Kẽ hở học nghề phổ thông: Đại diện Bộ GD&ĐT lên tiếng
Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Vũ Đình Chuẩn thừa nhận, một số nơi còn chưa tổ chức, quản lý tốt việc học nghề. Học sinh học kiểu đối phó, thi nghề để mong cộng điểm.
Trước tình hình đó, ông Chuẩn cho biết, kể từ năm học 2016-2017, đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông được xác định là 1 trong 9 nhiệm vụ chủ yếu của ngành GD&ĐT cả nước.
Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình dạy nghề phổ thông cũng như chọn lựa, bổ sung các chương trình dạy nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của nhà trường.
Ngoài ra, nhận thấy một số cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng điều kiện dạy học, bộ cũng sẽ chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiều học sinh trung học chỉ học nghề với mong muốn được cộng điểm khi thi vào cấp 3 hoặc đại học.
Bên cạnh đó, năm học này bộ cũng cho thí điểm triển khai mô hình giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương nhằm tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
Trả lời việc, vì sao học sinh phải học nghề ở cả hai bậc THCS và THPT gây mất thời gian, lãng phí công sức cho cả học sinh lẫn giáo viên? Ông Chuẩn cho rằng, đối với cấp THPT, giáo dục nghề là nội dung tự chọn bắt buộc (mọi học sinh đều phải học nghề nào đó do nhà trường hoặc học sinh tự chọn).
Video đang HOT
Học nghề ở bậc này nhằm mục tiêu giúp cho học sinh có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Thời lượng học nghề phổ thông ở cả cấp học là 105 tiết nên yêu cầu kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh cao hơn so với cấp THCS.
Còn giáo dục nghề phổ thông ở cấp THCS được coi là nội dung dạy học tự chọn (học sinh có thể chọn một trong số các môn Ngoại ngữ 2; Tin học, Nghề phổ thông).
Mục tiêu học nghề ở cấp học này nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Thời lượng giáo dục nghề phổ thông ở THCS chỉ có 70 tiết học với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ thấp hơn cấp THPT.
Để khuyến khích học sinh học nghề phổ thông góp phần hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và THPT, Bộ GDĐT quy định cho các địa phương sử dụng kết quả thi để cộng điểm khuyến khích trong kì thi tuyển sinh vào THPT và xét tốt nghiệp THPT.
Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong
Tiết Cương: 'Chú Châu Huế tạo ra ngôi sao phim truyền hình'
Nhờ có "Những nẻo đường phù sa" hay "Hướng nghiệp", "Dòng sông định mệnh" và "Ký túc xá", khán giả mới biết đến Thiệu Ánh Dương, Quyền Linh, Trịnh Kim Chi, Kinh Quốc, Tiết Cương...
Hôm đạo diễn Lê Dân mất, chú Châu Huế có gọi điện cho tôi nhưng lúc đó tôi lại bận nên không thể qua viếng. Nếu lúc đó tôi đi cùng chú, có lẽ đã được gặp trước khi chú mất. Trưa 3/3, Kinh Quốc gọi điện cho tôi thông báo chú Châu Huế đã mất. Tôi không tin vào tai mình. Mọi thứ diễn ra quá bất ngờ. Tôi qua nhà chú ngay, lúc đó có Kinh Quốc, Như Phúc, Huệ Minh, Bích Vân - các diễn viên chính của phim Hướng nghiệp (trừ Trí Quang đang bận đóng phim ở Philippines và Lê Khánh kẹt lịch diễn ở Idecaf). Chúng tôi đều không cầm được nước mắt khi nói chuyện về chú, về những kỷ niệm ngày đóng phim.
Gia đình chú cũng khá đơn chiếc, chỉ có 2 cậu con trai nên Như Phúc và Huệ Minh, Bích Vân tất bật chuẩn bị mọi thứ cho tang lễ. Với chúng tôi, chú không chỉ là đạo diễn tài năng, chú còn là người thân trong gia đình.
Đạo diễn Châu Huế (áo trắng, cầm loa) trên phim trường Hướng nghiệp. Ảnh: NVCC
Hướng nghiệp là đòn bẩy cho chúng tôi
Tôi nhớ mãi ngày chở cô bạn thân ở Hà Nội đến trường quay casting phim Hướng nghiệp. Chú thấy tôi ăn mặc bụi phủi nên bảo đến thử vai Sơn xem sao. Nhưng khi thay trang phục sơ-mi xong, chú bảo tôi hợp với vai Trọng hơn. Vai diễn của Kinh Quốc được chú viết riêng nên không ai cạnh tranh được. Cũng không ai đọ được Khương Thịnh trong những vai thư sinh, vẻ rắn rỏi của Trí Quang lại hợp với vai Sơn nên tôi được chọn vào vai luật sư Trọng mưu mô và xảo quyệt.
Đó là năm tôi 28 tuổi và lần đầu tiên có vai chính trong bộ phim truyền hình. Tôi nhớ, lúc đó quay được 1 tháng ở Lâm Đồng, chú kêu tôi ra nói chuyện riêng. Chú bảo đến giờ này các diễn viên khác đã làm rất tốt vai của họ, nhưng tôi thì chưa. Đêm đó tôi về phòng, buồn không ngủ được. Cảm thấy tự ái và muốn bỏ vai nhưng tôi không thể làm thế vì chú đã tin tưởng giao vai diễn phức tạp nhất cho mình.
Sau đó tôi trao đổi với chú nhiều hơn về tâm lý nhân vật, cuối cùng tôi đã tìm được chìa khóa cho mình. Có thể nói, ngoài Kinh Quốc vốn đã nổi tiếng trước khi đóng Hướng nghiệp, bộ phim này đã trở thành đòn bẩy giúp 6 người chúng tôi (gồm có tôi, Trí Quang, Lê Khánh, Khương Thịnh, Như Phúc) được khán giả yêu mến và trở thành diễn viên quen thuộc trên màn ảnh nhỏ sau này.
Tiết Cương, Lê Khánh và Trí Quang sau mỗi cảnh quay lại rủ nhau đi khám phá núi rừng. Ảnh: NVCC
Hồi đó quay phim không như bây giờ. Chú Châu Huế quay Hướng nghiệpmất hơn 10 tháng với nhiều bối cảnh ở Lâm Đồng, Nha Trang, Phan Rang... Sau khi phát sóng trong năm 2003, khán giả phản hồi tích cực và gửi thư về Đài truyền hình HTV yêu cầu làm tiếp phần 2. Hãng phim TFS quyết định thực hiện phần 2 trong năm 2004 và một năm sau chiếu. Suốt 2 năm gắn bó, chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp. Đặc biệt, 6 đứa chúng tôi luôn giữ mối quan hệ thân thiết với cố đạo diễn. Sau này Kinh Quốc và Khương Thịnh thỉnh thoảng vấn đóng phim của chú còn tôi thì không có vai nào phù hợp. Nhưng đặc biệt, chúng tôi vẫn gặp gỡ, cà phê để tâm sự hay trao đổi công việc với chú. Từ sau năm 2010, mỗi đứa đều bận rộn nên những lần gặp gỡ cũng dần thưa thớt.
Lúc đó còn trẻ, lại khá háo hức nên tôi sắm cho mình chiếc máy ảnh cơ. Tôi thường chụp cho các bạn diễn lúc đang quay phim và sau mỗi cảnh quay thường hay đi chơi. Đến giờ tôi vẫn còn giữ những tấm hình đầy ắp kỷ niệm đó nhưng phần lớn không có tôi trong đó vì mình là đứa chụp. Còn với chú Châu Huế, tôi phải chụp lén vì chú khó tính lắm. Có thể nói, Kinh Quốc là người gắn bó với chú nhưng tôi là đứa chọc phá chú mỗi khi ở trên phim trường.
Những diễn viên ngôi sao bước ra từ phim của đạo diễn Châu Huế
Trước đây tôi đã biết chú qua bộ phim Những nẻo đường phù sa và rất mến mộ chú nhưng ngày đầu tiếp xúc nhìn mặt chú đã thấy sợ rồi. Sau này đóng phim, tôi mới hiểu sau vẻ ngoài khó gần ấy là đam mê và nhiệt huyết chú dành cho phim ảnh và cả tình thương đối với các diễn viên. Chú là người tạo ra tên tuổi cho các thế hệ diễn viên. Nhờ có Những nẻo đường phù sa và Chúa tàu Kim Quy, khán giả mới biết đến Thiệu Ánh Dương, Quyền Linh, Huỳnh Anh Tuấn, Hồng Ánh, Trịnh Kim Chi, Bảo Châu... Đến Hướng nghiệp có chúng tôi rồi sau này là Dòng sông định mệnh đã đưa Minh Luân, Hồng Kim Anh nổi tiếng trên màn ảnh. Lương Thế Thành, Hùng Thuận, Trương Quỳnh Anh và nhiều diễn viên trẻ khác nổi tiếng sau phim Ký túc xá của chú.
Cố đạo diễn luôn phân tích cho diễn viên tâm lý nhân vật. Ảnh: NVCC
Mặc dù ở độ tuổi thất thập cổ lai hy nhưng chú vẫn tràn đầy nhiệt huyết với phim ảnh. Chú vừa hoàn thành phim Giữa 2 bờ thiện ác nói về tướng cướp Bạch Hải Đường và đang chờ phát sóng. Tôi cũng được nghe chú kể, sau Tết này sẽ qua Campuchia để khảo sát bối cảnh cho phim mới nhưng dự án đã rơi vào dang dở sau khi chú mất.
Sau này, lĩnh vực phim truyền hình sẽ khó tìm được đạo diễn tài năng và nhân ái như chú. Nhưng cũng may mắn, chú đã có những người học trò tài năng không kém.
Theo Zing
Kinh Quốc từng nhiều đêm lang thang ngoài đường sau ly hôn Anh Tri của phim "Hướng nghiệp" không giấu diếm cảm giác hụt hẫng, cô đơn sau khi chia tay vợ cũ. Nhờ trải qua đổ vỡ, anh càng trân trọng tình cảm với người yêu hiện tại. Kinh Quốc đến chỗ hẹn với phong cách đơn giản thường thấy: quần sooc, áo thun. Không ai tin chủ nhân của chiếc xe hơi 6...