Italy hứng chịu gần 380 hiện tượng thời tiết cực đoan
Theo các báo cáo được công bố ngày 28/12, trong năm 2023, Italy đã hứng chịu số lượng hiện tượng thời tiết cực đoan cao nhất từng được ghi nhận.
Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại Rome, Italy ngày 18/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo của tổ chức môi trường Legambiente cho thấy trong năm nay, Italy ghi nhận 378 hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng 22% so với năm ngoái. Các hiện tượng nắng nóng gay gắt, hạn hán khắc nghiệt cho tới mưa đá, lũ lụt, gió lớn… đã khiến ít nhất 31 người tử vong.
Trong khi đó, Hiệp hội Nông nghiệp Coldiretti nêu rõ trung bình mỗi ngày, quốc gia Nam Âu này hứng chịu hơn 9 hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong năm nay. Coldiretti ước tính thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại lên tới 6 tỷ euro (6,6 tỷ USD) về cây trồng và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, từ đó dẫn tới tình trạng thiếu hụt sản lượng dầu oliu, đào, xuân đào và lúa mì của Italy.
Các tính toán của Coldiretti cho thấy miền Bắc Italy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi hứng chịu tới 210 hiện tượng thời tiết cực đoan, kế đến là miền Trung với 98 hiện tượng. Con số này ở miền Nam (bao gồm cả các đảo Sicily và Sardinia) là 70.
Trong năm nay, phần lớn châu Âu đã trải qua mùa Hè khô hạn kéo dài cùng nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, Italy thường chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do có đường bờ biển dài và hai mặt giáp biển. Dữ liệu khí tượng chỉ ra rằng 2023 sẽ trở thành năm ấm nhất được ghi nhận tại quốc gia Nam Âu này trong hơn 150 năm qua.
Trong khi đó, các cơ quan thời tiết dự báo năm nay sẽ kết thúc với đợt thời tiết ấm bất thường khi nhiệt độ ban ngày trên hầu khắp cả nước đều ở mức cao. Năm mới 2024 cũng sẽ bắt đầu với xu hướng thời tiết ấm như vậy.
Nga lạc quan về khả năng xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục trong năm nay
Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev mới đây cho biết tính từ đầu năm 2023, xuất khẩu lương thực của nước này đã đạt 43 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lúa mì chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Trả lời phỏng vấn báo Komsomolskaya Pravda, Bộ trưởng Patrushev nhận định năm nay, xuất khẩu nông sản của Nga đang tăng trưởng tích cực, với ngũ cốc truyền thống chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu (khoảng 38%). Nga vẫn là nhà cung cấp lúa mỳ hàng đầu thế giới. Dự báo đến cuối năm 2023, xuất khẩu nông sản sẽ lên tới hơn 45 tỷ USD. Ông Patrushev đánh giá đây sẽ là con số kỷ lục của Nga. Năm tới, với thu hoạch bội thu và động lực sản xuất tích cực trong các lĩnh vực chính, Nga kỳ vọng vẫn duy trì được con số xuất khẩu cao hiện tại.
Bộ trưởng Patrushev nhấn mạnh trong điều kiện hiện tại, ưu tiên của Nga là phát triển thương mại với các nước thân thiện. Năm 2021, 73% nguồn cung nông sản của Nga được xuất sang những nước này và năm nay, thị phần trên đã tăng lên 87%. Trong những thập kỷ tới, chính những quốc gia thân thiện này sẽ tăng cường mua lương thực với tốc độ nhanh hơn. Nga dự kiến sẽ tăng nguồn cung cho các nước ở châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ Latinh và trong không gian hậu Xô Viết. Ông Patrushev bày tỏ tin tưởng rằng Nga sẽ luôn là đối tác tốt và là bên bảo đảm an ninh lương thực cho những quốc gia này.
Dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu tạm thời tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C trong năm 2024 Cơ quan Khí tượng Anh (Met) ngày 8/12 nhận định nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể ghi nhận mức tăng tạm thời vượt ngưỡng 1,5 độ C trong năm tới, một mốc trong lịch sử khí hậu mà thế giới có thể gia tăng cảnh báo tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên...