IS chặt đầu 4 trẻ em không chịu cải sang đạo Hồi
Khi 4 trẻ em dưới 15 tuổi quyết không chịu cải sang đạo Hồi theo mệnh lệnh của IS, phiến quân đã hành hình dã man các em bằng hình thức chặt đầu.
Ngày 10/12, một cha xứ người Anh ở Iraq cho hay phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã chặt đầu 4 trẻ em ở một ngôi làng vì chúng nhất quyết không chịu cải sang đạo Hồi theo mệnh lệnh của phiến quân.
Ông Andrew White, người được coi là “cha xứ của Baghdad” đã kể về cảnh ngộ “khốn khổ và tồi tệ” của những người theo đạo Công giáo sống trong lãnh thổ do phiến quân IS kiểm soát ở Iraq.
Cha xứ White phải mặc áo giáp trong khi truyền đạo ở Iraq
Cha xứ White đến làm việc ở Baghdad từ năm 1998 và là chủ tịch Quỹ Cứu trợ và Hồi phục ở Trung Đông. Trong một cuộc trò chuyện với trang Orthodox Christian Network, ông cho biết những người Công giáo ở Iraq đã bị IS săn lùng và buộc phải rời bỏ nhà cửa để tránh không bị phiến quân hành hình.
Ông White kể lại: “IS đã sát hại rất nhiều người. Tình cảnh của họ rất khủng khiếp, bởi nếu bị phiến quân bắt được, họ sẽ bị chặt đầu, và trẻ em thì bị bọn chúng chặt làm đôi”.
Tại một ngôi làng Công giáo ở Nineveh, phiến quân IS bắt được 4 trẻ em trong một gia đình và yêu cầu các em phải “tuyên bố rằng sẽ đi theo Nhà tiên tri Mohammed” nếu không muống mất mạng.
Tuy nhiên, ông White cho biết 4 đứa trẻ chưa đầy 15 tuổi này đã nhất quyết không chịu cải sang đạo Hồi theo yêu cầu của IS. Những đứa trẻ này nói: “Không, chúng tôi yêu Chúa Jesus, và chúng tôi chỉ đi theo Người”.
Video đang HOT
Phiến quân IS luôn tìm cách săn đuổi những người theo Công giáo ở Iraq
Sau đó, phiến quân IS đã chặt đầu cả 4 đứa trẻ này. Vụ hành hình dã man trên đã khiến cha White vô cùng đau khổ.
Ông White cho hay người Công giáo sinh sống ở khu vực này thường xuyên phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập từ phiến quân IS, và cho đến nay khoảng 250.000 người trong số hộ đã phải rời bỏ nhà cửa.
Vị cha xứ này nói: “Họ gần như không thể sinh sống ở quê hương bản quán của mình được nữa, bởi lúc nào họ cũng bị săn đuổi”.
Một người đàn ông trong vùng đã gọi cho cha White cho biết ông đã phải chấp nhận cải sang đạo Hồi khi mạng sống của các con mình bị đe dọa, và ông này đã rất dằn vặt với hành động đó của mình.
Bản thân ông White cũng bị phiến quân đe dọa đến tính mạng, và Tổng Giám mục đã phải ra lệnh cho ông rời khỏi Iraq để trở về Anh, tuy nhiên các đồng nghiệp của ông vẫn đang bám trụ ở miền bắc Iraq để giúp đỡ những người Công giáo bị mất nhà cửa trong hành trình chạy trốn sự săn đuổi của IS.
Theo Khampha
Ai có công chặn đứng bước tiến của IS?
Cuộc họp cấp cao của liên minh 60 nước chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, hôm qua (3/12) khẳng định đã chặn đứng bước tiến của IS tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, Tổng thống Syria cùng ngày lại đưa ra tuyên bố ngược lại, cho rằng các cuộc không kích của liên minh quốc tế không có tác dụng. Giới chức Iraq thì đã từng khẳng định, quân đội Iraq sẽ đánh bật Nhà nước Hồi giáo và hầu hết các đợt không kích có hiệu quả đều do lực lượng không quân Iraq tiến hành.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 3/12 (ảnh: Reuters)
Cuộc họp diễn ra hôm qua (3/12) tại trụ sở của NATO tại Brussels, Bỉ do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ trì.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp nêu rõ, "chiến dịch toàn cầu nhằm tiêu diệt IS đã có kết quả, bước tiến của lực lượng IS trên toàn Iraq và Syria cuối cùng đã bị chặn đứng".
Các lực lượng của Iraq và người Kurd được sự hỗ trợ của chiến dịch không kích đang giành lại lãnh thổ từ tay nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Tại cuộc họp, các thành viên liên minh đã bàn thảo chiến lược quân sự chống IS một cách hiệu quả và nhất trí thực thi một chiến dịch đa phương diện để tiêu diệt IS, trong đó bao gồm cả việc ngăn chặn các tay súng nước ngoài tham gia lực lượng thánh chiến, cũng như cắt đứt nguồn viện trợ tài chính và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn, xóa xổ cái tên &'Nhà nước Hồi giáo".
Ước tính, hiện Nhà nước Hồi giáo có khoảng 30.000 tay súng hoạt động tại Iraq và Syria. Tổ chức Hồi giáo cực đoan này nổi lên thành mối đe dọa an ninh nguy hiểm với toàn thế giới, khi thu hút và chiêu mộ được binh sĩ từ nhiều nước phương Tây và cả các nước châu Á.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Brussels, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một lần nữa thừa nhận cuộc chiến chống IS là khó khăn và sẽ mất nhiều năm. "Chúng ta đã đạt được bước tiến đáng kể trong 2 tháng rưỡi vừa qua, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sẽ còn nhiều việc phải làm để tiêu diệt IS".
"Nhà nước Hồi giáo vẫn đang thực hiện những tội ác khủng khiếp, nhưng chúng ta nhất trí rằng sau 2 tháng rưỡi các hành động tội ác trước đây đã bị ngăn chặn. IS đã bị buộc phải thay đổi chiến thuật và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng hoạt động của nhóm khủng bố so với trước đây", ông Kerry nói.
Các nước thành viên trong liên minh đặc biệt lo ngại về việc hàng nghìn chiến binh nước ngoài đầu quân cho IS sẽ tiến hành các cuộc tấn công ở phương Tây. Hiện Washington đang cùng các nước châu Âu, Arab bàn cách kiểm soát chặt biên giới và thiết lập danh sách những đối tượng bị cấm đi lại ở châu Âu.
Liên minh chống khủng bố đồng thời thảo luận về hoạt động viện trợ nhân đạo cho những người Iraq và Syria bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến chống IS. Để ngăn IS tuyển mộ quân, các nước trong liên minh sẽ tìm cách vô hiệu hóa việc lực lượng này sử dụng hệ thống trang mạng xã hội lôi kéo các chiến binh và người ủng hộ. Giải pháp cụ thể cho vấn đề này sẽ được các bên thảo luận chi tiết trong cuộc họp ở Morocco ngày 15/12 tới.
Cùng ngày hôm qua (3/12), Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, Pháp đã sẵn sàng tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống IS.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tại Paris, ông Hollande nói:"Lực lượng Pháp đang được triển khai, chúng tôi có máy bay chiến đấu tại Jordan và chúng tôi sẵn sàng tăng cường hơn nữa hành động chống IS, để mở rộng và thúc đẩy sự hiệu quả các chiến dịch của liên minh"
Mỹ đã mở các cuộc không kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu của IS ở Iraq từ tháng 8 và sau đó một tháng đã mở rộng phạm vi tấn công sang Syria. Liên minh chống khủng bố cho biết đã thực hiện khoảng 1.000 cuộc không kích tại Iraq và Syria, phá hủy mạnh mẽ các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo trong hơn 2 tháng qua.
Tuy nhiên, theo Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các cuộc không kích của liên minh quốc tế nhằm vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo không có tác dụng. Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi từng thẳng thừng tuyên bố, Mỹ không đóng vai trò gì trong thắng lợi của Iraq trước IS. Phát biểu tại Paris hôm qua (3/12), ông al-Abadi cũng nhấn mạnh những chiến thắng của quân đội Iraq trước lực lượng Hồi giáo cực đoan.
"Quân đội Iraq đang tiến về phía Bắc. Chúng tôi đã mở tuyến đường lớn từ Baghdad tới Nineveh và có được những bước tiến tại al-bar...Chúng tôi đã giải phóng được hầu kết các khu vực tại tỉnh Salahuddin. Chúng tôi sẽ tiến tới giải phóng các phần lãnh thổ bị IS chiếm đóng", ông al-Abadi nói.
Thực tế là IS đang bị đánh bật khỏi nhiều khu vực tại Iraq và Syria. Nhưng để xóa xổ cái tên &'Nhà nước Hồi giáo" phải cần đến nỗ lực và sự phối hợp thống nhất giữa các nước trong cuộc chiến với mối đe dọa an ninh toàn cầu nguy hiểm nhất hiện nay./.
Hoàng Lê
Theo_VOV
Vợ con trùm phiến quân IS bị bắt khi vượt biên Quân đội Lebanon xác nhận đã bắt được vợ và các con của thủ lĩnh IS tại khu vực biên giới. Ngày 2/12, Bộ Quốc phòng Lebanon tuyên bố họ đã bắt giữ được vợ và các con của trùm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) khét tiếng Abu Bakr al-Baghdadi, và hiện nay quân đội đang điều tra vụ việc này....