Israel phê duyệt kế hoạch tăng gấp đôi dân số tại cao nguyên Golan
Chính phủ Israel vừa thông qua kế hoạch tăng gấp đôi dân số người Do Thái định cư tại Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ chiếm đóng bất hợp pháp từ Syria.
Một cặp đôi người Israel nhìn vào Syria từ Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, ngày 9/12/2024. Ảnh: Getty images
Thông báo ngày 15/12 của văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh rằng việc mở rộng các khu định cư ở khu vực này là yếu tố then chốt đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời tuyên bố: “Việc củng cố Golan chính là củng cố nhà nước Israel. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững, khiến khu vực này nở rộ và mở rộng định cư”.
Israel chiếm Cao nguyên Golan từ Syria trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967 và đơn phương sáp nhập vào năm 1981, một động thái không được quốc tế công nhận, ngoại trừ Mỹ (2019).
Hiện khu vực này có khoảng 20.000 người định cư Do Thái và 20.000 người Druze Syria sinh sống, với hơn 30 khu định cư của người Do Thái được xem là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria hôm 8/12, Israel nhanh chóng triển khai lực lượng vào vùng đệm biên giới và tiến xa hơn vào lãnh thổ Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho biết động thái này nhằm thiết lập một “khu vực an ninh” mới để ngăn chặn sự xuất hiện của các loại vũ khí hạng nặng và cơ sở hạ tầng khủn.g b.ố gần biên giới. Ông nhấn mạnh rằng việc chiếm giữ các vị trí chiến lược như núi Hermon, nằm giữa biên giới Cao nguyên Golan và phần còn lại của Syria, là rất quan trọng về mặt an ninh.
Trong tuần qua, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích vào các cảng, sân bay và kho vũ khí của Syria, phá hủy số thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ USD.
Văn phòng của Thủ tướng Netanyahu cho biết những thay đổi trên chiến trường đã tạo ra một khoảng trống quyền lực ở biên giới Golan.
Chính quyền Israel khẳng định sẽ không để các nhóm thánh chiến như Hayat Tahrir al-Sham (HTS), lực lượng đứng đầu chính phủ mới ở Syria, tận dụng khoảng trống này để đ.e dọ.a cộng đồng người Israel trên Cao nguyên Golan.
Kế hoạch của Israel đã vấp phải sự ch.ỉ tríc.h từ Liên hợp quốc và các nước Ả Rập, với cáo buộc rằng đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ngày 15/12 ch.ỉ tríc.h kế hoạch tăng gấp đôi dân số ở Cao nguyên Golan của Israel, cáo buộc đây là biện pháp nhằm “phá hoại” Syria.
Tuy nhiên, Israel vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược mở rộng sự hiện diện tại Golan để củng cố vị thế chiến lược và bảo đảm an ninh lâu dài.
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel không kích quy mô lớn tại Syria
Tình hình tại Syria đang trở nên phức tạp hơn với những diễn biến quân sự căng thẳng.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Israel ngày 10/12 đã phát động một chiến dịch không kích quy mô lớn, nhằm vào các mục tiêu quân sự trên khắp Syria. Cuộc tấ.n côn.g diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vừa bị lật đổ.
Theo Bộ Quốc phòng Israel, lực lượng không quân nước này đã thực hiện khoảng 480 cuộc không kích trong vòng 48 giờ qua, phá hủy nhiều kho vũ khí chiến lược và khiến nhiều binh sĩ Syria thiệ.t mạn.g. Các mục tiêu bị tấ.n côn.g bao gồm hệ thống phòng không, sân bay quân sự, kho tên lửa và nhiều cơ sở sản xuất vũ khí tại Damascus cùng các thành phố khác. Israel cũng tấ.n côn.g hai căn cứ hải quân Syria, phá hủy ít nhất 6 tàu tên lửa trong số 15 tàu đang neo đậu tại đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Katz tuyên bố nước này sẽ thiết lập một vùng phi quân sự ở miền Nam Syria nhằm ngăn chặn các mối đ.e dọ.a khủng bố. Israel đã điều quân vào vùng đệm ở Cao nguyên Golan, một động thái được cho là để bảo vệ công dân Israel khỏi các cuộc tấ.n côn.g. Tuy nhiên, Israel phủ nhận thông tin quân đội nước này đang tiến về thủ đô Damascus.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định các cuộc không kích nhằm tiê.u diệ.t năng lực quân sự còn lại của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và ngăn chặn việc vũ khí rơi vào tay các phần tử khủn.g b.ố. Ông đồng thời bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ với chính phủ chuyển tiếp của Syria, hiện do Thủ tướng lâm thời Mohammed al-Bashir lãnh đạo.
Mặc dù vậy, các hành động quân sự của Israel đã vấp phải sự ch.ỉ tríc.h từ nhiều quốc gia trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan và Saudi Arabia lên án Israel lợi dụng tình hình hỗn loạn tại Syria để xâm phạm lãnh thổ nước này.
Liên hợp quốc (LHQ) cũng đã lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các mục tiêu quân sự tai Syria, cũng như việc nước này chiếm giữ khu vực đệm ở Cao nguyên Golan sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống al-Assad. Đặc phái viên LHQ về Syria Geir Pedersen kêu gọi Israel ngừng ngay các hoạt động quân sự tại quốc gia này. Trong khi đó, người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric nhấn mạnh tổ chức này không chấp nhận bất kỳ sự vi phạm nào đối với toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Ông cũng kêu gọi các quốc gia trong khu vực kiềm chế mọi hành động có thể xâm phạm lãnh thổ của Syria, đồng thời nêu rõ tất cả các bên cần tập trung vào việc hỗ trợ người dân Syria để họ có thể tự lựa chọn con đường của mình.
Trong một diễn biến liên quan, Tướng Erik Kurilla - Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) - ngày 10/12 đã tới Syria để cập nhật tình hình và tiếp tục hợp tác với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) trong việc ngăn chặn tổ chức khủn.g b.ố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng trỗi dậy. Theo CENTCOM, Tướng Kurilla đã nhận được báo cáo từ các căn cứ của Mỹ và SDF về tình hình bảo vệ lực lượng và những nỗ lực ngăn chặn IS lợi dụng tình hình bất ổn.
Israel tuyên bố Nghị quyết về vùng đệm với Syria không còn hiệu lực Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 8/12 tuyên bố Nghị quyết năm 1974 do Liên hợp quốc giám sát về vùng đệm phi quân sự giữa Israel và Syria đã không còn hiệu lực sau khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu ngày 26/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trên được ông Netanyahu...