Kế hoạch 5 năm của TQ: Vì sao Mỹ phải cảnh giác?
Mỗi khi Bắc Kinh công bố các lĩnh vực sẽ ưu tiên phát triển trong kế hoạch 5 năm, các đối thủ của Trung Quốc đều sẽ bị ảnh hưởng, không ít thì nhiều, Bloomberg nhận định.
Trung Quốc muốn cạnh tranh trực tiếp với Mỹ về lĩnh vực công nghệ cao, theo Bloomberg (ảnh: China Daily)
Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lần này tập trung vào phát triển công nghệ cao – lĩnh vực mà Mỹ – Trung đang cạnh tranh gay gắt, tờ báo Mỹ nhận định.
Theo Bloomberg, khi Bắc Kinh công bố sẽ tập trung vào lĩnh vực nào theo kế hoạch 5 năm thì số lượng các công ty này mọc lên ở Trung Quốc sẽ tăng khoảng 30%. Tuy nhiên ở Mỹ, số nhân viên, công ty hoạt động trong lĩnh vực mà Trung Quốc muốn cạnh tranh sẽ giảm 7%.
Trung Quốc muốn nhắm vào công nghệ cao, Mỹ sẽ càng phải dè chừng hơn vì đây là ngành cần nhiều lao động có trình độ.
Trong bối cảnh thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ có nhiều bất ổn do đại dịch, Trung Quốc muốn tập trung kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, công nghệ và đầu tư ra nước ngoài sẽ là hướng đi mới của Trung Quốc.
Video đang HOT
Từ những năm 1950, Trung Quốc đã học hỏi và áp dụng ý tưởng kế hoạch 5 năm của Liên Xô.
Theo kế hoạch đề ra, Trung Quốc sẽ phân bổ các khoản tài trợ cho một số lĩnh vực nhất định mà nước này cho là quan trọng trong tương lai gần.
Các kế hoạch 5 năm gần đây của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang muốn đẩy mạnh sản xuất công nghệ trong nước hơn bao giờ hết, trong bối cảnh Mỹ gây nhiều áp lực.
Ông Tập muốn thủy quân lục chiến “sẵn sàng cho chiến tranh” làm dấy lên nhiều đồn đoán (ảnh: Sputnik)
Việc đổ tiền cho công nghệ cao cũng là một “canh bạc” với Trung Quốc. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bắc Kinh sẽ phải cân đối thu chi và đầu tư cho lĩnh vực nào quan trọng nhất theo kế hoạch 5 năm. Chính xác là yếu tố cần thiết đối với Bắc Kinh lúc này, theo Bloomberg.
Ngoài kinh tế, vấn đề khiến các chuyên gia nước ngoài quan tâm nhất đối với Trung Quốc là quân sự.
Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu thủy quân lục chiến nước này “chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh”. Phát biểu của ông Tập làm dấy lên nhiều đồn đoán về đối tượng bị nhắm vào.
“Ở Trung Quốc, giới lãnh đạo rất thích đưa ra những tuyên bố ẩn ý, ám chỉ. Ông Tập nói ’sẵn sàng cho chiến tranh’ nhưng lại không nêu đích danh kẻ địch cần chiến đấu. Tuy nhiên, vì được ông Tập nói ra nên những phát biểu này là rất nghiêm túc. Tôi cho rằng ông ấy đang nhắm đến Đài Loan. Hòn đảo đang ngày càng thể hiện sự thân thiết với Mỹ. Bắc Kinh coi Đài Loan là vấn đề nội bộ và họ phải can thiệp”, Andrei Gubin – chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga (RISI) – nhận xét.
The New York Times: Trung Quốc dùng tin giả, gây hoảng loạn về COVID-19 ở Mỹ
Báo Mỹ tố Trung Quốc gieo rắc sự hoảng loạn khắp nước này những ngày đầu đại dịch, bằng cách phát tán thông tin thất thiệt qua tin nhắn điện thoại và mạng xã hội.
The New York Times cho biết, thông tin này thu được sau các cuộc phỏng vấn với 6 quan chức Mỹ làm việc tại 6 cơ quan khác nhau. Các tin nhắn thông báo về việc Mỹ sắp phong tỏa toàn bộ đất nước và giới chức sẽ " sớm thông báo điều này ngay sau khi quân đội được triển khai tới giúp ngăn chặn cướp bóc và bạo loạn".
Theo The New York Times, việc lan truyền thông tin thất thiệt từ các cường quốc như Trung Quốc để tạo ra làn sóng hoang mang ở Mỹ là hành động không mới. Nhưng điều các quan chức lo ngại là những thông tin này được truyền đi dưới dạng tin nhắn văn bản, chiến thuật chưa từng xuất hiện trước đây.
Các quan chức Mỹ tố đặc vụ Trung Quốc loan tin giả để gây hoảng loạn ở nước này. (Ảnh: EPA-EFE)
Báo Mỹ cho rằng , để làm người nhận tin tưởng, người gửi báo là nhận thông tin này có được từ một nguồn tin tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Các tin nhắn tương tự xuất hiện vào đầu mùa dịch ở Mỹ nhiều tới nỗi Hội đồng An ninh Quốc gia hồi giữa tháng 3 phải viết trên Twitter thông báo rằng, những thông tin trên là giả.
"Người Trung Quốc coi đây là cơ hội đẩy mạnh câu chuyện rằng, Trung Quốc đã kiểm soát đại dịch một cách hiệu quả trong khi Mỹ làm điều đó rất kém cỏi, nếu nhìn vào số ca nhiễm và sự thiết hụt về vật tư y tế", bà Bonnie Glaser, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu CSIS cho hay.
Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của các tin nhắn này vẫn chưa rõ ràng. Hai trong các quan chức Mỹ cho biết, họ không nghĩ Trung Quốc tạo ra các tin nhắn, nhưng lan truyền tin giả thông qua các ứng dụng nhắn tin trên điện thoại và mạng xã hội.
Theo The New York Times, nỗ lực này cho phép các thông điệp thu hút sự chú ý của một lượng người, sau đó họ sẽ tự lan truyền, phát tán thông tin ra toàn xã hội.
Khi được hỏi về các cáo buộc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, đây là các tuyên bố vô nghĩa và thậm chí không đáng để lên tiếng bác bỏ.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng thao túng chính trị và tập trung hơn vào việc chống dịch và thúc đẩy kinh tế", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay.
SONG HY
Bất ngờ với số người chết trong dịch Covid-19 bị bỏ sót Theo tờ New York Times của Mỹ, một đánh giá về dữ liệu tử vong ở 11 quốc gia cho thấy, có nhiều người chết trong tháng qua hơn so với con số được ghi nhận chính thức. Tờ báo Mỹ ước tính, hơn 1 tháng qua, có ít nhất 25.000 người chết trong đại dịch Covid-19 nhưng không được đưa vào số...