ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk
Một phân tích gần đây cho thấy việc triển khai lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ Spetsnaz thuộc FSB (Cơ quan An ninh LB Nga) tại tỉnh Kursk đã tiết lộ các vấn đề về phối hợp trong bộ máy an ninh của Nga.
Thành viên lực lượng đặc nhiệm FSB của Nga. Ảnh: Al Mayadeen
Trích dẫn thông tin từ tờ Novaya Gazeta Europe, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW, có trụ sở tại Mỹ ngày 26/9 cho biết, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đang tích cực tham gia vào các hoạt động chiến đấu tại tỉnh Kursk.
Sự tham gia của FSB vào các hoạt động chiến đấu trực tiếp là điều bất thường vì FSB thường tập trung vào tình báo, phản gián và an ninh trong nước hơn là các hoạt động quân sự tiền tuyến. Việc triển khai các đơn vị Spetsnaz của FSB trong các kịch bản chiến tranh thông thường tại Kursk có khả năng chỉ ra sự thiếu hụt các nguồn lực quân sự thông thường.
Theo nguồn tin trên, một quân nhân Spetsnaz của FSB đã được xác định là đã tử trận khi chiến đấu trong khu vực vào tháng 8/2024, xác nhận sự hiện diện của lực lượng đặc nhiệm FSB trong khu vực.
Novaya Gazeta Europe dẫn lời một sĩ quan FSB tuyên bố rằng các đơn vị Spetsnaz của FSB, bao gồm các thành phần của nhóm Alpha và Vympel, đã được giao nhiệm vụ “xác định và tiêu diệt các nhóm phá hoại và trinh sát của Ukraine ở Kursk”.
Cũng viên sĩ quan này được cho là đã bày tỏ lo ngại về tính phù hợp của các đơn vị này đối với cuộc chiến hiện tại, lưu ý rằng họ “không phù hợp cho các trận chiến vũ trang kết hợp liên quan đến thiết bị hạng nặng chống lại lực lượng quân sự thông thường”.
Trong khi đó, Moskva chưa đưa ra bình luận nào về thông tin đặc nhiệm Spetsnaz FSB chiến đấu tại Kursk.
Báo cáo từ Novaya Gazeta Europe nêu bật các vấn đề phối hợp tiềm ẩn giữa FSB và quân đội Nga. Một nguồn tin thân cận với các cơ quan đặc nhiệm của Nga nói với tờ báo này rằng “Trung tâm tác chiến đặc biệt của FSB không có ‘mối liên hệ chung’ với các đơn vị quân đội Nga và vẫn chưa có trụ sở chung để phối hợp các nhiệm vụ chiến đấu giữa FSB và quân đội Nga”.
Tình trạng này được cho là do sự chồng chéo trong nhiệm vụ được giao giữa các lực lượng.
Video đang HOT
Trước đó, ISW đưa tin Tổng thống Putin đã giao cho FSB nhiệm vụ tiến hành một chiến dịch chống khủng bố tại các tỉnh Belgorod, Bryansk và Kursk vào ngày 9/8 sau khi quân đội Ukraine bắt đầu xâm nhập Kursk vào ngày 6/8. Tuy nhiên, sau đó ông đã giao các nhiệm vụ tương tự cho Bộ Quốc phòng Nga và Rosgvardia (Vệ binh quốc gia Nga).
Bản đồ của ISW về vùng chiến sự tại tỉnh Kursk của Nga, với vùng gạch xanh chéo là nơi Ukraine tuyên bố kiểm soát. Nguồn: ISW/X
Lực lượng đặc nhiệm Nga thường được gọi là “Spetsnaz”, tên ghép từ hai từ tiếng Nga “spetsialnoye” (đặc biệt) và “naznacheniya” (nhiệm vụ), tức lực lượng thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Spetsnaz là lực lượng can thiệp được huấn luyện bài bản, tinh nhuệ nhất của quân đội và cơ quan tình báo Nga. Spetsnaz gồm năm đơn vị chủ chốt, gồm:
Spetsnaz Tổng cục Tình báo quân đội (GRU) ra đời năm 1950 được xem là tai mắt của Bộ Tổng tham mưu. Đơn vị này thực thi nhiệm vụ trên phạm vi quốc tế, đã từng hiện diện ở Tiệp Khắc cũ, Angola, Liban, Syria, Afghanistan…
Spetsnaz Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) với đội chống khủng bố Alpha ra đời năm 1974. Đơn vị này đã thực hiện nhiều chiến dịch nổi tiếng như phối hợp với Spetsnaz GRU trong chiến tranh Chechnya, năm 2002 phối hợp với đội Vympel tấn công nhà hát Dubrovka ở Moskva giải cứu con tin. Đây cũng là lực lượng được cho là đang hoạt động ở tỉnh Kursk.
Ngoài ra còn có các đơn vị Spetznaz đổ bộ đường không hoạt động sau phòng tuyến chuẩn bị địa bàn cho lính nhảy dù đổ bộ; Spetsnaz hải quân: Tên chính thức hiện nay là Đơn vị chiến đấu chống thiết bị và lực lượng xâm nhập dưới nước (PDSS) bảo vệ các cơ sở hải quân và tàu chiến đồng thời làm công tác phá hoại trong chiến tranh; Và Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) ra đời năm 2009 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Lực lượng này quy tụ mọi đơn vị đặc nhiệm quân đội Nga.
Nga rút lực lượng từ châu Phi về bảo vệ Kursk
Lực lượng quân sự tư nhân có tên "Lữ đoàn Gấu" đã được rút từ Burkina Faso về tỉnh Kursk để tham gia nỗ lực đối phó với lực lượng Ukraine tại đây - theo báo Pháp Le Monde.
Biểu ngữ in hình Tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện trong cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Burkina Faso Ibrahim Traore tại thủ đô Ouagadougou vào ngày 20/1/2023. Ảnh: Getty Images
Lực lượng thuộc một công ty quân sự tư nhân của Nga có liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga đang rút khỏi Burkina Faso để triển khai về tỉnh Kursk nhằm đối phó với chiến dịch của Ukraine. Thông tin này được tờ báo Pháp, Le Monde cho biết vào ngày 29/8.
Theo Le Monde, đơn vị gồm 100 người được gọi là "Lữ đoàn Gấu" (Bears Brigade) đã đến quốc gia Tây Phi Burkina Faso vào tháng 5 để hỗ trợ chính quyền của Đại úy Ibrahim Traore, người lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 9/2022.
Ông Traore từng đến thăm Nga vào tháng 7/2023 để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi tại St. Petersburg, nơi ông đã gặp Tổng thống Vladimir Putin và tham dự lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga.
Tờ Le Monde cho biết ước tính có khoảng 300 binh sĩ Nga được triển khai tại Burkina Faso.
Tờ báo này cũng đã liên lạc với chỉ huy "Lữ đoàn Gấu", Viktor Yermolaev, qua Telegram, vào ngày 22/8, hai tuần sau khi Ukraine phát động cuộc tấn công vào Kursk.
"Khi kẻ thù đến lãnh thổ Nga của chúng tôi, tất cả binh lính Nga hãy quên đi những vấn đề nội bộ và đoàn kết chống lại kẻ thù chung", ông Yermolaev nói với Le Monde khi đó.
Hôm 27/8, kênh Telegram của "Lữ đoàn Gấu" đăng thông tin rằng đơn vị này đang quay trở lại căn cứ của mình ở Crimea "liên quan đến các sự kiện gần đây". Yermolaev cũng nói với Le Monde rằng đơn vị của ông "không có mối liên hệ nào với Bộ Quốc phòng Nga".
"Lữ đoàn Gấu" được thành lập vào tháng 3/2023 và là một phần của nhóm quân sự Nga có tên là Redut, tự nhận là một công ty quân sự tư nhân. Một cuộc điều tra của Đài RFE năm 2023 đã tiết lộ rằng Redut do GRU, cơ quan tình báo quân sự của Nga, kiểm soát.
Trong khi đó, Burkina Faso được cho là trọng tâm trong các nỗ lực của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Phi. Hai nước láng giềng của Burkina Faso, Mali và Niger, gần đây đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine sau khi cáo buộc rằng Kiev hỗ trợ phiến quân địa phương do người Tuareg lãnh đạo.
Lực lượng phiến quân được cho là đã gây ra tổn thất đáng kể cho binh lính Mali và nhóm quân sự tư nhân Wagner Group của Nga vào cuối tháng 7.
Bộ Ngoại giao Ukraine hôm 5/8 gọi quyết định trên là "vội vàng" và cho biết Mali đã không cung cấp bằng chứng chứng minh sự liên quan của Ukraine với phiến quân địa phương.
Về tình hình thực địa tại Kursk, Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/8 tuyên bố quân đội Nga tiếp tục vô hiệu hóa các cuộc tiến công của lực lượng Ukraine. Nhóm tác chiến phía Bắc, với sự yểm trợ của lực lượng không quân và pháo binh, đã đẩy lùi 8 đợt tấn công của các nhóm xung kích Ukraine theo hướng Borki, Korenevo, Kremyanoye và Malaya Loknya.
Quân đội Nga cũng ngăn chặn nỗ lực tấn công của Ukraine vào Spalnoye, Olgovka và Russkaya Konopelka. Những điểm tập trung nhân lực và thiết bị của Ukraine tại nhiều nơi ở Kursk cũng bị tấn công. Theo Bộ Quốc phòng Nga, 5 lính Ukraine đã đầu hàng lực lượng Nga.
Quân nhân Ukraine ở Pokrovsk, thuộc vùng Donetsk, vào ngày 8/8/2024. Ảnh: Getty Images
Tiếp đó, trong bản cập nhật tình hình chiến trường ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Nhóm tác chiến phía Bắc đã ngăn chặn 4 cuộc tấn công của Ukraine ở các khu định cư thuộc tỉnh Kursk.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu mở chiến dịch Kursk hôm 6/8, Ukraine mất tới 7.000 quân nhân, 74 xe tăng, 35 xe chiến đấu bộ binh, 62 xe bọc thép chở quân, 460 xe chiến đấu bọc thép, 210 phương tiện, 51 khẩu pháo, 13 hệ thống pháo phóng loạt, 5 bệ phóng tên lửa đất đối không, 10 trạm tác chiến điện tử, hai radar phản pháo, một radar phòng không. Tuy nhiên, những con số này không được Ukraine thừa nhận và cũng không được kiểm chứng độc lập.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 28/8 cho biết, lính đánh thuê nước ngoài đang tích cực tham gia cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk.
"Những người được gọi là lính đánh thuê từ các nước thứ ba đang tham gia cuộc tấn công vào khu vực Kursk. Lính đánh thuê Mỹ đã công khai đăng lên mạng một bức ảnh chụp vị trí đặt súng cối bên cạnh sân chơi dành cho trẻ em ở Kursk", nhà ngoại giao Nga nói.
Trong khi đó, Phó Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA) Mỹ David Cohen ngày 28/8 nhận định lực lượng Nga sẽ phải đối mặt với "một cuộc chiến khó khăn" ở Kursk.
Mặc dù Ukraine tuyên bố không có kế hoạch sáp nhập khu vực đã kiểm soát ở Nga, song quân đội Kiev đang xây dựng các tuyến phòng thủ và dường như có ý định giữ lại "một phần lãnh thổ đó trong một khoảng thời gian", ông Cohen nhận định.
Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi hôm 27/8 cho hay, số lượng binh sĩ Nga ở Kursk đang tăng lên từng ngày, hiện tại Moskva đã triển khai khoảng 30.000 quân đến đây.
Ông Syrskyi tuyên bố, tính đến ngày 27/8, Ukraine đã nắm quyền kiểm soát 1.294km2 lãnh thổ Nga, tương đương 100 khu định cư ở Kursk. Tướng Syrsky cho biết cuộc tấn công của Ukraine nhằm buộc Nga phải chuyển hướng quân khỏi hai điểm then chốt dọc theo tiền tuyến ở Donbas, miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận Moskva đã nhìn rõ kế hoạch của Kiev và vẫn tăng cường tấn công vào phòng tuyến Ukraine ở Donbas.
Ukraine đánh sập cây cầu thứ ba ở Kursk, cắt đứt lực lượng Nga Cây cầu vượt qua sông Seym là tuyến đường cuối cùng thoát khỏi mỏm lãnh thổ thuộc tỉnh Kursk mà Ukraine đang kiểm soát, nhưng không rõ có bao nhiêu binh sĩ Nga hiện đang bị mắc kẹt. Bức ảnh do blogger quân sự ủng hộ Nga Voenniy Osvedomitel' công bố cho thấy một nhịp cầu bị sập bắc qua sông Seym gần...