Italy lo bị các vùng dịch Covid-19 ‘bao vây’
Bộ trưởng Y tế Italy c ảnh báo việc tăng ca nCoV trở về từ nước ngoài và cho rằng nước này đang “bị bao vây” giữa các vùng dịch Covid-19.
“Thật vô tâm nếu không lo ngại về những ca nhiễm mới trở về từ nước ngoài”, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza nói với nhật báo Corriere della Sera hôm 10/8, đề cập tới việc số người du lịch nước ngoài trở về bị nhiễm Covid-19 đang gia tăng. “Italy đang nằm giữa các vùng dịch như Pháp, Tây Ban Nha và các nước vùng Balkan…”, ông nói.
Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza trả lời truyền thông ở Rome, ngày 25/2. Ảnh: Reuters.
Hồi đầu tháng 8, Italy ghi nhận 30 ca nhiễm mới là các thanh niên ở vùng Veneto đi nghỉ dưỡng về từ Croatia, làm dấy lên mối lo ngại về đợt bùng phát dịch mới là những ca “ngoại nhập”.
Video đang HOT
“Chúng tôi phải sẵn sàng cho kịch bản số ca nhiễm trở về từ nước ngoài có thể tăng lên trong hai tuần tới”, Rodolfo Punzi, phụ trách khoa Bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Cotugno ở Naples, Italy, nói.
Italy đã ngừng cho nhập cảnh đối với công dân từ vùng Balkan, những người về từ Romania, Bulgaria cũng phải cách ly trong 14 ngày. Dù là quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì Covid-19 hồi tháng 2, Italy đã dần kiểm soát được dịch nhờ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách biệt cộng đồng. Nước này hôm 10/8 ghi nhận 463 ca nhiễm mới và chỉ hai ca tử vong nCoV.
Tổng số ca nhiễm ở Italy hiện gần 251.000 và hơn 35.000 ca tử vong. Trong khi đó, Tây Ban Nha đang dẫn đầu về số ca nhiễm mới ở châu Âu trong hai tuần qua, với tổng số ca nhiễm hiện hơn 370.000 và hơn 28.000 ca tử vong, tiếp đến là các quốc gia Romania, Pháp, Đức, Anh và Ba Lan.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, khiến hơn 20 triệu người nhiễm, gần 739.000 người chết. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 5 triệu ca nhiễm, hơn 166.000 ca tử vong.
Hàng loạt nước châu Âu mở lại biên giới nội khối, khôi phục kinh tế
Biên giới giữa hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu chính thức mở lại sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn dịch Covid-19.
Bắt đầu từ 15/6, các nước Đức, Pháp, Bỉ và Hy Lạp mở lại toàn bộ biên giới với các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu, chính thức khôi phục một phần không gian tự do di chuyển Schengen vốn đã bị đóng băng trong suốt gần 3 tháng qua do các lệnh phong toả tại các quốc gia. Đến đêm 15/6, đến lượt Áo mở cửa biên giới.
Biên giới giữa nhiều nước EU được mở lại từ 15/6.
Trước đó, ngay từ ngày 3/6, Italy đã mở cửa để chào đón du khách châu Âu. Croatia và Ba Lan đã mở cửa từ ngày 11/6. Đáng chú ý, không chỉ mở cửa với các nước trong EU, Hy Lạp còn cho phép nối lại chuyến bay với một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Tại Tây Ban Nha, một trong những nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất vì đại dịch Covid-19, trong chiều 14/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng thông báo nước này sẽ mở cửa biên giới với hầu như toàn bộ các nước EU từ ngày 21/6, trừ Bồ Đào Nha.
"Kể từ ngày 21/6, quy định cách ly bắt buộc với mọi hành khách đến Tây Ban Nha sẽ được huỷ bỏ sau nhiều cuộc tham vấn với các nước láng giềng, dựa trên tính toán về các biện pháp song phương cần thiết phải áp dụng. Chỉ riêng việc kiểm soát biên giới trên bộ với Bồ Đào Nha là kéo dài đến ngày 30/6, theo yêu cầu của Bồ Đào Nha" - Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết.
Trước đó, theo kế hoạch được chính phủ Tây Ban Nha đưa ra, việc mở lại biên giới chỉ được thực hiện từ ngày 1/7. Tuy nhiên, diễn biến tích cực của dịch Covid-19 tại nước này trong nhiều tuần qua cho phép đẩy nhanh thời hạn mở lại biên giới vào ngày 21/6, trùng thời điểm kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp cuối cùng tại Tây Ban Nha.
Là điểm đến du lịch lớn thứ 3 thế giới và thứ 2 tại châu Âu, Tây Ban Nha kỳ vọng việc sớm mở lại biên giới sẽ cứu vãn được một phần cho ngành du lịch, ngành kinh tế chiếm đến 12% GDP nước này.
Trong khi đó tại Anh, hàng loạt cửa hàng không thiết yếu như các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ cũng chính thức được mở lại từ ngày 15/6. Tại Pháp, toàn bộ đất nước được chuyển thành vùng xanh, bao gồm cả khu vực thủ đô Paris, đồng nghĩa với việc mọi quán cafe, nhà hàng được phép hoạt động trở lại bình thường như trước đây.
Biểu tình 'Tôi không thể thở' lan rộng khắp thế giới Từ Pháp, Đức, đến Syria, Mexico, hàng nghìn người xuống đường kêu gọi công lý cho người da màu và phản đối bạo lực của cảnh sát. Cảnh sát bắn hơi cay vào một cuộc biểu tình trái phép trước tòa án ở Paris, Pháp, hôm 2/6, với sự tham dự của khoảng 20.000 người, bất chấp lệnh cấm tụ tập trên 10...