Italy kích hoạt ‘quyền lực EU’ chặn xuất khẩu vaccine COVID sang Australia
Italy đã trở thành quốc gia đầu tiên kích hoạt các quyền lực của Liên minh châu Âu, ngăn cản xuất khẩu lô hàng 250.000 liều vaccine COVID-19 sang Australia, trong một động thái leo thang căng thẳng với “người khổng lồ” dược AstraZeneca.
Quyết định của Italy chặn xuất khẩu trên 250.000 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được Uỷ ban châu Âu đồng ý. Ảnh: Getty Images
Người phát ngôn của Thủ tướng Italy Mario Draghi ngày 4/3 đã xác nhận động thái trên với CNN, nói thêm rằng Italy và Ủy ban châu Âu đã nhất trí về hành động này.
Đây là lần đầu tiên một biện pháp như vậy được quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sử dụng với mặt hàng vaccine.
Vào cuối tháng 1 vừa qua, cuộc chiến công khai và gay gắt đã nổ ra giữa EU và AstraZeneca về việc chậm trễ cung cấp vaccine, sau khi công ty thông báo với Liên minh rằng họ sẽ cung cấp ít hơn hàng chục triệu liều so với thoả thuận từ cuối tháng 3/2020.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu sau đó đã thông qua các biện pháp mới cho phép các quốc gia thành viên hạn chế xuất khẩu vaccine COVID-19 ra bên ngoài khối, trong một số tình huống nhất định.
Cơ chế này được cho là không ảnh hưởng đến viện trợ nhân đạo hoặc COVAX, sáng kiến toàn cầu nhằm phân phối khoảng 2 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo.
Việc triển khai vaccine COVID-19 của 27 quốc gia EU tiếp tục bị đình trệ, khiến một số nước thành viên ngày càng thất vọng quay sang các quốc gia bên ngoài để được hỗ trợ.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ có 5,5% dân số EU gồm 447 triệu người được tiêm liều vaccine đầu tiên.
Hôm 4/3, Bộ Ngoại giao Italy đã giải thích quyết định chặn AstraZeneca xuất khẩu vaccine của mình, với lý do công ty này chậm cung cấp vaccine cho Italy và Liên minh châu Âu, đồng thời lưu ý rằng Australia không bị EU coi là quốc gia “dễ bị tổn thương”. Theo tuyên bố của Rome, Italy trước đây đã cho phép công ty AstraZeneca xuất khẩu “số lượng khiêm tốn các mẫu dùng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học”, nhưng đã đánh dấu lô hàng là nghi vấn vì nó liên quan đến 250.700 liều vaccine COVID-19.
Tuyên bố trên trích dẫn “số lượng liều vaccine theo yêu cầu ủy quyền xuất khẩu cao so với số lượng liều cung cấp cho Italy và nói chung là cho các nước EU cho đến nay.”
Hiện AstraZeneca từ chối bình luận về quyết định của Italy.
Một quan chức EU nói với CNN rằng Ủy ban châu Âu “không phản đối” quyết định của Italy áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vaccine cho Australia. Quan chức này có liên quan chặt chẽ đến các quy trình thương mại bên trong Ủy ban, nhưng không được phép tiết lộ các cuộc họp kín hoặc về các tài liệu thương mại giữa Ủy ban châu Âu và thành viên EU.
Theo thủ tục của EU, một công ty muốn xuất khẩu vaccine từ một quốc gia thành viên EU phải thông báo cho quốc gia đó. Quốc gia thành viên kiểm tra các tiêu chí xuất khẩu và đưa ra dự thảo quyết định về việc có chấp thuận xuất khẩu hay không.
Các Ủy viên châu Âu sau đó có một ngày làm việc để thông qua, sửa đổi hoặc bác bỏ quyết định của quốc gia thành viên. Quốc gia thành viên phải tuân theo quyết định của Ủy ban.
Thiếu sót trong nhập dữ liệu bệnh nhân ảnh hưởng tới nghiên cứu về virus SARS-CoV-2
Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia vừa phát hiện hầu hết các các ca bệnh COVID-19 được ghi nhận trên toàn thế giới mà không có đầy đủ thông tin liên quan.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Bologna, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 17/11, các nhà khoa học thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã tiết lộ có tới 95,5% số ca mắc COVID-19 được đưa vào cơ sở dữ liệu về gene của virus corona lớn nhất thế giới có tên gọi là GISAID mà thiếu những thông tin liên quan các bệnh nhân.
S.S.Vasan, đồng tác giả nghiên cứu và là trưởng nhóm Nghiên cứu Nguồn bệnh Nguy hiểm tại CSIRO, cho biết việc thu thập dữ liệu bệnh án của các bệnh nhân COVID-19 là thông tin vô cùng quan trọng để giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự biến đổi của virus SARS-CoV-2.
Theo ông Vasan, nhóm nghiên cứu đang rất cần những thông tin còn thiếu liên quan đến các chuỗi gene của virus SARS-CoV-2, để có thể giải thích các triệu chứng bệnh khác nhau là do một hoặc nhiều quá trình biến đổi gene ở bên trong virus, hay do các yếu tố của người bệnh như tuổi tác, giới tính và các bệnh đi kèm. Ngoài ra, rất có thể đội ngũ y tế điều trị bệnh nhân biết được những thông tin này, nhưng không đưa vào các kho dữ liệu công như GISAID, trong quá trình nhập dữ liệu.
Đến nay, 200.000 chuỗi gene SARS-CoV-2 đã được đưa vào GISAID, trở thành loại virus có nhiều biến thể nhất trong lịch sử. Theo nghiên cứu của CSIRO, có hơn 100.000 chuỗi gene của SARS-CoV-2 được ghi nhận trong 2 tháng tính đến tháng 11, con số cao nhất kể từ khi loại virus này được phát hiện.
Từ tháng 4, để cập nhật chuỗi gene của SARS-CoV-2 vào GISAID thì thông tin "tình trạng bệnh nhân" là mục bắt buộc phải nhập liệu, nhưng nghiên cứu của CSIRO đã phát hiện ra một số thiếu sót trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã khiến quy trình này không được thực hiện đầy đủ.
Thế giới sửng sốt, lo âu sau tranh luận Trump - Biden Cách Trump - Biden tranh luận khiến người dân nhiều nước bối rối về nền dân chủ Mỹ, một số người lo ngại về khủng hoảng hậu bầu cử. "Nếu mục đích của cuộc tranh luận tổng thống tối qua là truyền tải thông tin và giáo dục, thì tất cả những gì nó đạt được là xác nhận sự suy giảm niềm...