực trong thi cử là việc chống tiêu cực trong thi cử. Chưa làm tốt thì phải làm tốt. Không thể vì không chống được tiêu cực mà bỏ cả một kỳ thi quan trọng. Không nên có suy nghĩ không quản được thì cấm, không làm được thì bỏ.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại bởi hiện không còn kỳ thi chuyển cấp tiểu học và THCS nữa, chỉ còn duy nhất một kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu bây giờ bỏ nốt kỳ thi này thì sẽ rất nguy hiểm.
Không ít ý kiến còn cho rằng cần thắt chặt kỳ thi tốt nghiệp để tiến dần tới không thi tuyển sinh đại học mà sẽ quản chặt chẽ đầu ra đại học. Tức là làm ngược với qui trình "chặt đầu vào, lỏng đầu ra" hiện nay.
Về phía Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trả lời trả lời VNN ngày 1/8 khẳng định: "Trong hoàn cảnh hiện nay nếu không thi tốt nghiệp THPT chất lượng dạy và học sẽ đi xuống".
Thứ trưởng Hiển cũng cho biết: "Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kỳ thi-công nhận tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH và Đề án Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo Việt Nam cũng như Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015. Sau khi các đề án này được thông qua, phê duyệt, Bộ sẽ công bố phương án đổi mới để xin ý kiến rộng rãi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trước khi quyết định chính thức".
Hiện tại, bài toán thi tốt nghiệp THPT rất khó có lời giải thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu. Nếu để như tình trạng hiện nay thì không thể được nhưng nếu bỏ thì lại cũng không được bởi chất lượng giáo dục của ta đã thấp, lại "đi xuống" như lời Thứ trưởng Hiển thì quả là điều không thể chấp nhận.
Theo các bạn, có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp và liệu có phương án nào hợp lý hơn không?
Theo Dân trí
2013: "Năm nâng cao chất lượng chi bộ" Ngày 25/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 12, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Hội nghị xác định nhiệm vụ trọng tâm quý II/2013 của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương: Tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Trung ương và của Đảng...