Joe Biden có thể không như thung lũng Silicon trông đợi
MỸ-Nhiều “ông lớn” công nghệ mong Biden đắc cử với hy vọng ông có lập trường thân thiện với thung lũng Silicon, nhưng ứng viên đảng Dân chủ có thể không làm vậy.
CEO David Barrett không hề có ý định tạo ra Expensify với mục đích kêu gọi ủng hộ chính trị. Nhưng trong 4 năm qua, quá nhiều thứ đã thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump. Ngày 22/10, hai tuần trước ngày bầu cử chính thức tại Mỹ, đích thân Barrett gửi email thuyết phục đừng bỏ phiếu cho Trump tới gần 10 triệu khách hàng của công ty. “Lá phiếu bầu cho Biden chính là lá phiếu ủng hộ nền dân chủ. Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc tấn công chưa từng có nhắm vào nền tảng của xã hội dân chủ”, Barrett viết.
Email trên có vẻ bất thường, nhưng tâm trạng của CEO Expensify không hề khó gặp ở thung lũng Silicon. Theo dữ liệu từ OpenSecrets, các công ty công nghệ là những nhà tài trợ chính cho chiến dịch tranh cử của Joe Biden. Riêng Alphabet, công ty mẹ của Google, đã quyên góp 3,7 triệu USD cho Ủy ban vận động tranh cử của ông Biden. Đối với chiến dịch của ông Trump, không một nhà quyên góp nào đến từ ngành công nghệ, nhà tài trợ số một là Bưu điện Mỹ, tiếp theo là Bộ Quốc phòng.
Google, Microsoft, Amazon, Apple và Facebook là 5 trong số 7 doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho chiến dịch của Biden.
Ủng hộ của giới công nghệ Mỹ dành cho đảng Dân chủ không phải hiện tượng mới. Hai cựu Tổng thống trước đó là Bill Clinton và Barack Obama cũng nhận được hỗ trợ tài chính lớn từ các doanh nghiệp ở thung lũng Silicon. Chiến lược của cả hai đều là mở rộng tiềm năng của Internet và đầu tư mạnh vào nghiên cứu.
Có rất nhiều lý do khiến thung lũng Silicon hay ngành công nghệ Mỹ muốn ông Biden thắng cử lần này. Một yếu tố quan trọng là kỳ vọng ông sẽ đảo ngược chính sách gây tổn hại và tách rời ngành công nghệ Mỹ và Trung Quốc mà Tổng thống Trump đang áp dụng.
Tuy nhiên, quan điểm của Biden với thung lũng Silicon cũng có thể khác biệt hoàn toàn với những người tiền nhiệm. Ứng cử viên 77 tuổi này đã không ít lần công khai chỉ trích Facebook và cho rằng những tập đoàn độc quyền và có quá nhiều quyền lực nên bị chia nhỏ.
Video đang HOT
Darrell West, chuyên gia tại Viện Brookings, cho biết: “Sẽ có nhiều sự giám sát cũng như điều luật chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực công nghệ. Nhiều thập kỷ qua, họ đã được hưởng mức thuế thấp cùng nhiều ưu đãi từ chính quyền. Trong những năm tới, tình hình có thể sẽ khác. Đảng Dân chủ đã có quan điểm khác về mối quan hệ với các doanh nghiệp công nghệ”.
Khác một số ứng viên của đảng Dân chủ thường lấy các vấn đề liên quan đến công nghệ làm chủ đề tranh luận chính, Biden hiếm khi đề cập về công nghệ trong các bài vận động tranh cử của mình. Ông được xem là một chính trị gia có chủ trương khá ôn hòa. Ông từng không công khai ủng hộ việc thực thi luật cạnh tranh triệt để chống lại những công ty như Google và Facebook, mà chỉ nói rằng chính phủ nên “lo lắng về việc tập trung quá nhiều quyền lực ở một công ty”.
Tuy nhiên, những người theo sát chính sách cho rằng điều này không có nghĩa là thung lũng Silicon có thể thư giãn nếu ông Biden đắc cử. “Điều mà nhóm của ông Biden đang tập trung vào là làm thế nào để tái cân bằng nền kinh tế Mỹ, để nó trở nên công bằng hơn và chống độc quyền chính là một phần của câu trả lời”, một cựu quan chức chính quyền Obama hiện làm việc trong ngành công nghệ cho biết.
Theo West, đường lối cứng rắn đối với các doanh nghiệp công nghệ thường xuất hiện ở các chính trị gia phe cánh tả của đảng Dân chủ. “Họ sẽ ép Biden đưa ra quyết định thiên về phía cánh tả. Dù ông là một người theo đường lối ôn hòa, để duy trì liên minh của mình, chắc chắn Biden phải phần nào khắt khe hơn với giới công nghệ”, West nói.
Dẫu vậy, các “gã khổng lồ” công nghệ có thể sẽ không coi đây là lý do để phản đối Biden. Tháng trước chính quyền Trump buộc tội Google vi phạm luật chống độc quyền và cũng đang chuẩn bị nhắm tới Facebook. Nhưng bất kỳ cáo buộc độc quyền nào từ chính quyền cũng đều phải được thông qua tại tòa án để có hiệu lực, trong khi các thẩm phán trong lịch sử luôn luôn khoan hồng trong các vấn đề chống độc quyền.
Dưới thời Biden, một số lĩnh vực công nghệ cụ thể cũng có khả năng bị điều chỉnh, như quyền riêng tư, trí tuệ nhân tạo và cách các công ty truyền thông xã hội hoạt động.
Rob Atkinson, người đứng đầu Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin Washington, hiện dẫn đầu nhóm tư vấn chính sách cho chiến dịch Biden. Ông cho biết các công nghệ AI sẽ được áp dụng với mục đích ngăn thành kiến về chủng tộc hoặc giới tính xuất hiện trên Internet.
“Trọng tâm hàng đầu của chính quyền Biden sẽ là công bằng chủng tộc. Các nhóm vận động ngoài kia đang biểu tình rằng nhiều hệ thống AI có thành kiến với các nhóm chủng tộc thiểu số”, ông nói.
Biden cũng đã hứa sẽ đánh thuế doanh nghiệp cao hơn và đặc biệt là thách thức các khoản lợi nhuận được lưu trữ ở nước ngoài. William de Gale, Cựu Giám đốc quỹ BlackRock, cho biết điều này có khả năng ảnh hưởng đặc biệt đến các công ty công nghệ lớn.
Biden luôn muốn chứng tỏ mình khác Obama và chính sách về công nghệ thường là một trong những vấn đề mà cả hai khác nhau. Nếu thực sự những “người khổng lồ” của thung lũng Silicon nghĩ một khi Biden lên nắm quyền, thời kỳ tươi sáng của họ trước năm 2016 sẽ quay lại, khả năng cao họ đã nhầm.
Một cựu quan chức nói: “Vẫn còn rất nhiều người có quan điểm giống Obama nhưng đất nước này đã thay đổi rất nhiều. Xu hướng chống lại các công ty công nghệ là có thật”.
Thung lũng Silicon giảm lương kỹ sư làm từ xa
Các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon cho nhân viên của mình làm việc từ mọi nơi, miễn là họ đồng ý bị giảm lương.
Nửa năm qua, nhiều nhân viên sống tại các thành phố lớn như San Fransisco đã từ bỏ thiên đường công nghệ để chuyển về các vùng lân cận. Một số thậm chí không có ý định quay trở lại Thung lũng Silicon khi văn phòng mở cửa trở lại. Họ quen dần với làm việc từ xa và có dự định làm việc tại nhà vô thời hạn.
Những công ty công nghệ lớn như Google, Apple, Facebook từ lâu đã ý thức được tầm quan trọng của văn phòng làm việc, nhưng đại dịch đã khiến các kỹ sư phải thay đổi môi trường.
Công ty phần mềm VMware đã cho nhân viên làm việc ở bất kỳ đâu họ muốn, nhưng lương sẽ giảm đáng kể nếu rời khỏi thung lũng Silicon. Ví dụ, một nhân viên muốn chuyển đến Denver sẽ phải chấp nhận giảm 18% lương so với tiêu chuẩn. Những nhân viên làm việc tại San Diego hoặc Los Angeles bị giảm 8% lương.
VMware không phải công ty duy nhất trừ lương nhân viên nếu không làm việc tại văn phòng. Vào cuối tháng 5, Facebook đã thông báo nhân viên công ty có thể làm việc từ xa, nhưng bắt đầu từ tháng 1 năm sau mức lương của họ sẽ được điều chỉnh dựa vào nơi họ sinh sống. Cùng thời điểm này, Twitter cũng thông báo nhân viên công ty có thể làm việc ở nhà mãi mãi. Hy vọng quay lại trụ sở công ty sẽ không khả quan nếu Covid-19 chưa được kiểm soát. Mặc dù động thái này nhằm đối phó với dịch bệnh, đây cũng là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm phân cấp lực lượng lao động của công ty.
CEO Dorsey của Twitter nói trong một chương trình podcast hồi tháng 8 rằng công ty đã hướng tới việc phân tán lao động trong một đến hai năm. Họ cũng lên phương án bồi thường cho nhân viên. "Chúng tôi luôn có cách tiếp cận cạnh tranh cho những nhân viên bản địa và tự hào về cách công ty hỗ trợ nhân viên trong thời gian thử thách của đại dịch", Business Insider dẫn lời phát ngôn viên của Twitter.
Mạng xã hội này cho biết chính sách trả lương cho nhân viên bản địa sẽ áp dụng cho những người chuyển ra làm việc ngoài Thung lũng Silicon, đến các thành phố có chi phí thấp hơn. Phúc lợi bao gồm "ngày nghỉ" của toàn công ty, trợ cấp một nghìn USD cho những người muốn làm việc tại nhà, các nguồn lực dành cho cha mẹ và chương trình chăm sóc sức khoẻ cho toàn nhân viên, bất kể họ sống ở đâu... vẫn được giữ.
Các kỹ sư công nghệ không hoàn toàn coi việc giảm lương là tin xấu. Một số người coi đó là cái giá để họ có thể chuyển đến những nơi có chi phí thấp hơn, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Một cuộc thăm dò từ ứng dụng trò chuyện tại nơi làm việc - Blind - cho thấy trong số 2.800 người ở New York, Seattle và San Francisco, có 44% kỹ sư cho biết họ sẵn sàng bị giảm lương, miễn là được chuyển đến nơi nào đó bớt tốn kém hơn.
"Đó chỉ là sự cắt giảm dựa trên mức lương cơ sở. Tính toán kỹ, tôi chỉ bị giảm 6,5% lương trong khi có thể thuê nhà ở một nơi khác với giá rẻ hơn 20%. Tôi đăng ký làm việc từ xa luôn", một kỹ sư công nghệ viết.
Theo Business Insider, San Francisco là một trong những thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ về bất động sản. Chỉ khoảng 18% hộ gia đình ở đây có khả năng mua một căn nhà giá dưới trung bình. Trong khi thu nhập trung bình của người thành phố là 112.376 USD, bất kỳ ai muốn mua nhà ở đây cũng cần phải có mức lương tối thiểu 172.153 USD. Chi phí sinh hoạt ở San Francisco đắt đến mức ngay cả những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ với mức lương tốt cũng phải chật vật. Một cuộc khảo sát gần đây trên Blind cho thấy 70% kỹ sư công nghệ nói họ không đủ khả năng để mua nhà ở Silicon.
Các chuyên gia dự đoán nhiều kỹ sư công nghệ sẽ tiếp tục rời bỏ Thung lũng Silicon. Làm việc tại nhà sẽ trở thành xu hướng mới ngay khi đại dịch qua đi. Tính đến tháng 6, giá thuê phòng trong khu vực đã giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều văn phòng công nghệ dự định đóng cửa cho đến mùa hè năm sau. Thung lũng Silicon có thể sẽ tiếp tục chứng kiến các cuộc "di tản" lớn nữa trong năm nay.
'Kỳ lân công nghệ' bị Thung lũng Silicon ghét bỏ Palantir từng là startup công nghệ lớn thứ tư thế giới, giúp chính phủ Mỹ tìm ra trùm khùng bố Bin Laden, nhưng gần đây bị cả Thung lũng Silicon quay lưng. Palantir được thành lập vào năm 2003 bởi nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel - đồng sáng lập Paypal. Tên gọi công ty lấy cảm hứng từ "quả cầu ma...