JACPA Nhật Bản chuyển giao chương trình giáo dục thể chất cho ASC
Chương trình giảng dạy bộ môn thể chất JACPA cho trẻ em gồm: giáo dục thể chất, bóng đá, cổ vũ, thể dục nhịp điệu theo thương hiệu Nhật Bản.
Mới đây, Công ty Cổ phần đào tạo ASC – thuộc Tập đoàn giáo dục Edufit (Tập đoàn giáo dục sở hữu hệ thống Trường Mầm non Quốc tế Sakura Montessori và Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway) đã ký kết hợp tác chiến lược cùng Tập đoàn thể chất JACPA Nhật Bản. Theo đó, ASC sẽ trở thành đơn vị độc quyền cung cấp chương trình giáo dục Thể chất JACPA Nhật Bản tại Việt Nam.
Đại diện Công ty Cổ phần đào tạo ASC, Tập đoàn giáo dục Edufit và Tập đoàn thể chất JACPA Nhật Bản chụp ảnh lưu niệm.
ASC (After School Club) là công ty chuyên đào tạo các hoạt động thể chất và kỹ năng mềm cho trẻ độ tuổi từ mầm non tới trung học.
Với việc hợp tác cùng JACPA Nhật Bản, ASC trở thành công ty đào tạo về thể chất duy nhất tại Việt Nam độc quyền chương trình giảng dạy các bộ môn thể chất JACPA cho trẻ em như: giáo dục thể chất, bóng đá, cổ vũ, thể dục nhịp điệu theo thương hiệu Nhật Bản.
Sau ký kết, JACPA sẽ chịu trách nhiệm chuyển giao giáo trình, phương pháp và đào tạo kỹ thuật, kỹ năng chuyên sâu cho đội ngũ giáo viên thể chất của ASC theo những tiêu chuẩn khắt khe của chương trình JACPA Nhật Bản.
Chương trình giáo dục thể chất JACPA Nhật Bản được nghiên cứu và phát triển với hơn 45 năm kinh nghiệm và áp dụng tại một số quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia…
Dựa trên các nghiên cứu về tâm, sinh lý và các giai đoạn phát triển của trẻ, chương trình giáo dục thể chất JACPA tập trung đào tạo về phương pháp, kỹ thuật vận động để phát triển các chức năng trong cơ thể của trẻ ngay từ giai đoạn mầm non. Phương pháp đào tạo này dựa trên các hoạt động tập thể để khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng làm việc nhóm như khả năng hợp tác, quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Bên cạnh đó, các trò chơi vận động cũng được lồng ghép vào trong bài học, để tạo môi trường học tập thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ nâng cao thể lực một cách toàn diện, kích thích não bộ phát triển tối ưu, đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ.
Đại diện Công ty Cổ phần đào tạo ASC giới thiệu với đại diện công ty Cổ phần Thể chất JACPA Nhật Bản về hệ thống cơ sở vật chất.
Chia sẻ tại lễ ký kết, bà Đinh Thanh Loan – Giám đốc Công ty cổ phần đào tạo ASC cho biết: “Nhật Bản vốn được biết đến như một đất nước đặc biệt quan tâm tới giáo dục thể chất ngay từ bậc mầm non. Bên cạnh đó họ cũng được đánh giá là quốc gia áp dụng thành công trong việc kết hợp chế độ dinh dưỡng với luyện tập thể chất để tác động trực tiếp đến hệ xương, nâng cao tầm vóc, chức năng vận động. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thể chất của Nhật Bản, tôi tin rằng tập đoàn JACPA sẽ mang lại cho thế hệ trẻ em Việt Nam một nền giáo dục thể chất toàn diện, giúp trẻ phát triển cân bằng cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ”
Video đang HOT
Theo đó, ASC sẽ cung cấp độc quyền Chương trình giáo dục thể chất JACPA như một chương trình học chính khoá phổ cập trong toàn hệ thống các trường thuộc tập đoàn giáo dục Edufit bao gồm: Hệ thống Trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori và Hệ thống Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway.
Hơn nữa, ASC cũng sẽ cung cấp các dịch vụ đào tạo thể chất, kỹ năng mềm ngoại khoá cho học sinh từ mầm non tới trung học trên toàn quốc.
Ông Igarashi Katsuo – Tổng giám đốc Tập đoàn giáo dục thể chất JACPA Nhật Bản cho biết: “ASC là một công ty con của tập đoàn giáo dục Edufit và sở hữu một lượng lớn học sinh trong hệ thống trường trên toàn quốc. Với cơ sở vật chất trường học cũng như các trang thiết bị, giáo cụ học tập tiêu chuẩn quốc tế, chúng tôi tin rằng ASC sẽ hiện thực hoá mục tiêu tạo nên thế hệ học sinh Việt Nam cường tráng về thể lực và trí tuệ cũng như góp một phần nhỏ cho sự phát triển của giáo dục thể chất tại Việt Nam”.
Thế Đan
Theo VNE
Nỗi khổ học nhiều, vận động ít của học sinh Việt
Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh dồn sức cho các môn học chính... thể dục học đường ở Việt Nam đang bị 'bỏ rơi' trong khi thể lực học sinh có nhiều điều đáng bàn.
Tiết học thể dục với nội dung nhảy qua xà của lớp 9/9 Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: THẢO TÂM
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của học đường, làm nền tảng trau dồi trí lực, phát triển lành mạnh về nhân cách. Nhưng lâu nay, thầy trò lẫn phụ huynh dường như xem nhẹ việc đầu tư thực chất cho thể dục học đường.
Chương trình học thiết kế khô cứng và ít ỏi, phụ huynh, học sinh "dồn sức" cho các môn chính là khái quát chung của thể dục học đường.
Học thể dục để... được vui chơi
Chiều một ngày đầu tháng 11, lớp 9/9 Trường THCS Lê Văn Tám (Q.BìnhThạnh, TP.HCM) có hai tiết thể dục do thầy Hoàng Trọng Quý Bình giảng dạy với nội dung nhảy qua xà.
Tiết học ngoài trời, nên để minh họa cho các động tác, thầy Bình có chuẩn bị bức ảnh bằng giấy với hai nội dung: nhảy xa kiểu ngồi và đà một bước giậm nhảy đá lăng. Sau khi minh họa, thầy thực hiện mẫu động tác của các bước và gọi một học sinh lên làm lại động tác.
Nguyễn Nguyên Thư, một học sinh trong lớp, nói: "Nhìn thầy hướng dẫn rồi em làm theo. Nhưng thầy không hướng dẫn em vẫn làm được bởi nhảy qua xà cũng giống như nhảy dây, mà xà lại tượng trưng bằng dây thừng nên rất đơn giản. Với em, học thể dục chủ yếu là... được vui chơi".
Vì là tiết đôi nên tiết thứ hai học sinh tự luyện tập thực hành cá nhân. Theo quan sát, đến tiết này còn rất ít học sinh tự luyện tập, các em chia thành nhóm ngồi nói chuyện, nhóm khác chạy đùa, còn thầy giáo vào phòng giáo viên.
"Học thể dục như môn điều kiện, chúng em chỉ chủ yếu học toán, văn, Anh để thi tuyển sinh vào lớp 10 thôi. Dù muốn hay không vẫn phải có mặt để điểm danh, chứ dốc sức tập tành thì em lại chưa chú tâm" - em Thanh Xuân chia sẻ.
Tương tự, trong một tiết học thể dục vào buổi sáng tại Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), thầy giáo Nguyễn Sơn Vũ dạy lớp 12A02 nội dung đá cầu và bóng chuyền.
Trước khi vào nội dung bài học, học sinh khởi động nhẹ, chạy bền một vòng sau đó đi vào bài học với ba phần chính: bóng chuyền, cầu lông, cuối cùng là phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động.
Các em tự chia nhóm để đá với nhau, hoặc tập luân phiên đá cá nhân. Trong thời gian 90 phút, nhễ nhại mồ hôi, em Nguyễn Thanh nói: "Mỗi tuần lớp em có hai tiết môn thể dục vào sáng thứ ba.
Học thì vui nhưng học xong rất mệt, do em ít vận động. Em tập trung thời gian học văn hóa, chỉ có 90 phút thể dục cho một tuần học căng thẳng năm cuối cấp".
Một tiết học thể dục ở trường tiểu học thì số tiết phân theo khối. Với khối lớp 1 là 1 tiết/tuần; khối 2, 3, 4, 5 là 2 tiết/tuần. Tại tiết thể dục của lớp 4/4 Trường tiểu học Kết Đoàn (Q.1), thầy Nguyễn Trường Thành hướng dẫn các em bài thể dục phát triển chung các động tác tay, chân và trò chơi vận động.
Khi tập động tác, theo thầy Thành, không ít học sinh luyện tập rời rạc và nhiều em còn nhầm bên phải, bên trái của tay, chân. Nhưng khi đến trò chơi chạy đổi chỗ, chạy lò cò tiếp sức... các em nhiệt tình hơn hẳn.
Em Minh An nói: "Con chỉ trông đến phần trò chơi thôi, cũng chạy cũng nhảy và hoạt động tay chân nhưng các bạn lớp con ai cũng vui và thích hơn tập theo động tác nhiều"...
Thể dục "cưỡi ngựa xem hoa"
Thể dục thể chất đi liền trí lực, là điều kiện để học sinh có sức khỏe lâu dài, nhưng giáo viên, học sinh, phụ huynh đều thừa nhận thể dục là môn "cưỡi ngựa xem hoa".
Thầy Hoàng Trọng Quý Bình tâm tư: "Tôi dạy thể dục nhiều năm rồi, nhưng tâm lý chung các em chỉ chú trọng môn chính. Mình dạy và nhìn là biết học sinh có ham thích hay không. Hơn nữa ở trường cơ sở vật chất còn thiếu.
Chạy xa chạy bền chỉ quanh quẩn trên sân bêtông, đây cũng là lý do khiến các em không thích học thể dục. Các em chỉ thích những môn cụ thể như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, võ... nhưng theo phân phối chương trình thì chỉ có số tiết ít ỏi cho thể dục, mình cũng chỉ biết dạy đủ và đúng tiến độ nội dung quy định".
Em Nhã Uyên, lớp 12A03 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), vô tư nói: "Năm nay em thi chuyên ngành ngôn ngữ Anh, ngoài thời gian học trên lớp, còn lại em kín lịch ở trung tâm tiếng Anh để còn chuẩn bị thi lấy bằng IELTS tiếng Anh. Thể dục em không thể bỏ qua, nhưng với em nó là môn học... xa xỉ".
Em Hữu Hoàn, lớp 12A02 cùng trường, thì nói: "Học chủ yếu là chơi, là vận động cho hết tiết thay vì căng thẳng giải bài tập hay trả bài cho thầy cô. Học thể dục để khỏe nhưng em chưa thấy hiệu quả, vì em chưa bao giờ về nhà tự luyện tập lại các động tác thầy hướng dẫn. Em dành thời gian học những môn quan trọng".
Cũng trong suy nghĩ chú trọng những môn "quan trọng", bà Lê Thị Kiều Dung (Q.Phú Nhuận) có con học lớp 7 Trường THCS Hai Bà Trưng (Q.3) tỏ ra nhẹ hều khi hỏi về sự đầu tư cho con học môn giáo dục thể chất.
Bà Dung nói: "Đầu tư những môn cần khi vào ĐH chứ học thể dục có giải quyết được gì đâu. Đến hè, tôi cho con học lớp võ ở trung tâm thể thao, xem như học bù cho môn thể dục trong năm học".
TS ĐẶNG NGỌC QUANG (chủ biên chương trình giáo dục thể chất, Bộ GD-ĐT):
Sẽ thay đổi theo sở thích học sinh
Chương trình môn giáo dục thể chất hiện hành có sử dụng những nội dung, những quy định cứng và chưa thật sự linh hoạt. Chẳng hạn ở tiểu học có nội dung ném bóng thì học sinh phải học và tuân thủ các kỹ thuật ném bóng chứ chưa dựa trên sở thích, nguyện vọng học sinh để các em phát huy hết khả năng. Đồng thời khi triển khai, cơ sở vật chất ở trường chưa đáp ứng đủ, cộng với yếu tố bản thân giáo viên chưa có năng lực điều hành, điều đó làm cho học sinh không có hứng thú.
Dự định từ năm 2020 sẽ thực hiện đổi mới chương trình trên cơ sở nguyện vọng tự chọn của học sinh để các em tự tập luyện phát triển năng lực thể chất, nâng cao khả năng đáp ứng của giáo viên, cơ sở vật chất đầy đủ. Tất cả khớp trùng với nhau thì môn giáo dục thể chất sẽ thực tế và được chú trọng hơn.
Theo tuoitre
Phát triển khả năng toán học của trẻ với phương pháp Kumon Học viên sẽ được thiết kế một chương trình học hướng cá nhân phù hợp với khả năng của từng bạn. Theo đại diện trung tâm Kumon, không phải trẻ em nào cũng mang sẵn trong mình tố chất toán học và sự hứng thú với môn học này. Để giúp bé phát triển khả năng toán học, phụ huynh có thể tham...