Jill Biden chia buồn gia đình lính Mỹ thiệt mạng ở sân bay Kabul
Đệ nhất phu nhân Mỹ cầu nguyện cho những người lính ngã xuống, chia sẻ nỗi đau với gia đình họ trong thư ngỏ đăng trên Facebook.
Thư ngỏ được Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden đăng trên tài khoản Facebook cá nhân hôm 27/8, một ngày sau hai vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul khiến 13 lính Mỹ và gần 160 người Afghanistan thiệt mạng, khoảng 200 người bị thương.
“Kính gửi gia đình các thành viên và cựu binh quân đội của chúng ta, gửi những người chăm sóc họ và những người sống sót”, bà viết. “Gần 20 năm qua, Afghanistan đã in dấu trong cuộc đời các bạn. Nhiều người đã phải lên kế hoạch kết hôn và có con khi đang được triển khai tới đây, hoặc nhìn con giơ tay tìm bố hoặc mẹ đang cách xa gần 50.000 km”.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden phát biển trong một sự kiện tại Lake Buena Vista, bang Florida, ngày 8/7. Ảnh: Reuters
“Các bạn đã chứng kiến người thân lên máy bay tới Kabul hay Kandahar, tự hỏi liệu mình còn có cơ hội gặp lại họ không. Có quá nhiều người đã vĩnh viễn mất đi một mảnh nhiệt tâm ở đó”, Đệ nhất phu nhân Mỹ viết tiếp, đánh giá cao những người lính “đã gánh vác trọng trách nặng nề” ở Afghanistan.
Bà cho rằng cuộc tấn công thảm khốc ngoài sân bay Kabul cho mọi người thấy thực tế khắc nghiệt sau những hy sinh lớn lao của những người lính, kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện cho những binh sĩ đã ngã xuống, cho những người đang ở tiền tuyến cũng như gia đình họ.
Video đang HOT
“Là một người mẹ cũng có con làm quân nhân, tôi hiểu rõ rằng các bạn rất khác so với phần còn lại của cộng đồng. Chúng ta được gắn kết bởi tình yêu thương, tình yêu nước và giá trị mà chúng ta đã xây dựng; tình yêu thương với những người đang trong quân ngũ, bao gồm cả đồng minh đang sát cánh cùng chúng ta; cũng như tình yêu thương với cộng đồng mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng. Tình yêu thương là thứ thúc đẩy các bạn đi theo lời kêu gọi của đất nước hết lần này tới lần khác”.
Đệ nhất phu nhân Mỹ dường như đang nhắc tới Beau Biden, con trai bà cũng từng phục vụ trong quân đội và được triển khai tới Iraq.
“Trong thời điểm khó khăn này, cả nước một lần nữa chứng kiến sự kiên cường của các bạn. Chúng tôi đã nhìn thấy binh sĩ chia sẻ nước và thức ăn với trẻ em Afghanistan đang đợi ở sân bay Kabul. Chúng tôi nhìn thấy gia đình các quân nhân chào đón gia đình người tị nạn Afghanistan tới Mỹ bằng tình hữu nghị và sự hảo tâm. Cảm ơn các bạn vì đã tiếp tục phục vụ”, bà viết.
“Là một quốc gia, chúng tôi đã đòi hỏi ở các bạn quá nhiều suốt 20 năm qua. Từ những ngày sinh nhật và ngày lễ bị bỏ lỡ, tới bệnh tật, thương tích và sự hy sinh tột cùng mà một gia đình có thể làm, các bạn đã cho chúng tôi nhiều hơn những gì chúng tôi có thể đền đáp. Những gì chúng tôi có thể làm là cố gắng xứng đáng với sự tận tụy của các bạn. Chúng tôi có thể sát cánh bên bạn, tôn vinh công lao của các bạn”.
Cuối thư, bà Biden để lại số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ khủng hoảng quân sự để các binh sĩ đang trong quân ngũ, hay các cựu binh, cùng gia đình, người chăm sóc họ trong quân ngũ và những người sống sót, có thể liên hệ bất kỳ lúc nào nếu muốn tìm ai đó trò chuyện.
Thông điệp IS gửi Taliban qua vụ đánh bom sân bay Kabul
Vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul được coi là nỗ lực của IS nhằm khẳng định vị thế ở Afghanistan và cảnh báo Taliban không nên xích lại gần Mỹ.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh hoạt động tại Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, thừa nhận họ tiến hành vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul ngày 26/8, khiến hơn khoảng 170 người thiệt mạng.
Người thân khiêng linh cữu nạn nhân vụ đánh bom tại sân bay ở Kabul lên xe ngày 26/8. Ảnh: AFP .
Cuộc tấn công diễn ra sau cảnh báo của Mỹ và các quốc gia khác về nguy cơ IS tấn công sân bay quốc tế Hamid Karzai, nơi Mỹ đang sơ tán hàng nghìn công dân, người dân các nước đồng minh và người Afghanistan có thị thực đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ sắp rút toàn bộ quân khỏi nước này.
Sau khi nắm quyền kiểm soát, Taliban đang cố thể hiện rằng họ không còn là nhóm mà thế giới nhớ đến 20 năm trước. Chính quyền mới đã cam kết sẽ không cho phép các cuộc tấn công khủng bố diễn ra và không ai bị tổn hại ở Afghanistan.
Yang Shu, cựu trưởng khoa nghiên cứu về Trung Á tại Đại học Lan Châu, Trung Quốc, đánh giá IS-K đang cố gắng chứng tỏ nhóm này vẫn có ảnh hưởng ở Afghanistan, khi Taliban dường như xích lại gần các chính phủ nước ngoài.
"IS-K vốn cho rằng Taliban cũng đối đầu với Mỹ giống họ, nhưng giờ đây có vẻ như Taliban đang từ bỏ lập trường đó và sẽ làm việc với Mỹ. IS-K gửi đi thông điệp rằng họ sẽ không từ bỏ đối đầu với Mỹ giống như Taliban", Yang nói.
Cuộc tấn công sẽ làm phức tạp tình hình cho Taliban, lực lượng đang đối mặt với lời kêu gọi từ các cường quốc bao gồm Trung Quốc và Nga, thúc giục họ cắt quan hệ với các nhóm khủng bố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo có thể xảy ra thêm các cuộc tấn công ở Kabul và tuyên bố sẽ tìm cách trả đũa. "Chúng tôi sẽ truy lùng các người và bắt các người phải trả giá", ông cảnh báo chiến binh IS trước khi bảo vệ quyết định của chính quyền ông về việc tiếp tục rút quân khỏi Afghanistan - điều đã được thống nhất giữa chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump và Taliban.
Zhu Yongbiao, chuyên gia về các vấn đề Afghanistan từ Đại học Lan Châu, cho rằng sự hỗn loạn do việc rút quân của Mỹ là cơ hội cho IS-K.
"Một Afghanistan ổn định không phải là điều tốt cho những nhóm cực đoan này. Họ đang tận dụng sự hỗn loạn để âm mưu tấn công. IS-K đang mở rộng ảnh hưởng, nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ các nhóm khủng bố khác để duy trì cạnh tranh với Taliban và duy trì vị thế là nhóm cực đoan lớn thứ hai ở Afghanistan".
Các chiến binh tuyên bố trung thành với IS-K bắt đầu xuất hiện ở miền đông Afghanistan, gần biên giới với Pakistan, vào cuối năm 2014 và phong trào Hồi giáo dòng Sunni cực đoan này nhanh chóng mở rộng.
Theo các cơ quan tình báo phương Tây, IS khét tiếng là rất tàn bạo khi chiến đấu với Taliban, vì sự trái ngược trong ý thức hệ cũng như nhằm cạnh tranh để kiểm soát các tuyến đường buôn lậu và buôn ma túy tại địa phương.
Richard Barrons, tướng về hưu quân đội Anh, cho rằng cách duy nhất để phương Tây đối phó với IS-K là bắt tay với Taliban để chặn đứng nhóm khủng bố này, bởi Mỹ và các đồng minh không còn đại sứ quán, binh sĩ hay lực lượng an ninh hỗ trợ trên mặt đất tại Afghanistan.
Tuy nhiên, nghị sĩ Anh Tom Tugendhat, cựu binh từng tham chiến ở Afghanistan, nhận định Taliban sẽ không vội vàng bắt tay với phương Tây. "IS-K là tổ chức từng được Taliban dung dưỡng bằng cách này hay cách khác, giờ đây họ chỉ có thể tự trách mình về con chó quay sang cắn chủ", Tugendhat nói.
Ít nhất 170 người chết vì vụ đánh bom sân bay Kabul Ít nhất 170 người Afghanistan thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương sau vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul. Thông tin về số thương vong được một quan chức giấu tên thuộc Bộ Y tế Công cộng Afghanistan cung cấp hôm nay. Quan chức này cho biết trong số 170 người chết, xác định được 34 người là nam...