Kế hoạch phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
Các đơn vị được phân công các nhiệm vụ cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động về công tác phòng, chống bạo lực học đường(BLHĐ).
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch số 588/KH-BGDĐT về phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm 2019
Mục đích của kế hoạch nhằm xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc được giao bảo đảm nghiêm túc, đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Phân công trách nhiệm cụ thể đến các đơn vị nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp quản lý giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác phòng, chống BLHĐ.
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng chống BLHĐ. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống BLHĐ vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục.
Video đang HOT
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động về công tác phòng, chống BLHĐ.
Hoàn thiện thể chế triển khai công tác phòng, chống BLHĐ. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống BLHĐ tại cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cơ sở giáo dục.
Bộ GD&ĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp, báo cáo định kỳ kết quả triển khai thực hiện hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.
Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên xây dựng tài liệu, hướng dẫn tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống BLHĐ vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục; phối hợp tổ chức tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục.
Thanh tra Bộ hướng dẫn các địa phương công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát triển khai các nội dung của kế hoạch. Các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được giao.
Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị phối hợp truyền thông về các tấm gương, cách làm hay ở cơ sở trong công tác phòng chống bạc lực học đường.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Vĩnh Phúc: UBND tỉnh ban hành Chỉ thị nhằm phòng chống bạo lực học đường
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị về tăng cường giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa. Báo Vĩnh Phúc
Theo Chỉ thị này, để tăng cường các giải pháp bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho sở GD&ĐT, sở Lao động - Thương binh và xã hội; sở Y tế; sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sở Thông tin và Truyền thông; sở Tư pháp; Công an tỉnh; Tỉnh Đoàn thanh niên; UBND các huyện, thành phố; Ủy ban MTTQ các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội.
Riêng với sở GD&ĐT chủ trì, UBND tỉnh giao chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không để xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh vi phạm nội quy trường, lớp.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, giáo viên, người lao động về tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nền nếp, kỷ cương, kỷ luật tích cực trong trường học; nguyên tắc là vì lợi ích của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần, khích lệ và tôn trọng, phù hợp với đặc điểm và sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai theo thẩm quyền việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
Xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh; người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu để xảy ra vụ việc vi phạm.
Đối với trường hợp giáo viên, nhân viên vi phạm, tùy theo mức độ, quy định của pháp luật liên quan, tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng lao động.
Xây dựng các biện pháp xiết chặt kỷ cương, nền nếp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, đánh nhau ở trong và ngoài trường học; học sinh xúc phạm, nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, nhân viên của nhà trường; giáo viên có hành vi thiếu chuẩn mực sư phạm với học sinh, bạo lực, bạo hành, xâm hại học sinh.
Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức, nền nếp, kỷ cương trường học; có biện pháp ngăn, ngừa, can thiệp hỗ trợ kịp thời không để xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Yêu cầu giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và xử lý tình huống sư phạm; trong quá trình giáo dục, cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng, giảm áp lực cho học sinh...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Chung tay ngăn chặn các vấn nạn học đường - Kỳ cuối: Xây dựng môi trường học tập an toàn, trường học hạnh phúc Vấn nạn bạo lực, xâm hại tình dục... là những khoảng trống đáng buồn trong văn hóa ứng xử ở môi trường sự phạm, vốn lâu nay vẫn được nhìn nhận là rất nhân văn và thân thiện. Dù chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh" song những hệ lụy nó đem tới khiến cho xã hội phải trăn trở. Thực tế...