Kè biển 60 tỷ bị sóng đánh vỡ, đe dọa hàng trăm hộ dân
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước biển dâng cao, một đoạn kè chắn sóng tại xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch bị đánh vỡ. Tình trạng này đang khiến hàng trăm hộ dân lo lắng, bất an.
Nhiều năm qua, các khu dân cư bên bờ biển xã Nhân Trạch thường xuyên bị triều cường uy hiếp. Để tránh tình trạng biển xâm thực sâu, năm 2010 UBND tỉnh Quảng Bình đã đầu tư 60 tỷ đồng để xây dựng kè chắn sóng chống sạt lở với chiều dài khoảng 3km.
Kè chắn sóng này đã bảo vệ gần 800 hộ dân trong vùng sạt lở, tạo điều kiện để người dân yên tâm an cư, lạc nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lớn, sóng biển dâng cao, vừa qua một mảng kè lớn của tuyến kè biển nói trên đã bị đánh vỡ.
Một doạn kè biển đã bị sóng đánh vỡ
Theo ghi nhận của phóng viên, sóng biển đã đánh sập một mảng kè lớn, để lại “hàm ếch” sâu hoắm, các vết nứt trên thân kè kéo dài hơn 15 mét. Bên cạnh đó, tại khu vực chưa có bờ kè chắn sóng, bờ biển cũng đã bị xâm thực hàng chục mét vào trong đất liền, làm sạt lở hoàn toàn một đoạn đường ven biển của xã Nhân Trạch.
Để khắc phục tình trạng vỡ bờ kè cũng như ngăn chặn sạt lở rộng hơn, chính quyền xã Nhân Trạch vừa qua đã huy động hơn 200 người dân cùng các phương tiện để đóng cọc, dùng bao tải cát gia cố.
Video đang HOT
Người dân dùng bao tải cát để gia cố đoạn kè bị hư hỏng
Ông Hoàng Luân (SN 1967), một người dân tại người dân ở thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch cho biết, đây là lần thứ 3 sóng biển đánh vỡ tuyến bờ kè nói trên. Sự việc đang khiến gia đình ông cũng như hàng trăm hộ dân sống ven biển hết sức lo lắng.
“Mùa mưa bão ni mà bị vỡ kè biển là lo lắm, hiện tại dân chúng tôi cùng chính quyền đã dùng bao tải cát để ngăn bờ kè bị vỡ rộng hơn. Nhưng giờ có thêm cơn bão vào nữa thì chúng tôi sợ không giữ nổi đoạn kè bị vỡ vừa rồi, nếu vậy nhà tôi và nhiều căn nhà ở đây sẽ bị ảnh hưởng”, ông Luân lo lắng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, việc dùng bao cát gia cố đoạn bờ kè bị vỡ chỉ là biện pháp tạm thời. Xã Nhân Trạch cũng đã có báo cáo gửi UBND huyện Bố Trạch để có phương án giải quyết, đảm bảo an toàn cho đời sống người dân.
Người dân tại xã Nhân Trạch đang lo lắng nếu tiếp tục có bão, sóng lớn, đoạn kè biển này sẽ bị vỡ hoàn toàn
Ông Hùng cũng bày tỏ lo ngại khi tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, bão ngày càng có xu hướng mạnh lên thì công trình bờ kè tại địa phương này không đủ sức chống chịu.
“Đoạn kè biển ở địa phương chúng tôi nếu bão lớn và sóng mạnh là lại bị hư hỏng, vừa rồi cũng đã bị vỡ hơn 15m. UBND xã thì không có nguồn kinh phí để sửa chữa nên chúng tôi đã có báo cáo trình lên cấp trên chờ giải quyết. Chúng tôi cũng rất lo vì đang mùa mưa bão, nước biển dâng cao nên nếu tỉnh có chủ trương đầu tư sửa chữa cũng chưa thể thực hiện ngay được và phải chờ sang năm”, ông Hùng cho hay.
Tiến Thành – Đặng Tài
Theo Dantri
Biển xâm thực, ngàn hộ dân lo mất đất sản xuất
Không có đê chắn sóng, tình trạng xâm thực bờ biển diễn ra với tốc độ nhanh chóng khiến nhiều hộ dân xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) luôn sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng.
Theo phản ánh của người dân vùng biển các xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An, tình trạng xâm thực biển thời gian gần đây tại khu vực này hết sức nghiêm trọng.
Tình trạng biển xâm thực ngày càng nhanh, đe dọa đến cuộc sống hàng ngàn hộ dân ven biển. Ảnh: Lê Tập
Xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận, Quỳnh Lương là xã nằm ven biển nên thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai, bão lũ, tình trạng xâm thực bờ biển đã nhiều năm nay. Hàng chục ha rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá hết sức nghiêm trọng.
"Chúng tôi đã đề nghị các phòng, ban liên quan, các cấp có thẩm quyền sớm khảo sát, có hướng xây kè tuyến đê chắn sóng nói trên kịp thời, tránh gây thiệt lớn tới bà con ngư dân" - ông Hồ Nguyên Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương.
Không có kè chắn sóng, triều cường dâng cao không chỉ tàn phá hàng chục ha rừng phòng hộ mà còn đe dọa trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, tính mạng, của cải hàng ngàn hộ dân nơi đây.
"Trước đây mưa thuận gió hòa, cuộc sống người dân khá yên ổn, mùa màng tươi tốt. Nhưng mấy năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, bão lũ thường xuyên, biển xâm thực, do không có đê chắn sóng nên đe dọa đến đất đai, nhà cửa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con", ông Hồ Nguyên Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, sau cơn bão số 2 và số 10, xã Quỳnh Lương bị sóng mạnh gây xói lở, ăn sâu vào đất liền khoảng 20 - 30m, hàng trăm cây phi lao bị gãy đổ, bật gốc. Ngoài ra hàng chục ha rừng phòng hộ trồng trên cát cũng không chịu được thủy triều dâng trong bão nên đã gãy đổ, cát xói mòn trôi ra biển.
Lãnh đạo xã này lo lắng, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bão tiếp tục đổ bộ vào thì nguy cơ toàn bộ diện tích rừng phòng hộ nơi đây sẽ bị "xóa sổ" hoàn toàn, nước biển tràn vào sẽ hủy hoại những cánh đồng rau cao sản của người dân xã Quỳnh Lương. Đặc biệt, tại khu vực này có đền Quy Lĩnh - một di tích lịch sử đẹp thường xuyên bị nước biển dâng lên tới sân.
Xâm thực bờ biển diễn ra với tốc độ nhanh khiến nhiều hộ dân nơi đây sống trong cảnh thấp thỏm, lo lắng. Ảnh: Lê Tập
Được biết, sau cơn bão số 2 và số 10, UBND xã Quỳnh Lương và huyện Quỳnh Lưu đang đề nghị lên cấp tỉnh, cấp trung ương hỗ trợ kinh phí để xây kè đê biển dài khoảng 1.000m.
Theo Danviet
Kè biển hơn chục tỷ đồng chưa nghiệm thu đã vỡ nát Được đầu tư 15 tỷ đồng, kè chống sạt lở bảo vệ hàng trăm người dân Quảng Ngãi chưa nghiệm thu đã bị sóng đánh vỡ tan hoang. Kè chống sạt lở thôn Thạnh Đức 1 bị sóng đánh vỡ nát. Ảnh: Thạch Thảo. Nhiều năm qua, các khu dân cư bên bờ biển xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) thường...