Israel tạo điều kiện sơ tán ở bệnh viện, giao tranh ở biên giới với Hezbollah
Israel đã cho phép người dân di dời khỏi bệnh viện Al-Shifa tại Dải Gaza, bác tin yêu cầu sơ tán trong vòng 1 giờ.
Quân đội Israel tiếp tục giao tranh với lực lượng Hezbollah.
Theo CNN, trong ngày 18/11, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã cho phép người dân di dời khỏi bệnh viện Al-Shifa thông qua một tuyến đường an toàn, đồng thời phủ nhận việc ra lệnh sơ tán trong vòng 1 giờ đồng hồ.
“Vào sáng nay, IDF đã thực hiện yêu cầu của Giám đốc bệnh viện Al-Shifa, cho phép những người dân Gaza tại bệnh viện muốn sơ tán có thể di dời thông qua một tuyến đường an toàn. Các nhân viên y tế sẽ ở lại cơ sở này để hỗ trợ những bệnh nhân không thể sơ tán”, IDF cho biết.
Quân đội Israel tại bệnh viện Al-Shifa. Ảnh: Reuters
Al-Shifa là bệnh viện lớn nhất Dải Gaza, và đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột tại Trung Đông. Israel cáo buộc Hamas điều hành một căn cứ bên dưới bệnh viện, nhưng lực lượng này đã phủ nhận.
Liên Hợp Quốc cho rằng có khoảng 2.300 bệnh nhân, nhân viên y tế và thường dân đang trú ẩn tại bệnh viện Al-Shifa trước khi IDF tiến vào Dải Gaza. Hiện đã có hàng chục người thiệt mạng ở bệnh viện này do thiếu nhiên liệu vận hành các thiết bị y tế.
Israel và Hezbollah tiếp tục giao tranh ở biên giới
Theo Reuters, trong ngày 18/11, lực lượng Hezbollah thông báo đã đánh chặn 1 máy bay không người lái (UAV) của IDF gần biên giới Lebanon, đồng thời tấn công các phương tiện và lực lượng Israel dọc theo biên giới.
IDF cáo buộc Hezbollah sử dụng tên lửa để tấn công các cơ sở quân sự của nước này gần khu vực biên giới phía bắc. Các đơn vị pháo binh của IDF sau đó đã thực hiện nhiều cuộc tập kích đáp trả.
Video đang HOT
Quân đội Israel pháo kích gần biên giới Lebanon. Ảnh: Reuters
Kể từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra ngày 7/10, Hezbollah đã tập kích khu vực biên giới gần như mỗi ngày. Tuy vậy, lực lượng này chưa có ý định phát động các cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào Israel. Bên kia chiến tuyến, IDF đã tiến hành nhiều cuộc không kích tại khu vực miền nam Lebanon.
Tính đến hiện tại, hơn 70 tay súng Hezbollah và 10 người dân Lebanon đã thiệt mạng vì các cuộc giao tranh. Trong khi đó, IDF đã tổn thất ít nhất 10 binh sĩ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Đức có quan điểm trái ngược về tình hình Israel
Theo Al Jazeera, trong ngày 17/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc họp báo chung ở Berlin. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã đưa ra những quan điểm trái chiều về việc ủng hộ Israel.
“Sự đoàn kết của chúng tôi với Israel là điều không phải bàn cãi. Tel Aviv có quyền tự vệ, nhưng mọi mạng sống đều quý giá và tình hình ở Gaza cũng khiến chúng tôi đau khổ”, ông Scholz nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AJ
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan nói rằng, “không nên nhìn nhận cuộc xung đột Israel-Hamas với tâm lý mắc nợ. Chúng tôi thoải mái lên tiếng vì không nợ Israel bất kỳ điều gì”.
Đầu tuần này, ông Erdogan đã chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch của IDF tại Gaza.
Truy lùng Hamas tới cùng, Israel đối mặt "gió ngược" ngày càng mạnh
Israel dường như sắp hoàn tất việc tiếp quản khu vực phía Bắc dải Gaza sau khi đột kích bệnh viện lớn nhất nơi đây, song họ cũng phải đối diện với loạt khó khăn phía trước.
Để đáp trả cuộc tấn công xuyên biên giới của Hamas hôm 7-10 khiến ít nhất 1.200 người tại Israel thiệt mạng và 240 người khác bị bắt về Gaza làm con tin, Israel đã đặt ra hai mục tiêu: Giải cứu tất cả con tin, phá hủy năng lực quản lý và quân sự của Hamas.
Cho tới hiện tại, Israel dường như sắp hoàn tất việc tiếp quản khu vực phía Bắc dải Gaza sau khi đột kích bệnh viện al-Shifa lớn nhất vùng lãnh thổ này hôm 15-11, nơi mà Israel cho là nhóm vũ trang Hamas che giấu trụ sở chỉ huy.
Quân đội Israel bên cạnh ngôi nhà bị phá huỷ ở Dải Gaza hôm 8-11. Ảnh: AP
Dẫu vậy, theo AP, Israel vẫn sẽ phải đối diện với loạt khó khăn trong thời gian tới: Sự kiên nhẫn của quốc tế bắt đầu suy giảm, với gần 2 triệu dân thường Gaza phải chen chúc trong những nơi trú ẩn quá đông đúc ở phía Nam. Việc Israel tiếp tục tấn công rộng khắp có nguy cơ gây ra một thảm họa nhân đạo mới trong mùa đông ẩm ướt và lạnh giá.
Tại sao Israel chuyển trọng tâm sang phía Nam dải Gaza?
Giới chức Israel nhiều lần bác bỏ những lo ngại của quốc tế về số người chết ngày càng tăng và tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi ở Gaza, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự cho đến khi Hamas bị tiêu diệt hoàn toàn.
Điều đó có nghĩa Israel phải tấn công vào miền Nam Gaza, nơi cơ sở hạ tầng quân sự của Hamas - bao gồm hàng ngàn tay súng và mạng lưới đường hầm dưới lòng đất - được cho là còn nguyên vẹn. Các quan chức Israel cũng nghi ngờ rằng các chỉ huy hàng đầu của Hamas có thể đang ẩn náu trong khu vực này.
"Không có nơi nào ở Gaza mà chúng ta không tới được" - Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói với quân đội Israel dọc biên giới Gaza hôm 15-11 - "Không có nơi ẩn náu, không có nơi trú ẩn, không có nơi dung thân cho Hamas".
Cả giới chức quân sự Israel cũng nhận định "sẽ không thể tiêu diệt Hamas nếu không chiếm được toàn bộ dải Gaza".
Xung đột Israel - Hamas đang khiến hàng ngàn người Palestine phải sống trong trại tị nạn. Ảnh: AP
Thách thức của Israel khi tiến quân vào miền Nam dải Gaza
Đa số dân thường Gaza đang chen chúc trong các nơi trú ẩn công cộng và lực lượng Hamas nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Giao tranh ác liệt ở phía Nam dải Gaza có thể dẫn đến thương vong dân sự cao.
Israel cho rằng Hamas phải chịu trách nhiệm về những thương vong này và cáo buộc tổ chức này sử dụng dân thường làm lá chắn sống.
Thế nhưng cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel, đã bày tỏ lo ngại ngày càng tăng về số dân thường thiệt mạng. Mỹ chưa yêu cầu Israel dừng chiến dịch nhưng đã cảnh báo Israel rằng sự chỉ trích của quốc tế sẽ ngày càng gia tăng khi xung đột kéo dài.
Người Palestine chạy đến phía Nam dải Gaza hôm 10-11. Ảnh: AP
Theo cơ quan y tế Palestine, chiến dịch của Israel nhắm vào Hamas tại Dải Gaza đã khiến hơn 11.200 người đã thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ vị thành niên.
Hàng ngàn ngôi nhà đã bị phá hủy và hàng trăm ngàn người phải di tản đến miền Nam Gaza, nơi họ sống trong điều kiện tồi tệ .
Các bệnh viện ở Gaza "sẽ trở thành nhà xác" nếu không ngừng bắn Đó là cảnh báo mà Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) Canada đưa ra hôm 12/11. Trước đó, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo, một số bệnh viện đã bị "tấn công trực tiếp" khi Israel tăng cường pháo kích và tấn công trên bộ ở Dải Gaza. Những cảnh báo đỏ Ngày 12/11, hãng tin Al Jazeera đưa tin, Văn...