Kế hoạch áp giá trần dầu Nga gặp cản trở mới
Liên minh châu Âu (EU) đang lập một kế hoạch tham vọng nhằm hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của Nga, nhưng nỗ lực này của phương Tây phải đối mặt với rào cản mới.
Một trạm dầu thô gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. Ảnh: Reuters
Theo tờ New York Times, rào cản đó xuất phát từ quyết định của các nhà sản xuất dầu toàn cầu ngày 5/10 về việc cắt giảm mạnh nguồn cung. Động thái này khiến dầu thô Nga thậm chí còn có giá trị hơn trên thị trường thế giới.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC ) đã tuyên bố giảm mạnh sản lượng dầu thô tại cuộc họp ở Vienna. Cụ thể, trong cuộc họp chính sách ngày 5/10, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới.
Thông qua giảm nguồn cung, quyết định của nhóm OPEC có khả năng giữ giá dầu toàn cầu ở mức cao, giúp Nga tiếp tục kiếm được nguồn thu đáng kể từ xuất khẩu dầu thô.
Quyết định này cũng có thể làm giảm khả năng một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ ủng hộ áp trần giá dầu Nga. Nếu không có sự hợp tác của các quốc gia này, kế hoạch áp trần giá dầu Nga sẽ có ít tác động hơn nhiều.
Dự kiến kế hoạch áp trần giá dầu Nga được thông qua lần cuối vào ngày 6/10, sau khi các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận vào cuối ngày 4/10 về biện pháp này trong khuôn khổ gói trừng phạt mới nhằm vào Nga.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, một ủy ban bao gồm các đại diện của EU, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và những quốc gia khác đồng ý áp trần giá dầu Nga sẽ họp thường xuyên để quyết định về mức giá bán của dầu Nga và giá sẽ thay đổi dựa trên giá thị trường.
Một số nhà ngoại giao cho biết các quốc gia như Hy Lạp, Malta và CH Síp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do kế hoạch này nhưng đã được đảm bảo có thể tiếp tục vận chuyển dầu Nga.
Các quốc gia này đã phản đối gói trừng phạt thứ 8 của EU vì lo ngại rằng áp giá trần với dầu Nga được xuất khẩu ra bên ngoài EU sẽ ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển, bảo hiểm và các ngành khác.
Áp trần giá dầu là một phần kế hoạch sâu rộng do chính quyền Mỹ đưa ra và G7 đã đồng ý vào tháng trước. Mục đích là khiến giá bán dầu Nga thấp hơn hiện nay, nhưng vẫn cao hơn giá thành sản xuất. Bộ Tài chính Mỹ tính toán rằng biện pháp này sẽ khiến Nga mất đi hàng chục tỷ USD hàng năm.
Để giảm doanh thu từ dầu của Nga, Mỹ, châu Âu và các đồng minh sẽ cần thuyết phục Ấn Độ và Trung Quốc, những nước mua lượng dầu đáng kể của Nga, chỉ mua với giá đã thỏa thuận. Dù vậy, các chuyên gia nói rằng ngay cả với các đối tác sẵn sàng, biện pháp này có thể khó thực hiện.
Theo các quy định mới, các công ty liên quan đến vận chuyển dầu Nga như các chủ tàu, công ty bảo hiểm và bảo lãnh sẽ phải tuân thủ để đảm bảo rằng dầu mà họ đang vận chuyển đang được bán bằng hoặc thấp hơn giá trần. Nếu họ bị bắt quả tang đang giúp Nga bán với giá cao hơn, họ có thể phải đối mặt với các vụ kiện tại nước sở tại vì vi phạm các lệnh trừng phạt.
Dầu thô Nga sẽ bị cấm tại hầu hết các nước EU vào ngày 5/12 và các sản phẩm dầu mỏ sẽ bị cấm vận vào tháng 2/2023.
Biểu tượng OPEC tại toà trụ sở ở Vienna, Áo ngày 5/10. Ảnh: THX/TTXVN
Sau quyết định của OPEC , giá dầu thế giới đã tăng lên. Cụ thể, vào cuối phiên giao dịch ngày 5/10 tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,24 USD (1,4%), lên 87,76 USD/thùng, Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng tăng 1,57 USD (1,7%), lên 93,37 USD/thùng.
Trong những tuần gần đây, giá dầu thế giới giảm giá xuống mức của thời điểm trước khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine do lo ngại kinh tế toàn cầu suy giảm. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, giá dầu tăng trở lại dựa trên dự báo OPEC sẽ cắt giảm sản lượng.
Phản ứng trước quyết định của OPEC , ngày 5/10, Nhà Trắng cho biết thất vọng về động thái này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Mỹ tìm cách đẩy mạnh sản xuất năng lượng trong nước, đồng thời làm suy giảm khả năng kiểm soát giá năng lượng của OPEC.
Ngoài ra, tuyên bố của Nhà Trắng cũng cho rằng việc OPEC quyết định cắt giảm sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày là thiển cận. Tổng thống Biden sẽ ra lệnh xuất thêm dầu từ Kho dữ trự dầu mỏ chiến lược (SPR) để phản ứng.
Bất chấp bị phương Tây trừng phạt, tiền bán dầu chảy về Nga nhiều chưa từng có
Số dầu Nga đang bán ra gần nhiều bằng thời điểm trước khi diễn ra xung đột ở Ukraine, bất chấp bị phương Tây trừng phạt.
Theo tờ Washinton Post, bị châu Âu cô lập, Nga đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu ở những nơi mới, bán dầu nhiên liệu đến những nước như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Tờ báo này cho biết giá dầu đang giảm nhưng vẫn cao hơn một năm trước, vì vậy Nga đang kiếm được 20 tỷ USD doanh thu trung bình hàng tháng so với mức trung bình 14,6 tỷ USD vào năm 2021. Điều đó có nghĩa là Nga đang kiếm tiền nhiều hơn cho dù bán ít hơn 600.000 thùng mỗi ngày so với đầu năm.
Tổng thống Vladimir Putin thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2. Chính quyền Mỹ và các quốc gia châu Âu đã liên kết và áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với nền kinh tế Nga. Nga đã hạn chế cung cấp khí đốt tự nhiên cho Đức và những nước khác. Các quốc gia châu Âu đang cảm thấy thiếu khí đốt trầm trọng và bắt đầu phải tiết kiệm năng lượng.
Trong khi đó, nhờ tìm kiếm các thị trường dầu mới mà Nga đã bù lại được khoản doanh thu từ khí đốt đã ngừng bán cho châu Âu. Theo đó, khoảng 74 tỷ USD trong số 97 tỷ USD thu được từ bán dầu và khí đốt cho đến tháng 7 là từ dầu mỏ.
Tình hình hiện nay là thách thức đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi giá nhiên liệu tại Mỹ đang ở mức cao trong thời điểm sắp diễn ra bầu cử giữa kỳ. Một mặt, ông Biden muốn có quan điểm cứng rắn đối với Nga và muốn trừng phạt ngành xuất khẩu dầu của nước này, nhưng ông cũng muốn tăng nguồn cung toàn cầu để làm giảm giá dầu.
Với châu Âu, các nước phải đối mặt với gián đoạn mới về nguồn cung năng lượng do hệ thống đường ống dẫn dầu từ Kazakhstan qua Nga bị hư hỏng.
Nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga cho châu Âu đã giảm khoảng 75% so với cùng kỳ năm ngoái khi Gazprom tuần trước thông báo bảo trì đột xuất đường ống Nord Stream 1 chạy dưới Biển Baltic tới Đức.
Lý do kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga không khả thi Mỹ đang tích cực nghiên cứu đề xuất giới hạn giá dầu Nga ở mức trong khoảng 40 - 60 USD/thùng. Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 vào tháng trước, nhưng các chuyên gia cho rằng kế hoạch...