iSMART chuẩn bị nhiều phương án học trực tuyến tiếng Anh thông qua Toán và Khoa học cho học sinh
Đại diện của iSMART, đơn vị tiên phong dẫn đầu về dạy tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học cho biết: Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, iSMART đã đưa ra nhiều phương án học trực tuyến nhằm đảm bảo các em học sinh được học liên tục với chất lượng tiêu chuẩn cao.
Theo đó, thầy và trò là học sinh Tiểu học và Trung học Cơ sở đã có thể tiếp tục đăng ký học trực tuyến qua các lớp học của iSMART tại địa chỉ www.ismart.edu.vn
Để bắt đầu việc học trực tuyến giai đoạn này, theo ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Tổng giám đốc iSMART cho biết: học sinh Tiểu học và THCS có ít nhất 3 lựa chọn căn bản cho lớp học trực tuyến mùa dịch, bao gồm:
Một là các lớp học trực tiếp (live) với nội dung như giáo trình và giảng daỵ tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học của iSMART trên kênh video trực tuyến. Thể thức này cho phép học sinh tham gia học trực tiếp cùng giáo viên với các bài giảng tiêu chuẩn và tương tác như lớp học ở trường. Các giảng viên cũng được chọn lọc kỹ lưỡng hơn và ưu tiên giảng viên tiêu chuẩn, có chứng chỉ đã được kiểm định.
Phương thức thứ hai mà iSMART đưa ra là học tập tích hợp (blended learning) qua lớp học ảo (virtual class): phối hợp học trực tiếp qua lớp học trực tuyến và các học liệu, các app như iSMART Plus bổ trợ cung cấp online cho học sinh và học sinh có thể tự tải về qua Apple AppStore và Google Play Store.
Và phương án thứ ba phổ biến là học sinh có thể học trực tuyến theo nhu cầu và với thời gian chủ động thông qua chủ yếu các học liệu, trang web ở địa chỉ như trên, app iSMART Plus có nội dung chuẩn với hướng dẫn khung của giáo viên. Phương án này được xem là có tính linh hoạt cao.
“Bằng việc đưa ra cùng lúc 3 phương án chạy song song, chúng tôi muốn đảm bảo các em học sinh có nhiều lựa chọn nhất và bất kỳ các em thuộc trường hợp nào thì cũng có phương thức phù hợp để đảm bảo việc học tiếng Anh thông qua Toán và Khoa học không bị gián đoạn” – ông Bạch Ngọc Chiến nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong kỳ dịch bùng phát đầu năm 2020, iSMART là một trong những đơn vị tiên phong đã rất nhanh nhạy ứng dụng các công nghệ giáo dục sẵn có của mình để đưa ra các lớp học trực tuyến chất lượng cao; đảm bảo học sinh được tiếp tục học tập đầy đủ. Và điểm khác của lần nguy cơ dịch bùng phát đầu 2021 này là iSMART đã xây dựng và đưa ra được 3 phương án; thay vì chỉ là 1 phương án như lần trước.
Có lịch sử đến 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, iSMART là công ty hàng đầu Việt Nam về công nghệ giáo dục với các chương trình theo chuẩn quốc gia dạy tiếng Anh trong trường phổ thông cùng giải pháp dạy môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh.
iSMART có sứ mệnh được xác định là góp phần tích cực vào việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Các năm qua, iSMART đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống bài giảng số cho phép học sinh từ đầu bậc học Tiểu học có thể tham gia học tiếng Anh theo chuẩn quốc tế thông qua các bài học Toán và Khoa học trong những phòng học đặc biệt được trang bị phần cứng công nghệ như bảng tương tác, máy chiếu… và giảng viên tiếng Anh chất lượng cao, có chứng chỉ quốc tế được kiểm định.
Các trường triển khai chương trình iSMART sẽ được ưu tiên đầu tư một phòng học đa phương tiện với các trang thiết bị phần cứng phục vụ giảng dạy, sau đó các giảng viên của iSMART sẽ triển khai các bài học tiếng Anh môn Toán và Khoa học theo đúng khung và chuẩn Chương trình phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Hiện chương trình tiếng Anh phổ thông iSMART đã được triển khai tại hơn 400 trường trong toàn quốc và thu được kết quả ban đầu rất khả quan so với các cách học tiếng Anh giao tiếp truyền thống.
Theo các số liệu thống kê, iSMART đang triển khai giảng dạy và đào tạo cho khoảng 60.000 học sinh mỗi năm. Đồng thời, tổ chức hơn 1.000 hoạt động ngoại khóa, tập huấn và đào tạo. iSMART cũng là đối tác của hơn 20 tập đoàn và tổ chức giáo dục uy tín tại Việt Nam và trên thế giới. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ của iSMART rất đa dạng và hiện được hơn 30 tỉnh thành ứng dụng, giúp đẩy nhanh quá trình công nghệ hoá giáo dục và đào tạo hiện nay.
iSMART là một đơn vị thành viên của Tổ chức Giáo dục EQuest – một trong những tổ chức hàng đầu Việt Nam về giáo dục với hệ sinh thái hoàn chỉnh nhất; từ thực tế đến trực tuyến và khép kín các cấp học. EQuest có bề dày lịch sử hơn 20 năm hoạt động với 17 trường, đơn vị thành viên trải dài khắp Việt Nam./.
Học sinh TP HCM bắt nhịp học trực tuyến
Từ ngày 2-2, các trường tại TP HCM chuyển sang dạy - học trực tuyến. Dựa vào kinh nghiệm dạy - học trực tuyến đầu năm 2020, giáo viên và học sinh đã bắt kịp nhịp học trong đợt này
Hôm 1-2, UBND TP HCM đã ra thông báo bắt đầu từ ngày 2-2, học sinh toàn TP nghỉ học, TP yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch năm học của TP. Theo đó, nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức dạy và học trên internet; bảo đảm thông tin xuyên suốt trước, trong và sau Tết nguyên đán.
Chủ động thực hiện
Thông báo tạm dừng học tập được đưa ra khi chỉ còn một tuần nữa học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán 2021. Dù thời gian học trực tuyến ngắn nhưng nhiều giáo viên đánh giá rằng học sinh đã tiếp nhận hình thức học tập này, tham gia nhiều hơn và sử dụng các công cụ hỗ trợ thành thạo. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng tích cực quan tâm, giám sát con tham gia lớp học, nhận bài tập từ giáo viên.
Ngay sau khi nhận được thông báo, các trường đã lập tức họp trực tuyến và lên kế hoạch dạy học trong tình hình mới.
Cô Nguyễn Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quang Khải (quận Gò Vấp), cho biết trong suốt học kỳ I, giáo viên trên tinh thần sẵn sàng học trực tuyến nên khi có chỉ đạo đã chuyển sang dễ dàng, không bỡ ngỡ như lần đầu.
Theo cô Phượng, các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 đã được học trực tuyến trong học kỳ II năm học 2019-2020 nên quen dần, số lượng tham gia đông, thực hiện các thao tác trên máy tính cũng thành thạo. Phụ huynh đã hiểu về hình thức dạy học này, chủ động nhận bài tập từ giáo viên và cho con làm, sau đó gửi lại giáo viên. Cách giao bài, chấm bài được giáo viên thực hiện nhanh, gọn, cá nhân hóa bằng hình thức gửi bài tập qua nhóm Zalo cho từng học sinh, sau đó chấm và nhận xét từng em rồi rút kinh nghiệm chung.
"Các thầy cô quản lý học sinh thuận tiện hơn, em nào tham gia hay không đều biết, khi nắm được số liệu, thầy cô báo cáo về ban giám hiệu. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các buổi họp trực tuyến để kịp thời chỉ đạo về chuyên môn" - cô Phượng cho hay.
Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết học sinh chủ động làm bài tập được giao, tương tác cùng thầy cô, phụ huynh đã quen dần nên việc quản lý không khó khăn nhiều. Hiệu quả nhất vẫn là bài giảng E-learning theo chủ đề, tích hợp, những bài giảng được đăng trên website của trường. Đây là tuần cuối trước khi nghỉ Tết nên nhà trường cho học sinh ôn tập là chủ yếu.
"Thầy cô đã bắt đầu quen với việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học, với tài khoản học trực tuyến và các nền tảng công nghệ như Facebook, Zoom, Zalo..., giáo viên chủ động kết nối với học sinh từng lớp để giảng bài, trả lời thắc mắc" - thầy Phú nói.
Giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TP HCM) chuẩn bị giáo án dạy trực tuyến
80% học sinh tham gia
Theo thời khóa biểu dạy trực tuyến đã thông báo cho phụ huynh, thầy Phạm Duy, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (quận 5), vào phần mềm Zoom và bắt đầu tiết học với 22 học sinh. Thầy Duy chia sẻ số lượng học sinh tham gia học trực tuyến đợt này tăng rất nhiều so với đợt trước, các em cũng chủ động đến giờ học là tự vào nhóm chứ không cần thầy nhắc. Mỗi lớp có 30 học sinh, đợt học trực tuyến trước chỉ có 15 em tham gia học, nhiều phụ huynh không hiểu và cho rằng học trực tuyến không hiệu quả, cứ buộc con họ phải ngồi máy tính nên họ quyết liệt không cho con tham gia.
"Đợt đầu dạy - học trực tuyến, tất cả còn mới và bỡ ngỡ, cả giáo viên lẫn học sinh không chủ động được, có phụ huynh không cho con tham gia học, cũng không chịu nhận bài tập về cho con làm. Nhưng với đợt này, chính phụ huynh đó đã gọi trực tiếp cho thầy để đến trường lấy bài tập in sẵn về cho con làm chứ nhà không có máy tính. Phụ huynh hợp tác hơn, họ nhận thấy việc học đã bị gián đoạn quá nhiều rồi" - thầy Duy cho hay.
Thầy Duy cho rằng bây giờ vì cận Tết nên nhiều phụ huynh lo sắm sửa, không đủ thời gian để cho con học trực tuyến nhưng nếu trong trường hợp xấu nhất, qua Tết vẫn phải học trực tuyến thì lượng học sinh tham gia sẽ là 100%.
Thầy Huỳnh Thanh Phú cũng cho biết số lượng học sinh tham gia học trực tuyến gần 100% mặc dù chỉ học một tuần nhưng các em rất nghiêm túc. "Mặc dù số lượng học trực tuyến có cải thiện nhưng chưa thể đánh giá nó hiệu quả. Bởi đây chỉ là giải pháp tình thế, chất lượng chưa bảo đảm, vẫn có học sinh lên điểm danh rồi đi ngủ hoặc có giáo viên nói thao thao bất tuyệt, còn học sinh thì ngồi xem những thứ khác" - thầy Phú nhận định.
Cần đồng bộ phần mềm dạy học
Theo thầy Phạm Duy, khó khăn nhất của giáo viên khi dạy trực tuyến là chưa có phần mềm dạy học chính thống nào để dùng đại trà. Đa số giáo viên dùng phần mềm của nước ngoài, mỗi trường lại sử dụng một kiểu, ví dụ giáo viên dùng Zoom phải mua bản quyền rất bất tiện. Đối với các giáo viên lớn tuổi, những ứng dụng này cũng không dễ sử dụng, chỉ có các giáo viên trẻ chiếm 1/3 trường là dạy được trên Zoom.
Trại hè Toán và Khoa học cho học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên tham gia trại hè Toán và Khoa học có cơ hội chế tạo mô hình máy bay, học cách dùng dữ liệu, ứng dụng nhiều môn học. Trại hè Toán và Khoa học (MaSSP) mùa thứ 6 với quy mô lớn, hứa hẹn mang lại cho học sinh THPT và sinh viên cả nước mùa hè bổ ích. Trại...