Ivogel hệ thống học tiếng Đức trực tuyến miễn phí do Vogel phát triển
Nằm trong khuôn khổ dự án hệ sinh thái học tập và sang Đức du học miễn phí – nhằm giải quyết vấn đề chi phí lớn học viên Việt Nam phải trả cho các công ty dịch vụ (lên đến hàng trăm triệu) để có thể sang Đức học nghề, hoặc lao động ở các ngành như điều dưỡng, cơ khí, IT.
Ivogel là một nền tảng học trực tuyến tiếng Đức được Vogel tạo ra, để học viên có thể tự học tiếng Đức một cách miễn phí, hướng tới hoàn thiện hệ thống dự án hệ sinh thái học tập và sang Đức miễn phí cũng do Vogel phát triển.
Ivogel hiện có đầy đủ các bài giảng bằng video từ trình độ A1 cho đến B1, ôn thi tiếng Đức trình độ B1, chương trình học giao tiếp, cũng như đa dạng các bài tập thực hành có chấm điểm miễn phí ngay trên hệ thống.
Trong tương lai, Ivogel sẽ phát triển thêm nhiều các bài giảng hữu ích, nhằm hướng đến mục tiêu tự học và hoàn toàn miễn phí.
Ngày 13/7/2022, Dự án Ivogel đã vinh dự đạt nhất giải thưởng Nhà Đổi Mới Sáng Tạo Quốc Tế (International Innovatiors Award) do Đại học Leizig – Đức, dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ SEPT của Đức, đồng tổ chức với viện đổi mới sáng tạo – Đại học công nghệ TP HCM ( UEH) và các cơ quan của Đức khác như AHK (phòng công nghiệp thương mại Đức tại VN). Giải thưởng này là giải thưởng hàng năm, tổ chức trên nhiều quốc gia, nhằm tôn vinh những dự án đóng góp cho sự phát triển, hợp tác giữa Đức và Các nước trên thế giới nói chung, Đức và Việt Nam nói riêng.
Đại diện Vogel nhận giải thưởng tại buổi trao giải
Song song với hệ thống Ivogel, Vogel cũng đã phát triển thêm các hệ sinh thái khác nhằm phục vụ việc tự học tiếng Đức và sang Đức làm việc miễn phí tại trang duhocngheduc.edu.vn. Trong tương lai, khi hệ thống hoàn thiện, dự kiến sẽ có hàng nghìn người Việt Nam được sang Đức làm việc một cách miễn phí, tiết kiệm cho quốc gia hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Hiện cũng đã có một số chương trình miễn phí sang Đức trên hệ thống, như chương trình chuyển đổi bằng điều dưỡng miễn phí, do Vogel phối hợp với Certif-ID của Đức thực hiện, với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo nghề Đức BIBB.
Video đang HOT
Chương trình trên cũng đã được Vogel triển khai tại trường Đại học Thăng Long – Hà Nội, với chuyên ngành ban đầu là Điều dưỡng. Thông tin về chương trình có thể xem tại trang duhocngheduc.edu.vn.
Buổi lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa Vogel và Đại học Thăng Long. (Bên phải: CEO Hải Hồ; bên trái, Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long, tiến sĩ Phan Huy Phú)
Là người sáng lập Vogel cũng như là người định hướng, phát triển dự án. Anh Hồ Ngọc Hải (facebook Hải Hồ) chia sẻ: “Tôi cảm thấy không được vui khi nhiều gia đình nghèo ở nông thôn phải bỏ ra một số tiền rất lớn để cho con cái họ sang nước ngoài làm việc, do đó tôi đã quyết định xây dựng và phát triển hệ sinh thái này.”
Anh còn chia sẻ thêm: ” Vì đây là hệ sinh thái mới hoàn toàn, chưa có tiền lệ, do đó khả năng sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, từ việc đào tạo tiếng Đức trực tuyến hướng đến tự học, cho đến hệ sinh thái học tập tiếng Đức, kết nối doanh nghiệp… Nên rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ tất cả mọi người, bạn có thể trực tiếp liên hệ với tôi để đóng góp ý kiến trên facebook cá nhân”.
Nữ thủ khoa nhận cùng lúc 2 bằng đại học từng sốc vì trượt nguyện vọng yêu thích
Sau cú sốc trượt nguyện vọng vào trường yêu thích, Yến lấy lại tinh thần, hoàn thành 4 năm đại học với thành tích đáng nể.
Tròn một tháng sau sinh nhật tuổi 22, Yến có mặt trong buổi vinh danh thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022. Cầm trên tay bằng khen và cúp vinh danh thủ khoa, Phương Yến thầm cảm ơn chính bản thân vì 4 năm trước đã không bỏ cuộc.
Nguyễn Phương Yến là thủ khoa đầu ra trường Đại học Thăng Long năm 2022. Nữ sinh nhận cùng lúc 2 bằng cử nhân ngành Tài chính và ngành Kế toán với GPA lần lượt 9,1 và 9.
Khi còn là học sinh, Yến từng tham gia các cuộc thi về Lịch sử và đoạt nhiều giải thưởng. Lớp 11, Yến bất ngờ chuyển hướng quyết định thi khối A, thay vì khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh) như dự định trước đó. Yến mong muốn được theo học tại một trường đại học kỹ thuật có tiếng tại Việt Nam.
Năm 2018, nữ sinh trượt nguyện vọng mơ ước. "Em buồn, khóc suốt một tháng", Yến nói.
10x quyết định mua bộ 2.000 mảnh về để ghép hình và tự nhủ, khi bức tranh hoàn thành cũng là lúc gạt nỗi buồn sang một bên để bước tiếp. Suốt thời gian đó, bố mẹ Yến cũng luôn bên cạnh động viên con gái.
Nguyễn Phương Yến là thủ khoa đầu ra Đại học Thăng Long năm 2022. (Ảnh: Hoài Anh)
Nhập học Trường Đại học Thăng Long, nữ sinh đăng ký theo chuyên ngành Kế toán. Sau 2 năm học, khi dần hứng thú với những thứ liên quan đến phân tích, Yến quyết định đăng ký học thêm chuyên ngành Tài chính. Mỗi ngành, em học khoảng 50 môn, trong đó 25 môn trùng nhau (bao gồm môn đại cương và những môn của ngành Kinh tế).
Yến miêu tả việc đăng ký tín chỉ trên đại học như cuộc chạy đua - điều quan trọng nhất nằm ở tốc độ. Với một sinh viên bình thường đăng ký một ngành đã không hề dễ dàng, trong khi Yến phải "cân" tới 2 ngành học.
Trước khi đăng ký tín chỉ, 10x có thói quen lập ra các kế hoạch đăng ký khác nhau. Trường hợp không đăng ký được môn như mong muốn, em lập tức chuyển sang phương án tiếp theo nhằm tối ưu hóa thời gian, ra trường đúng hạn.
Do 2 chuyên ngành nhiều nét tương đồng nên việc học song song giúp Yến hoàn thành tốt môn học của ngành này nhờ những môn của ngành kia và ngược lại.
Khó khăn lớn nhất nữ sinh gặp phải là thời gian học và những kỳ thi dồn dập cuối kỳ. Em thường học tại trường từ 7h đến 18h - thay vì chỉ 1 buổi/ ngày như các bạn còn lại. Có ngày, em thi 2 môn của 2 ngành khác nhau.
Để không bị "ngộp" kiến thức, trên lớp Yến tập trung, tiếp thu bài một cách tối đa để không mất quá nhiều thời gian ôn lại bài tại nhà. Nữ sinh ghi chép lại những điều giảng viên giảng ngoài giáo trình để tránh bỏ lọt kiến thức.
Trước thi 2 ngày, Yến sẽ ôn tập từ 20h đến đêm muộn, tổng hợp lại những kiến thức đã học để có cái nhìn bao quát nhất. Tuy vậy, nữ thủ khoa cho rằng đây không hẳn là cách học đáng khích lệ, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Nguyễn Phương Yến còn thương xuyên tham gia các hoạt động của câu lạc bộ nghệ thuật trong trường. (Ảnh: NVCC)
Dù học 10 tiếng một ngày tại trường, Yến vẫn luôn cố gắng dành thời gian tham gia câu lạc bộ nghệ thuật. Đây là thời điểm em thích nhất trong ngày, lúc tâm trí có thể dồn hoàn toàn vào những bước nhảy và tiếng cười đùa cùng bạn bè.
"Đầu tiên mục tiêu của em chỉ là ra trường đúng hạn, bởi việc học song song 2 bằng đã là điều không hề đơn giản. Em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành thủ khoa đầu ra", 10x nói.
Sau khi ra trường, Yến sẽ dành thời gian nghỉ ngơi và tìm ra hướng đi tốt nhất cho bản thân trong công việc. Em cũng đặt mục tiêu học thạc sĩ trong thời gian tới, song song với đó là trau dồi thêm tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung.
Kỳ thi chứng chỉ tiếng Đức DSD diễn ra đúng hạn, phụ huynh cảm ơn Bộ Giáo dục Ngày 21/11, các phụ huynh đã nhận được phản hồi từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo ngày 22/11 các con thi DSD2 bình thường. Ngày 22/11, một phụ huynh có con chuẩn bị bước vào kỳ thi DSD2 - chứng chỉ tiếng Đức thông tin với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng sau khi nhận được...