Italia không đủ tiền đóng góp cho ngân sách NATO
Bộ trưởng Quốc phòng Italia cho rằng, mức đóng góp của mỗi thành viên NATO cho ngân sách liên minh là không thực tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crosetto cho biết, Rome không có khả năng tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2024 bất chấp các yêu cầu của NATO và sẽ không thể đạt được mục tiêu này trong vòng 5 năm tới.
Theo ước tính của NATO, chi tiêu quốc phòng của Italia năm nay sẽ tương đương 1,46% GDP của nước này. Tỷ lệ này được cho là sẽ giảm xuống 1,38% vào năm tới và xuống còn 1,26% vào năm 2025, ngay cả khi chi tiêu quốc phòng tăng lên.
Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crosetto. (Ảnh: Getty Images)
Phát biểu với các thành viên ủy ban quốc phòng và đối ngoại ở cả hai viện của quốc hội Italia hôm 7/11, Bộ trưởng Crosetto cho biết việc đưa chi tiêu quân sự lên 2% GDP là “điều không thể” vào năm 2024 và “khó khăn này kéo dài đến năm 2028″.
Video đang HOT
“Chúng tôi thực sự còn cách mục tiêu 2% rất xa”, ông nhấn mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Italia cho rằng NATO không nên đặt ra các mục tiêu tài chính phi thực tế như hiện tại.
Bộ trưởng Crosetto trước đây đã cảnh báo Italia sẽ không thể tăng chi tiêu quân sự nhiều như cần thiết trừ khi ngân sách quốc phòng được loại trừ khỏi các hạn chế tài chính của Liên minh châu Âu (EU).
“Nếu chúng ta không giải quyết được mâu thuẫn hiện tại giữa trách nhiệm tăng cường an ninh và các hạn chế chi tiêu công do EU áp đặt, thì sẽ rất khó đạt được ngưỡng tối thiểu 2% mà NATO dự kiến trong một khung thời gian hợp lý”, ông Crosetto nói.
Các thành viên NATO đã nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014 tăng chi tiêu quốc phòng tương đương 2% GDP của mỗi nước vào năm 2024. Khối này đã đồng ý vào tháng 7 rằng ngưỡng 2% là yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, dự kiến chỉ có 11 trong số 31 thành viên hiện tại đạt được mục tiêu trong năm nay.
Thủ tướng Italia Giorgia Meloni nói với quốc hội nước này vào đầu năm 2023 rằng việc tôn trọng các cam kết chi tiêu của đất nước là cần thiết để bảo vệ chủ quyền và uy tín quốc gia.
“Tự do có giá của nó, và nếu bạn không thể tự bảo vệ mình, người khác sẽ làm điều đó cho bạn nhưng sẽ không làm điều đó miễn phí. Họ sẽ áp đặt lợi ích của họ lên trên hết, ngay cả khi chúng khác với lợi ích của chúng ta. Tôi không nghĩ đây là điều ai cũng muốn”, bà Meloni cho biết.
NATO cân nhắc mở rộng trụ sở chính tạo không gian cho các thành viên tương lai
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cân nhắc mở rông trụ sở chính tại Brussels (Bỉ) để tìm không gian cho Phần Lan và các thành viên tiềm năng khác trong tương lai.
Trụ sở của Liên minh NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh:
Theo đài Sputnik (Nga), thông tin trên do trang tin Euractiv dẫn nguồn các nhà ngoại giao NATO đưa tin hôm 6/6.
"Qúa trình Phần Lan chuyển vào trụ sở của NATO sẽ hoàn tất trong thời gian tới", một quan chức NATO cho biết.
Theo hai nhà ngoại giao giấu tên của NATO, giải pháp mà ban lãnh đạo liên minh cân nhắc là xây dựng thêm một tòa nhà trong khuôn viên của NATO, nơi có thể tiếp đón các nhân viên và cơ quan quốc tế của liên minh. Song đây sẽ là một "giải pháp tạm thời".
Các nhà ngoại giao NATO cho biết việc mở rộng trụ sở mới, vốn đã được lên kế hoạch từ đầu, sẽ chỉ là kế hoạch B, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định này rất tốn kém.
Thụy Điển, cùng với Phần Lan, đã nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 5/2022, vài tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Phần Lan đã trở thành thành viên của liên minh vào tháng 4/2023. Đơn xin gia nhập liên minh của Thụy Điển vẫn đang chờ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận.
Việc kết nạp Phần Lan, quốc gia có hơn 800km đường biên giới với Nga, đã nhận phải sự chỉ trích gay gắt từ Moskva.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cảnh báo Moskva sẽ đáp trả việc Phần Lan trở thành thành viên của NATO bằng cách củng cố hệ thống phòng thủ nếu cần.
"Chúng tôi sẽ tăng cường tiềm lực quân sự của mình ở phía tây và tây bắc. Trong trường hợp triển khai lực lượng của các thành viên NATO khác trên lãnh thổ Phần Lan, chúng tôi sẽ thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo an ninh quân sự của Nga", ông Grushko cho biết trong một bài phát biểu được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đăng tải hồi tháng 4.
Người phát ngôn của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cũng lên tiếng cáo buộc NATO đã đe dọa "an ninh và lợi ích quốc gia" của Nga thông qua việc kết nạp Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này.
Theo ông Peskov, việc kết nạp Phần Lan là "bước đi làm căng thẳng tình hình", đồng thời nhắc lại những cảnh báo của Moskva về việc liên minh quân sự NATO đang cố mở rộng tới gần lãnh thổ Nga.
Ukraine có nguy cơ mất quyền kiểm soát bầu trời, Nga nói về tình hình Bakhmut Theo tờ The Times của Anh, Ukraine có thể mất quyền kiểm soát bầu trời do thiếu hệ thống phòng không và đạn dược. Ukraine thiếu vũ khí phòng không đến mức có thể mất quyền kiểm soát bầu trời vào tay đối phương vào đầu tháng tới, tờ The Times viết hôm nay (22/4). Tờ báo cũng ghi nhận về sự hoạt...