Israel triển khai sớm xe bọc thép mới tới mặt trận Gaza
Israel đã đưa tới tiền tuyến ở Gaza một loại xe bọc thép mới có khả năng bắn hạ tên lửa đang bay tới, dù theo kế hoạch, phải nhiều tháng nữa loại xe này mới được đưa vào hoạt động.
Một bức ảnh do Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) công bố cho thấy phương tiện chở quân Eitan đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên nhằm vào phong trào Hồi giáo Hamas.
Chiếc xe bọc thép này từng được sử dụng trong Trận Zikim vào ngày 7/10, khi nhóm Hamas tràn vào một căn cứ huấn luyện nhỏ của IDF. Một đơn vị Israel đã sử dụng chiếc xe bọc thép này để tiếp cận khu vực giao tranh trên bờ biển phía Tây Israel, tiêu diệt các tay súng Hamas trên bãi biển rồi tiến về phía trước để hỗ trợ các đơn vị khác. Khi chạy tới căn cứ và di chuyển trên bãi biển Zikim, chiếc xe bọc thép này đã đạt tốc độ 120km/giờ, cao hơn tốc độ tối đa được công bố là 90km/giờ.
Sau cuộc tấn công trên, Tamir Yada’i, chỉ huy lực lượng mặt đất của Israel, đã đưa xe Eitan vào các kế hoạch chiến đấu tại Dải Gaza, mặc dù phải tới năm sau thì phương tiện chở quân này mới được đưa vào sử dụng.
Một binh sĩ Israel nói với tờ Walla: “Chúng tôi đã đến khu vực này nhanh nhất. Đây là lợi thế đầu tiên của chúng tôi. Sau đó, chúng tôi đi đến khu định cư. Chúng tôi đụng phải xe của đối phương và không cảm thấy gì cả. Đó là một phương tiện mạnh mẽ. Chúng tôi đã phá cổng và hàng rào. Sau đó, chúng tôi giúp sơ tán những người bị thương và tiếp tế cho binh sĩ”.
Eitan, được đặt tên theo từ tiếng Do Thái có nghĩa là “mạnh mẽ”, là một loại xe bọc thép chở quân 8 bánh được trang bị tháp pháo 30mm và có lớp giáp giống xe tăng Merkava của Israel.
Video đang HOT
Đây là một trong những phương tiện bọc thép tiên tiến nhất thế giới, có lớp giáp dày cùng nhiều loại vũ khí và cảm biến.
Bổ sung vào khả năng phòng thủ của xe là hệ thống bảo vệ chủ động Iron Fist (ADS). Hệ thống này giám sát xung quanh xe, có khả năng phát hiện, đánh chặn rocket và tên lửa chống tăng của đối phương trước khi chúng có thể tấn công xe. Eitan ra đời để thay thế xe APC M113 do Mỹ sản xuất đã cũ mà Israel đang sử dụng.
Hoạt động trên mặt đất của IDF đã sử dụng một loạt vũ khí, như xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái.
Blog Armada Rotta, chuyên theo dõi tổn thất phương tiện của Israel bằng các dữ liệu nguồn mở, ước tính rằng nước này đã mất 132 phương tiện, trong đó có 15 xe tăng Merkava.
Trong khi đó, các lực lượng Israel đã bao vây thành phố Gaza, cắt đứt khu vực phía Bắc do Hamas kiểm soát khỏi phía Nam.
Trong tuần này, quân đội Israel bắt đầu tiến vào Thành phố Gaza, nhằm vào bệnh viện Al-Shifa lớn nhất ở Gaza. IDF cáo buộc Hamas đã giấu một mạng lưới các khu phức hợp quân sự dưới lòng đất bên dưới bệnh viện. Theo Israel, bên dưới bệnh viện này là nơi chứa các tay súng, trung tâm chỉ huy và kiểm soát cũng như các địa điểm sản xuất vũ khí, kho đạn dược của Hamas. Hamas bác bỏ thông tin này.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ), lực lượng Israel đã bao vây bệnh viện từ ba phía.
Cơ quan Y tế Dải Gaza do Hamas kiểm soát đã kêu gọi cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc (LHQ) lập tức can thiệp và nhanh chóng ngăn chặn chiến dịch của Israel. Một quan chức cơ quan này cho biết, bệnh viện có hàng nghìn người, trong đó 650 người bị ốm và hàng nghìn người khác bị thương. Bệnh viện đã cạn kiệt nhiên liệu, mọi dịch vụ chăm sóc được thực hiện thủ công và ở mức cơ bản.
Các cơ quan của LHQ và Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC) cũng đã bày tỏ lo ngại sau khi IDF bố ráp bệnh viện Al-Shifa, đồng thời yêu cầu phải bảo vệ hàng nghìn bệnh nhân và dân thường ở cơ sở này.
ICRC ra tuyên bố bày tỏ vô cùng lo ngại về tác động của cuộc tấn công đối với người bệnh và bị thương, đội ngũ nhân viên y tế và dân thường, đồng thời yêu cầu Israel phải thực hiện mọi biện pháp để tránh mọi hậu quả.
Bộ Ngoại giao Jordan ngày 15/11 cũng ra thông báo chỉ trích việc Israel bố ráp bệnh viện Al-Shifa là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Geneva về Bảo vệ Dân thường trong Chiến tranh.
Trước đó, Hội đồng An ninh Nhà Trắng ra thông báo khẳng định Washington không ủng hộ không kích bệnh viện và không muốn giao tranh xảy ra ở bệnh viện.
Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi bảo vệ người Palestine tại Bờ Tây
Ngày 10/11, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk nhấn mạnh Israel phải lập tức thực hiện các biện pháp để bảo vệ người Palestine ở Bờ Tây, trong bối cảnh họ đang trở thành mục tiêu của các vụ bạo lực kể từ khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát tháng 10 vừa qua.
Người dân chờ sơ tán qua cửa khẩu Rafah, ngày 8/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Amman (Jordan), ông Turk nêu rõ người Palestine tại Bờ Tây đang hứng chịu bạo lực do các lực lượng và người định cư Israel gây ra, cũng như các hành vi xúc phạm, ngược đãi, bắt giữ, đuổi khỏi nhà và đe dọa. Theo ông Turk, ít nhất 176 người Palestine, trong đó có 43 trẻ em và 1 phụ nữ, đã thiệt mạng trong các vụ việc liên quan đến lực lượng an ninh Israel kể từ đầu tháng 10, trong khi ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng trong các vụ việc liên quan người định cư Do Thái.
Cao ủy LHQ nhấn mạnh trước khi xung đột giữa Hamas và Israel leo thang ngày 7/10 vừa qua, người Palestine tại Bờ Tây đã hứng chịu 1 năm đẫm máu nhất từ trước đến nay, với khoảng 200 người thiệt mạng. Theo đó, ông Turk kêu gọi chính quyền Israel lập tức áp dụng các biện pháp bảo vệ người Palestine tại Bờ Tây.
Bạo lực gia tăng tại Bờ Tây làm dấy lên lo ngại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng này có thể trở thành khu vực xung đột tiếp theo, sau Dải Gaza và vùng biên giới phía Bắc Israel - nơi đang xảy ra giao tranh với phong trào Hezbollah tại Liban.
Cùng ngày 10/11, trang Press TV của Iran dẫn lời Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahian trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Qatar Mohammed Bin Abdulrahman Al Thani nhận định xung đột giữa Israel và Hamas lan rộng là "không thể tránh khỏi". Trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Abdollahian cho rằng bạo lực nhằm vào dân thường ở Gaza ngày càng tăng nên nguy cơ xung đột mở rộng là điều không thể tránh khỏi.
Ngoại trưởng Iran đưa ra nhận định trên trong bối cảnh các nhóm vũ trang trong khu vực như Hezbollah, Houthi và các phong trào thánh chiến Hồi giáo ở Iraq và Syria nhiều lần đe dọa tấn công Israel hoặc các mục tiêu Mỹ tại khu vực sau khi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát.
Người phát ngôn cánh quân sự của lực lượng Houthi ở Yemen ngày 10/11 thừa nhận nhóm này đã tiến hành loạt vụ tấn công vào Israel đêm 9/11. Theo người phát ngôn này, Houthi đã bắn tên lửa đạn đạo vào một số mục tiêu ở miền Nam Israel, trong đó có các vị trí ở Eilat.
Quân đội Israel (IDF) cũng cho biết đã kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đánh chặn một mục tiêu tình nghi hướng tới thung lũng Arava, gần thành phố Eilat trước khi vật thể này tiếp cận lãnh thổ Israel. Theo IDF, vật thể này dường như là một máy bay không người lái.
Ngay trong đêm 9/11, Thị trưởng thành phố Eilat Eli Lankri đã triệu tập cuộc họp đánh giá tình hình với các quan chức an ninh sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào một trường tiểu học trong thành phố. Sau cuộc họp, Thị trưởng Eli Lankri tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ tạm đóng cửa các trường học trên toàn thành phố, kể cả trường mẫu giáo và các trường học đặc biệt.
Hamas kêu gọi người dân Gaza ở nhà và phớt lờ lệnh sơ tán của Israel Sau khi Israel đưa ra yêu cầu 1,1 triệu dân ở miền Bắc Gaza sơ tán trong 24 giờ, phong trào Hồi giáo Hamas đã kêu gọi người Palestine ở lại, phớt lờ lệnh trên. Người dân Palestine sơ tán tới các khu vực an toàn ở thành phố Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin AP ngày 23/10, tuyên bố của cơ quan...