Italy: Đóng cửa nhiều địa điểm ở thành phố du lịch Tuscan do động đất
Hội đồng thành phố Siena của Italy ngày 9/2 đã đóng cửa nhiều viện bảo tàng, trường học và trường đại học sau khi xảy ra trận động đất nhỏ cùng hàng chục dư chấn sau đó gây rung lắc tại thành phố du lịch nổi tiếng Tuscan, miền Nam nước này.
Theo Viện Địa – vật lý và Núi lửa (INGV), một trận động đất có độ lớn 3,5 đã xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng 9/2 (giờ Việt Nam). Không có báo cáo về thiệt hại, song liên tục sau đó xảy ra khoảng 20 dư chấn.
Thành phố miền Nam Tuscan nổi tiếng với di sản nghệ thuật và Palio – cuộc đua ngựa ngoạn mục diễn ra giữa các khu phố với nhau được tổ chức hai lần một năm vào ngày 2/7 và ngày 16/8.
Trung tâm lịch sử của thành phố đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xếp hạng Di sản Thế giới.
Italy cũng thường xuyên hứng chịu các trận động đất gây thương vong lớn. Hai trận động đất năm 2009 và 2016 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 600 người.
Cụ ông thoát nạn thảm hoạ động đất kể về giây phút cuối cùng bên vợ
Thổ Nhĩ Kỳ vừa trải qua thảm kịch động đất kép mạnh 7,8 độ richter và 7,5 độ richter vào lúc sáng sớm ngày 6/2.
Đây là trận động đất mạnh nhất trong vòng 1 thế kỷ qua tại khu vực này khi nó làm rung chuyển các quốc gia lân cận như Syria, Cyprus, Lebanon, trong đó Syria hứng chịu hậu quả đặc biệt nặng nề.
Video đang HOT
Trận động đất kép xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào sáng sớm ngày 6/2. (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn lời Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết số người không qua khỏi do trận động đất đã vượt ngưỡng 7.800, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là 5.894 người, còn tại Syria là 1.932 người.
Cảnh tượng hoang tàn sau trận động đất. (Ảnh: Reuters)
Trận động đất diễn ra đã khiến nhiều người rơi vào cảnh mất nhà cửa và chia ly với người thân. Biết bao câu chuyện thương tâm xảy ra, trong đó hình ảnh cụ ông 63 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ đau xót kể lại giây phút cuối cùng bên vợ đã khiến nhiều người nghẹn lòng.
Ông Ibrahim đau xót kể lại khoảnh khắc cuối cùng bên cạnh vợ. (Ảnh: Reuters)
Ông Ibrahim (63 tuổi) người dân sống tại thành phố Kahramanmaras (Thổ Nhĩ Kỳ) buồn bã kể: "Tôi cảm tưởng rằng mình đang trải qua những ngày tận thế. Chúng tôi không có cơ hội để làm bất cứ điều gì. Cả căn nhà đổ sập ngay trên người chúng tôi. Tôi đã ở bên vợ tôi, bà ấy bị mắc kẹt ngay dưới người tôi. Trong một khoảng thời gian dài, tôi không nghe thấy bà ấy nói gì", Reuters dẫn lời cụ ông 63 tuổi.
Cả hai vợ chồng ông Ibrahim đã có tuổi, trận động đất xảy ra quá bất ngờ khiến họ chẳng thể làm được gì. Vợ chồng ông lão lớn tuổi chỉ biết kiên cường ở bên cạnh động viên người bạn đời của mình trong giây phút ấy. Suốt 3 tiếng đồng hồ mắc kẹt, ông cố gắng tìm khoảng trống để xoay người và may mắn thoát được ra ngoài, còn vợ của ông không thể thoát ra được.
Ông không còn hy vọng vào việc người vợ của mình còn sống. (Ảnh: Reuters)
Ông đã cố gắng gọi lớn tiếng để vợ nghe thấy nhưng bà ấy vẫn nằm im và không có bất cứ phản ứng nào.
"Vợ của tôi hiện vẫn còn ở bên trong đống đổ nát. Tôi thực sự chẳng còn chút hy vọng nào nữa, khả năng cao là vợ tôi đã không qua khỏi", ông Ibrahim đau xót nói với Reuters.
Biết bao người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất" như cụ ông Ibrahim. Một người bố tên Mest Hancer đang trải qua khoảnh khắc chia ly đau đớn nhất cuộc đời mình khi nhìn đứa con 15 tuổi ra đi ngay trước mắt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM
Thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Hơn 4.300 người đã ra đi
Tình mẫu tử trong thảm họa động đất ở Syria: Sự sống vẫn nảy mầm
Thời tiết giá lạnh cản trở công tác cứu hộ. (Ảnh: Reuters)
Anh Mest Hancer co ro trong cái lạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ, một bàn tay vẫn cố gắng nắm lấy tay của con gái không may bị kẹt trong đống đổ nát khi trận động đất bất ngờ ập đến vào lúc sáng sớm. Bất lực không thể cứu được con, người bố ấy chỉ có thể nắm thật chặt tay con, ở cạnh em trong những giây phút cuối đời.
Người đàn ông nắm chặt tay con gái bị kẹt trong đống đổ nát. (Ảnh: The Guardian)
Cơ quan Quản lý Khẩn cấp và Thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết hiện có 13.740 nhân viên cứu hộ đã được huy động và triển khai tìm kiếm người mất tích. Bên cạnh đó hơn 41.000 lều, 100.000 giường và 300.000 chăn đã được gửi đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do trận động đất gây ra.
Nhiều người dân rơi vào cảnh vô gia cư. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã tuyên bố quốc tang 7 ngày để tưởng nhớ các nạn nhân không qua khỏi trong trận động đất. Nhiều nước trên thế giới cũng đã cử đội cứu hộ và hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Tất cả mọi người đều đang cầu nguyện cho người dân tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vượt qua khó khăn. (Ảnh: Reuters)
Hy vọng rằng, công tác cứu hộ được đẩy mạnh, sẽ có nhiều người được giải cứu, được đoàn tụ với gia đình.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo số người không qua khỏi sẽ còn tiếp tục tăng mạnh, đủ để thấy trận động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ có sức tàn phá khủng khiếp như thế nào. Ngay cả những toà nhà kiên cố, những công trình thế kỷ cũng đã bị tàn phá. Không khí đau buồn dường như bao trùm lấy đất nước này. Tuy nhiên, trong đau thương vẫn còn có những điều kỳ tích, sức sống và khát vọng được sống len lỏi khắp mọi nơi. Mong rằng công tác cứu hộ sẽ suôn sẻ, số lượng người thương vong sẽ giảm, người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể sớm vượt qua nỗi mất mát này để trở về cuộc sống bình thường.
Con mất vì động đất, kẹt dưới đống đổ nát, cha vẫn nắm chặt tay không rời Nỗi đau, sự mất mát khôn cùng sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ gói gọn trong bức ảnh người cha nắm chặt tay con gái đã mất giữa cảnh đổ nát. Nỗi đau chia cắt sau thảm hoạ kinh hoàng Hai ngày sau trận động đất khiến ít nhất 7.926 người thiệt mạng tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và...