IS vẫn kiếm 1,5 triệu USD mỗi ngày từ dầu thô
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tại Syria vẫn kiếm bộn tiền từ hoạt động khai thác dầu mỏ và thậm chí còn bán cho phe nổi dậy chống lại mình.
IS kiếm gần 500 triệu USD/năm nhờ dầu mỏ bất chấp hoạt động không kích suốt một năm của liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Syria. Ảnh minh họa: AP
Theo Financial Times, những nhà buôn và kỹ sư địa phương cho rằng bất chấp nỗ lực không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) của liên minh do Mỹ dẫn đầu, sản lượng dầu thô tại khu vực do nhóm khủng bố kiểm soát nằm trong khoảng 34.000 – 40.000 thùng dầu/ngày. Dầu được bán tại chỗ với giá từ 20 tới 45 USD/thùng, đồng nghĩa với việc phiến quân kiếm 1,5 triệu USD/ngày, gần 500 triệu USD/năm.
Công ty dầu mỏ của IS chủ động tuyển dụng những công nhân lành nghề, từ kỹ sư tới quản lý. Chúng thậm chí còn bán dầu cho phe nổi dậy.
“Đây là tình thế khiến bạn dở khóc dở cười”, một chỉ huy phe nổi dậy Syria ở Aleppo, nói. Lực lượng của ông mua dầu diesel từ các khu vực của IS dù chiến đấu chống nhóm khủng bố này ở tiền tuyến. “Nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác, và chúng tôi làm cuộc cách mạng của người nghèo. Có ai khác cho chúng tôi dầu không?”.
Tuy nhiên, các vụ ném bom của liên quân Mỹ, việc Nga can thiệp vào Syria và giá dầu thấp có thể gây áp lực với lợi nhuận của IS. Mối đe dọa lớn nhất đối với hoạt động sản xuất dầu của IS đến nay là sự cạn kiệt của các mỏ dầu cũ tại Syria. Chúng không có công nghệ của các công ty nước ngoài để đối phó với sản lượng dầu giảm. Nhu cầu sử dụng dầu mỏ cho các chiến dịch quân sự của IS cũng đồng nghĩa với việc chúng có ít dầu để bán ra thị trường.
Trọng Giáp
Theo VNE
6 kết quả bất ngờ cuộc không kích của Nga ở Syria
Mặc dù nhiệm vụ chính là chống lại các nhóm phiến quân gồm cả lực lượng IS nhưng các cuộc không kích của Nga ở Syria lại cho kết quả nhiều hơn thế.
Video đang HOT
Mặc dù nhiệm vụ chính là chống lại các nhóm phiến quân gồm cả lực lượng IS nhưng các cuộc không kích của Nga ở Syria lại cho kết quả nhiều hơn thế.
Tờ RIR bình luận, Moscow đang bước đầu thành công trong việc sử dụng sức mạnh không quân của mình để tiêu diệt các nhóm khủng bố và làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, tuy nhiên những cái được từ chiến dịch không kích ở Syria không chỉ gói gọn trong chừng đó.
Các cuộc không kích của Không quân Nga bước đầu đã khiến phiến quân IS và các nhóm phiến quân do Mỹ ủng hộ ở chiến trường Syria gánh chịu tổn thất nặng nề. Điều này biến Moscow trở thành trung tâm của bàn cờ ở Syria, bên cạnh đó nó còn giúp bảo vệ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đồng minh thân cận của Nga ở Trung Đông. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì Nga có được sau hơn nửa tháng tham chiến tại Syria.
Các cuộc không kích của Nga ở Syria không đơn thuần chỉ mang về các chiến thắng về mặt quân sự.
Vũ khí Nga sẽ đắt hàng?
Sau những thành tích ngoạn mục của trên bầu trời Syria, các dòng máy bay chiến đấu của Sukhoi - hãng chế tạo máy bay chiến đấu lớn nhất của Nga nhanh chóng trở thành mặt hàng nóng trên thị trường vũ khí thế giới. Những chiếc tiêm kích-bom như Su-34, Su-24 và cường kích Su-25 đang thể hiện sức mạnh của mình tại mọi mặt trận chiến trường Syria.
Ngoại trừ Su-24 gần nghỉ hưu thì Su-25 và Su-34 vẫn là những cái tên sáng giá mà không quân nhiều nước trên thế giới muốn sở hữu. Bên cạnh đó cũng cần nhắc tới cú sốc của Phương Tây mang tên 3M-14T Klub mẫu tên lửa hành trình tiên tiến của Hải quân Nga.
Vận may cho tình báo Nga
Sau một số vụ va chạm gần đây với máy bay chiến đấu của Nga trên không phận Syria, Không quân Mỹ đã ra lệnh cho các phi công nước này phải hủy bỏ nhiệm vụ tại các khu vực có sự xuất hiện của máy bay chiến đấu Nga. Và điều này có thể hoàn toàn dễ hiểu khi các đợt không kích của Nga và Mỹđều tập trung vào khu vực không phận nhất định tại Syria.
Đối với Không quân Nga, chiến trường Syria như một cuộc thử nghiệm với quy mô lớn và họ được nhiều hơn là mất.
Điều này sẽ là hoàn toàn bình thường nếu như tình báo Nga không thu thập được hàng loạt dữ liệu quan trọng từ các máy bay chiến đấu Mỹ khi bay gần chúng trong đó có cả F-22. Và các cơ quan tình báo quân sự Nga đang thầm vui trong bụng vì đã không bỏ lỡ một cơ hội quý giá như vậy.
Thị trường dầu thô chợ đen của IS tại Iraq và Syria sụp đổ
Trong suốt thời gian kiểm soát tại các khu vực có giếng dầu tại Iraq và Syria, IS đã bán dầu thô mà chúng lấy được ra thị trường chợ đen với mức giá cực thấp chỉ 10USD/thùng, trong khi đó giá dầu thô thế giới lúc đó dao động tầm 47USD/thùng. Điều này khiến IS có thể thoải mái bán dầu mà tổ chức lấy được cho các đối tác của mình, hay nói cách khác Phương Tây và Mỹ đang tiếp tay cho IS tuồn dầu thô ra bên ngoài lãnh thổ Iraq và Syria.
Tuy nhiên, hoạt động này của IS đã hoàn toàn bị chặn đứng bởi các cuộc không kích của Nga và các biện pháp ràng buộc mà cộng đồng quốc tế đưa ra đối với dầu thô có nguồn gốc từ hai quốc gia trên. Chính điều này đã khiến giá dầu thế giới khởi sắc trở lại và giúp mang về cho Nga hàng tỷ USD doanh thu từ các hoạt động kinh doanh dầu mỏ.
Ả Rập Xê-út nếm trái đắng khi đối đầu với Nga
Ả Rập Xê-út bắt đầu nếm trái đắng khi đã không ngừng nâng sản lượng dầu thô của nước khi làm nhằm suy yếu Nga và Iran, tuy nhiên giờ đây Riyadh mới là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ không phải là Moscow hay Tehran. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF ngân sách của Ả Rập Xê-út sụt giảm nghiêm trọng từ đầu năm cho tới nay khiến quốc gia này phải rút toàn bộ các khoản đầu tư từ nước ngoài trở về nước.
Saudi Arabia đang mất nhiều hơn là được khi ủng hộ chính sách của Mỹ tại Trung Đông.
Sự suy yếu của Ả Rập Xê-út càng khiến Nga, Iran và các nhóm vũ trang Hezbollah hay nhóm chiến binh người Shiite như trở lại mạnh mẽ hơn khu vực Trung Đông. Và không sớm thì muộn quốc gia thành viên đứng đầu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ phải cắt giảm sản lượng, tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của Mỹ ở Trung Đông.
Châu Âu nhìn thấy ánh sáng từ các chiến dịch quân sự của Nga
Châu Âu có thể ban đầu hơi sốc sau màn trình diễn tên lửa hành trình Nga ở biển Caspian, nhưng chừng đó cũng không là gì so với niềm hy vọng từ các chiến dịch quân sự của Nga sẽ làm dịu làn sóng hàng triệu người tị nạn đang tràn vào Tây Âu, vốn đẩy mâu thuẫn giữa các thành viên Liên minh Châu Âu lên cao hơn bao giờ hết. Thậm chí Đức và Pháp còn tính đến chuyện gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận kinh tế với Nga.
Mặc dù không đồng tính nhưng Châu Âu đang mừng thầm khi Nga chính thức can thiệp quân sự vào Syria.
Biển Caspian chỉ là một hồ nước đối với Moscow
Bằng việc triển khai các tên lửa hành trình Klub từ Biển Caspian tấn công các mục tiêu ở Syria thay vì Địa Trung Hải - nơi Hải quân Nga và Mỹ đều đóng hạm đội tàu chiến đông đảo, đã chỉ ra rằng Nga có thể có nhiều sự lựa chọn cho mọi tình huống.
Trong khi đó, Biển Caspian luôn được Nga xem là một cái hồ cỡ lớn của nước này trong suốt nhiều thế kỷ qua và Moscow muốn gửi thông điệp cho phương Tây thấy rằng suy nghĩ trên ngày nay vẫn vậy. Ngoài ra, Nga muốn chỉ cho Washington thấy rằng nước này đã có thể sử dụng không phận của Iran và Iraq cho các chiến dịch quân sự ở Trung Đông và thêm vào đó sức mạnh thực sự của tên lửa hành trình Nga.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Mỹ khẳng định thả dù vũ khí đúng đối tượng Quân đội Mỹ hôm qua bác thông tin cho rằng các lực lượng người Kurd ở Syria đã nhận đạn dược mà Washington thả dù hỗ trợ phe nổi dậy đang chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo. Các tay súng người Syria chống trả một đợt tấn công ở Achan, tỉnh Hama, hôm 11/10. Ảnh: AP. "Chúng tôi tin chắc rằng Liên...