Italy: Hai vụ đắm tàu liên tiếp khiến 30 người di cư mất tích
Cả hai con tàu chở người di cư đều là những tàu vỏ sắt cũ kỹ, đã bị chìm trong thời tiết dông bão đêm 5/8, hai tàu này được cho là đã khởi hành từ thành phố Sfax ở Tunisia.
Đảo Lampedusa của Italy, điểm đến của những người di cư trong những năm gần đây. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc ngày 6/8 cho biết hai vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy vào đêm trước đó đã khiến ít nhất 30 người mất tích.
Những nhân chứng sống sót cho biết khoảng 28 người mất tích trong vụ đắm tàu thứ nhất và 3 người mất tích trong vụ đắm tàu thứ hai.
Video đang HOT
Cả hai con tàu trên đều bị chìm trong thời tiết dông bão đêm 5/8 và đều là những tàu vỏ sắt cũ kỹ. Hai tàu này được cho là đã khởi hành từ thành phố Sfax ở Tunisia.
Cảnh sát thành phố Agrigento của Italy đã mở cuộc điều tra về hai vụ đắm tàu trên. Cảnh sát trưởng thành phố này, Emanuele Ricifari, cho biết những kẻ buôn người đã biết có dự báo biển động nhưng vẫn để hoặc ép người di cư di chuyển trong điều kiện nguy hiểm như vậy nên đây là hành vi phạm tội một cách vô đạo đức.
Hành trình di cư từ Bắc Phi đến châu Âu qua biển Địa Trung Hải là tuyến đường nguy hiểm nhất thế giới.
Theo quan chức phụ trách báo chí của IOM Flavio Di Giacomo, hơn 1.800 người đã chết khi cố gắng vượt qua tuyến đường biển này trong năm nay, nhiều gấp đôi so với năm ngoái.
Ông cho biết: “Con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Rất nhiều thi thể được tìm thấy trên biển, cho thấy nhiều vụ đắm tàu đã xảy ra mà chúng ta không biết đến.”
Cũng theo ông Di Giacomo, nguyên nhân có nhiều vụ chìm tàu xảy ra là do những kẻ buôn người sử dụng loại tàu vỏ sắt rẻ tiền hoặc thuyền của những người di cư bị bọn buôn người đánh cắp động cơ ngay trên biển./.
Việc thực thi quy định mới về thủ tục xin tị nạn ở Mỹ gặp cản trở
Ngày 25/7, Thẩm phán liên bang Jon Tigar, của Tòa án khu vực tại San Francisco đã ra phán quyết đảo ngược chính sách tị nạn của Tổng thống Mỹ Joe Biden sau 10 tuần thực thi.
Người tị nạn Trung Mỹ được đưa tới nơi ở tạm sau khi được thả khỏi nơi giam giữ ở McAllen, Texas, Mỹ, ngày 12/6/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Tigar khẳng định chính sách buộc những người xin tị nạn ở Mỹ phải nộp đơn xin quy chế này từ khi còn ở quê hương của họ hoặc ở nước thứ ba mà họ đi qua là "bất hợp pháp". Ông nhấn mạnh phán quyết này một lần nữa có thể buộc Chính phủ Mỹ xem xét đơn xin tị nạn của bất kỳ người nào đã vào nước Mỹ như đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ trước đây.
Tuy nhiên, thẩm phán Tigar cũng lập tức đình chỉ thực thi phán quyết trong 14 ngày để chính quyền Tổng thống Biden có thời gian xử lý và Bộ Tư pháp Mỹ đã nhanh chóng gửi kháng cáo. Bộ trên giải thích các quy định mà chính quyền Tổng thống Biden đưa ra hồi tháng 5 vừa qua là "việc thực thi hợp pháp các quyền được ghi trong các luật về nhập cư".
Kháng cáo có thể khiến chính sách thay đổi liên tục trong nhiều tháng. Vụ việc thậm chí có thể được đưa tới cấp Tòa án Tối cao.
Phán quyết trên được đưa ra trong vụ kiện do tổ chức phi lợi nhuận East Bay Sanctuary Covenant và các nhóm vận động người di cư khác là bên nguyên đơn. Diễn biến mới này được cho là sẽ làm dấy lên một làn sóng di cư mới qua biên giới Mỹ-Mexico, sau khi đã giảm trong 2 tháng qua.
Tổng thống Biden đã triển khai các quy định kiểm soát tị nạn mới từ ngày 16/5, thay thế sắc lệnh hành pháp khẩn cấp về y tế mang tên Title 42 áp dụng từ năm 2020, trong thời gian đại dịch COVID-19, nhằm ngăn chặn tạm thời việc nhập cảnh của người di cư vì lý do sức khỏe cộng đồng.
Khi các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng chống dịch được dỡ bỏ, Tổng thống Biden đã tìm cách giảm bớt dòng người di cư bằng cách thiết lập một quy trình khắt khe hơn đối với người xin tị nạn. Những người tị nạn đã đến biên giới Mỹ phải đặt lịch hẹn phỏng vấn thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, và quá trình này có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng. Nếu không, những người này sẽ phải nộp đơn xin tị nạn từ quê hương của họ hoặc tại các trung tâm đặc biệt ở các quốc gia mà họ đi qua. Tuy nhiên, chính sách này cũng có các ngoại lệ đối với trẻ em di cư không có người lớn đi cùng và đối với công dân của một số nước như Haiti và Ukraine.
Chính sách mới đã có tác động nhanh chóng. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới, số vụ đụng độ với người di cư đã giảm từ 212.000 vụ vào tháng 4 xuống còn 145.000 vụ vào tháng 6.
Theo thẩm phán Tigar, chính sách có lỗ hổng như không tuân thủ các quy tắc của Đạo luật Nhập cư và quốc tịch về tị nạn, không có tính nhất quán vì các ngoại lệ nói trên. Hơn nữa chính sách này đã được thiết lập một cách vội vàng, bỏ qua thời gian xem xét 60 ngày theo quy định của pháp luật đối với một chính sách phức tạp như vậy.
Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, người chịu trách nhiệm về an ninh biên giới, cho biết hiện tại chính sách nói trên vẫn có hiệu lực, đồng thời cảnh báo những người di cư nếu cố gắng nhập cảnh mà không có giấy tờ, sẽ phải đối mặt với lệnh cấm tối thiểu 5 năm và có thể bị truy tố.
Vấn đề người di cư: Tunisia chỉ ra bất cập trong 'gánh nặng cưu mang' Tối 14/7, Hội đồng An ninh Quốc gia Tunisia đã họp thảo luận về tình hình trong nước, trong đó có vấn đề người di cư. Lực lượng cứu hộ giải cứu người di cư trên Địa Trung Hải ở ngoài khơi bờ biển thành phố Sfax, Tunisia, ngày 4/10/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tại cuộc họp, Tổng thống Kais Saied cho biết...