Công nghệ đem lại ưu thế chiến trường cho Israel trước đội quân Hamas
Với công nghệ vượt trội, Israel được cho là đang giành ưu thế trên chiến trường trước các tay súng Hamas.
Căn phòng “đầu não công nghệ” của lực lượng Israel. Ảnh: WSJ
Trong một dãy nhà được chia thành từng phòng nhỏ như lớp học, các chỉ huy của Lữ đoàn Givati, lực lượng bộ binh chính của Israel ở Gaza, đang tập trung xem một dãy màn hình hiển thị vị trí thời gian thực của các hoạt động quân sự bên trong Gaza.
Dãy nhà nằm gần biên giới Gaza, đóng vai trò là trung tâm đầu não công nghệ trong chiến dịch trả đũa của Israel, nhận hàng nghìn điểm dữ liệu chiến trường từ máy bay không người lái, chiến đấu cơ, tàu hải quân, xe tăng và binh lính, cho phép quân đội Israel tiến hành tấn công sâu vào thành trì của Hamas ở Thành phố Gaza trong vòng ba tuần với tổn thất chưa đầy 50 binh sĩ thiệt mạng.
Theo giới chuyên gia đánh giá, cơ sở này sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong những tuần tới khi cuộc chiến chuyển tiếp sang giai đoạn phức tạp hơn, với quân đội tập trung vào việc phá hủy mạng lưới đường hầm rộng lớn dưới lòng đất của Hamas và tiêu diệt các thủ lĩnh của nhóm thánh chiến tại đó.
Một quan chức quân sự cấp cao của Israel thuộc Lữ đoàn Givati tại trung tâm chỉ huy và kiểm soát cho biết: “Toàn bộ những thứ này là một cỗ máy đưa ra quyết định”.
Với công nghệ vượt trội, Israel được cho là đang giành ưu thế trên chiến trường trước Hamas. Israel bắt đầu bằng hàng nghìn cuộc không kích nhằm làm suy yếu năng lực của nhóm chiến binh, dọn dẹp chướng ngại vật để xe tăng vượt qua và dần siết chặt vòng kiểm soát đối với Gaza.
Tuy nhiên, chiến dịch này đã tàn phá Thành phố Gaza và khu vực xung quanh, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo và ngày càng nhận về làn sóng chỉ trích từ các đồng minh của Israel.
Một trong những mục tiêu tấn công của Israle nhận được nhiều chỉ trích là các bệnh viện. Tel Aviv cáo buộc các tay súng Hamas đang trốn trong các bệnh viện dưới mác dân thường. Thậm chí nhóm thánh chiến còn đặt các trung tâm chỉ huy tại đây. Trong đoạn video mới nhất công bố sáng 17/11, Israel đã phát hiện ra vũ khí và đường hầm ở dưới bệnh viện Al-Shifa.
Trước sức ép của dư luận về khủng hoảng nhân đạo, Israel cam kết sơ tán dân thường ra khỏi các bệnh viện để tránh thương vong. Tuy nhiên, để tránh bị lọt lưới các tay súng Hamas trà trộn trong dân thường, Israel đã dùng nghiệp vụ theo dõi bằng công nghệ và trừ khử các tay súng bằng máy bay không người lái ngay khi nhóm tay súng vừa được thả đi.
Hình ảnh đường phố Gaza chân thực đến từng chi tiết hiện trên màn hình trong phòng chỉ huy Israel. Ảnh: WSJ
Bên trong các trung tâm chỉ huy, các sĩ quan của Lữ đoàn Givati đang tập trung vào trận chiến sắp tới dưới lòng đất. Các chỉ huy cho biết cho đến nay, lực lượng mặt đất đã phát hiện ra 160 cửa vào đường hầm. Dữ liệu này có thể giúp họ lập bản đồ mạng lưới đường hầm tốt hơn. Để tránh cho binh sĩ Israel mạo hiểm rơi vào các bẫy ngầm này, IDF đã triển khai việc phá hủy đường hầm từ trên không và dùng “bom bọt biển” để tạo chất nổ trên mặt đất.
Video đang HOT
Trên màn hình tivi cỡ trung treo trên tường, các sĩ quan Israel có thể phóng to đường phố với hình ảnh chất lượng cao. Khi nhìn thấy một mục tiêu quân sự của người Palestine, các sĩ quan Israel quay sang chuyên gia về đạn dược ngồi cạnh, thảo luận loại vũ khí thích hợp – có thể là máy bay không người lái để tấn công mục tiêu cụ thể hoặc máy bay chiến đấu đánh sập toàn bộ tòa nhà. Họ có thể kết nối trực tiếp một binh sĩ tại hiện trường với một chiếc trực thăng chiến đấu gần đó. Nếu phát hiện dân thường gần khu vực mục tiêu, sĩ quan tình báo có thể liên lạc và cảnh báo họ rời đi.
Tuy nhiên, bất chấp các biện pháp này, nhiều thường dân Palestine đã thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel. Theo các cơ quan y tế tại khu vực do Hamas điều hành, hơn 11.000 người đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi chiến tranh bắt đầu, trong đó hơn một nửa là phụ nữ và trẻ em. Về phần mình, cảnh sát Israel ngày 14/11 cho biết cho đến nay họ đã xác định được 859 thường dân trong số 1.200 người thiệt mạng trong cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas.
Các quan chức Israel cho biết họ cố gắng giảm thiểu thương vong dân sự nhiều nhất có thể, nhưng điều đó không thể tránh khỏi vì Hamas đã đưa cơ sở hạ tầng quân sự ẩn nấp dưới các cơ sở hạ tầng dân sự của Gaza.
Chris Cole, giám đốc Drone Wars UK, tổ chức ủng hộ việc chống lại việc sử dụng máy bay không người lái trong chiến tranh, lập luận ngay cả khi quân đội Israel đang tìm cách đưa ra con số thương vong dân sự hợp lý cho mỗi cuộc tấn công, thì cái chết của hàng nghìn dân thường trong vòng chưa đầy một tháng cho thấy bản thân chiến dịch ném bom tổng thể là không đáng.
Các chuyên gia quân sự cho biết bất chấp thành công nhanh chóng trong việc giành quyền kiểm soát thành phố Gaza, Israel còn lâu mới có thể tuyên bố chiến thắng.
Giora Eiland, cựu tướng Israel và cố vấn an ninh quốc gia, nhận định Hamas vẫn có thể đạt được mục tiêu do lực lượng này nắm giữ quân bài con tin. Trong khi quân đội Israel đã tiến gần đến việc đánh bại 2 lữ đoàn Hamas ở phía Bắc Gaza nhưng Hamas còn có 3 lữ đoàn khác ở miền Trung và miền Nam Gaza – nơi Israel hoạt động kém hơn.
Reuters: Đại Giáo chủ Iran tuyên bố không can thiệp trực tiếp vào xung đột Hamas - Israel
Nhà lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei nói Tehran sẽ tiếp tục hỗ trợ Hamas nhưng sẽ không can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến với Israel
Đại Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: Văn phòng Lãnh tụ Tối cao Iran
Nhà lãnh đạo tối cao Iran đã nói với người đứng đầu Hamas trong cuộc gặp trực tiếp ở Tehran rằng đất nước của ông sẽ không tham chiến với Israel và cáo buộc nhóm chiến binh này đã không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào trước về vụ tấn công ngày 7/10.
Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei nói với thủ lĩnh Hamas, Ismail Haniyeh rằng Iran - người ủng hộ lâu năm của Hamas - sẽ tiếp tục hỗ trợ nhóm này về mặt chính trị và tinh thần, nhưng sẽ không can thiệp trực tiếp. Thông tin này được hãng tin Reuters dẫn nguồn từ ba quan chức Iran và Hamas hiểu biết về các cuộc thảo luận, yêu cầu giấu tên.
Một quan chức Hamas nói với Reuters rằng nhà lãnh đạo tối cao Iran đã thúc ép ông Haniyeh phải ngăn chặn những tiếng nói trong nhóm chiến binh Palestine công khai kêu gọi Iran và đồng minh Hezbollah ở Liban mạnh mẽ tham gia cuộc chiến tổng lực chống lại Israel.
Bản thân Hezbollah cũng bị bất ngờ trước cuộc tấn công tàn khốc của Hamas hồi đầu tháng trước khiến 1.200 người Israel thiệt mạng. Ba nguồn tin thân cận với nhóm vũ trang Liban cho biết các tay súng của họ tại các ngôi làng gần biên giới vốn là tiền tuyến trong cuộc chiến năm 2006 với Israel cũng không được cảnh báo.
Một chỉ huy Hezbollah cho biết: "Chúng tôi đã tỉnh giấc thấy một cuộc chiến tranh".
Cuộc chiến Israel - Hamas đang diễn ra đánh dấu lần đầu tiên cái gọi là 'trục kháng chiến' - liên minh quân sự được Iran xây dựng trong hơn 4 thập kỷ để chống lại sức mạnh của Israel và Mỹ ở Trung Đông - đã huy động trên nhiều mặt trận cùng một lúc.
Hezbollah đang can dự vào các cuộc đụng độ nặng nề nhất với Israel trong gần 20 năm. Lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn này đã nhắm mục tiêu vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria. Trong khi đó, lực lượng Houthi ở Yemen đã phóng tên lửa và máy bay không người lái tấn công vào Israel.
Cuộc xung đột cũng đang thử thách giới hạn của một liên minh khu vực mà các thành viên - bao gồm Syria, Hezbollah, Hamas và các nhóm chiến binh khác từ Iraq đến Yemen - có những ưu tiên và thách thức trong nước khác nhau.
Mohanad Hage Ali, chuyên gia về Hezbollah tại Trung tâm nghiên cứu Trung Đông Carnegie ở Beirut (Liban), cho biết cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10 của Hamas đã khiến các đối tác trong "trục kháng chiến" của họ phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn trong việc đối đầu với một kẻ thù có hỏa lực vượt trội hơn nhiều.
"Khi bạn đánh thức con gấu bằng một đòn tấn công như vậy, sẽ rất khó để đồng minh của bạn đứng cùng vị trí với bạn", ông Ali nhận xét.
Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch trên bộ chống phong trào Hamas tại phía Bắc Dải Gaza ngày 12/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phong trào Hamas, nhóm cầm quyền ở Dải Gaza, hiện đang chiến đấu để sinh tồn trước một Israel đầy phẫn nộ, thề sẽ xóa sổ lực lượng này và đã phát động một cuộc tấn công trả đũa vào dải đất nhỏ bé, khiến hơn 11.000 người Palestine thiệt mạng.
Cũng vào ngày 7/10, Mohammed Deif, chỉ huy quân sự của Hamas, đã kêu gọi các đồng minh thuộc trục của mình tham gia cuộc chiến đấu. Ông Deif nói trong một thông điệp được ghi âm: "Hỡi những người anh em của chúng tôi trong cuộc kháng chiến Hồi giáo ở Liban, Iran, Yemen, Iraq và Syria, đây là ngày mà lực lượng kháng chiến của các bạn đoàn kết với người dân ở Palestine".
Tuy nhiên, dấu hiệu thất vọng đã xuất hiện trong các tuyên bố công khai sau đó của các nhà lãnh đạo Hamas, bao gồm cả Khaled Meshaal, người mà trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 16/10 đã cảm ơn Hezbollah nhưng nói rằng "cuộc chiến đòi hỏi nhiều hơn thế".
Về phần mình, giới lãnh đạo Iran tuyên bố sẽ không can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột trừ khi nước này bị Israel hoặc Mỹ tấn công - theo sáu quan chức hiểu biết trực tiếp về chiến lược của Tehran và xin giấu tên do tính chất nhạy cảm của vấn đề.
Thay vào đó, các giáo sĩ lãnh đạo Iran có kế hoạch tiếp tục sử dụng mạng lưới đồng minh vũ trang trong "trục kháng chiến", bao gồm cả Hezbollah, để tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào mục tiêu của Israel và Mỹ trên khắp Trung Đông - các quan chức trên cho biết.
Pause
Unmute
Loaded: 11.58%
Remaining Time -10:34
Họ nói thêm rằng chiến lược này là một nỗ lực đã được điều chỉnh nhằm thể hiện tình đoàn kết với Hamas ở Gaza cũng như kéo dãn lực lượng của Israel, mà không bị dính vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Israel, qua đó có thể lôi kéo Mỹ can dự.
Dennis Ross, cựu nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ chuyên về Trung Đông, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu chính sách Cận Đông Washington, nhận định: "Đây là cách họ cố gắng tạo ra sự răn đe. Một cách nói rằng: 'Hãy nhìn xem, miễn là các ông không tấn công chúng tôi, mọi chuyện sẽ vẫn như vậy. Nhưng nếu các ông tấn công chúng tôi, mọi thứ sẽ thay đổi'."
Iran đã nhiều lần tuyên bố rằng tất cả các thành viên của "trục kháng chiến" đều tự đưa ra quyết định một cách độc lập. Bộ Ngoại giao Iran đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters về phản ứng của nước này trước cuộc khủng hoảng và vai trò cụ thể của 'trục kháng chiến".
Hamas không trả lời ngay lập tức các câu hỏi gửi đến cố vấn truyền thông của ông Haniyeh, trong khi Hezbollah cũng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Hezbollah, nhóm vũ trang mạnh nhất trong trục, với 100.000 chiến binh, đã đấu súng với lực lượng Israel qua biên giới Liban-Israel gần như hàng ngày kể từ khi Hamas gây chiến hôm 7/10 và tới nay hơn 70 chiến binh của lực lượng này đã thiệt mạng. Tuy nhiên, giống như Iran, Hezbollah đã tránh một cuộc đối đầu toàn diện với Israel.
Theo những nguồn tin quen thuộc cơ quan chỉ huy Hezbollah, nhóm này đã điều chỉnh các cuộc tấn công của mình theo cách giữ cho bạo lực phần lớn được kiềm chế trong một dải lãnh thổ hẹp ở biên giới, mặc dù Hezbollah đã gia tăng các cuộc tấn công đó trong những ngày gần đây.
Một trong những nguồn tin cho biết Hamas muốn Hezbollah tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Israel bằng kho tên lửa khổng lồ nhưng Hezbollah tin rằng điều này sẽ khiến Israel tàn phá Liban trong khi vẫn không ngừng tấn công vào Gaza.
Hezbollah hiểu rằng Liban khó có thể chịu đựng được một cuộc chiến khác với Israel, sau hơn 4 năm rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính khiến đất nước nghèo đói và các thể chế tài chính không hoạt động hiệu quả.
Liban đã phải mất nhiều năm để xây dựng lại sau cuộc chiến năm 2006, khi các cuộc bắn phá của Israel đã phá huỷ những khu vực ở miền nam vốn là thành trì của Hezbollah.
Quan điểm của các bên về nghị quyết của HĐBA LHQ liên quan Gaza Ngày 15/11 (sáng 16/11 theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức vì mục đích nhân đạo tại Dải Gaza. Toàn cảnh phiên họp và bỏ phiếu của HĐBA về tình hình Gaza. Ảnh: LHQ Đây là nghị quyết đầu tiên của HĐBA kể từ...