Iraq trục xuất Đại sứ Thụy Điển
Iraq ngày 20/7 trục xuất Đại sứ Thụy Điển để phản đối một kế hoạch đốt kinh Koran ở Stockholm, sự việc khiến hàng trăm người biểu tình xông vào và đốt phá Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Iraq.
Người biểu tình đốt phá Đại sứ quán Thụy Điển tại Iraq. Ảnh Reuters.
Chính phủ Iraq trong tuyên bố đưa ra chiều 20/7 (giờ địa phương) nhấn mạnh thêm rằng Baghdad cũng đang triệu hồi các đại biện lâm thời của mình ở Thụy Điển.
Video đang HOT
Hãng thông tấn nhà nước của Iraq đưa tin nước này đã đình chỉ giấy phép làm việc của công ty Ericsson của Thụy Điển trên lãnh thổ Iraq. Ericsson là công ty viễn thông và mạng đa quốc gia có trụ sở tại Stockholm.
Quyết định được đưa ra vài giờ sau khi Iraq cảnh báo sẽ cắt quan hệ ngoại giao với Thụy Điển nếu các cuộc biểu tình đốt kinh Koran tiếp diễn ở Stockholm.
Hàng trăm người biểu tình tại Iraq đã trèo tường xông vào Đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad rạng sáng 20/7 và phóng hỏa. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi cảnh sát Thụy Điển cho phép tổ chức cuộc tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở Stockholm vào 20/7, nơi những người tham gia dự định đốt kinh Koran cũng như quốc kỳ Iraq.
Theo Reuters, những người biểu tình ở Thụy Điển đã đá và làm hỏng một phần cuốn sách mà họ nói là kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở Stockholm, nhưng không đốt như đã đe dọa
Liên hợp quốc và EU lên án vụ đốt kinh Koran
Ngày 1/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã lên án vụ một người tị nạn Iraq ở Thụy Điển đốt bản sao của kinh Koran, đồng thời nhấn mạnh phải có biện pháp ngăn chặn hiện tượng bài Hồi giáo.
Cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở Baghdad một ngày sau khi một người đàn ông xé và đốt một bản sao của kinh Koran bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Stockholm (Thụy Điển), ngày 29/6/2023. Ảnh: Reuters
Trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Iraq Fuad Hussein, ông Guterres khẳng định sự cần thiết phải tôn trọng cộng đồng người Hồi giáo. Ông cho biết LHQ đang theo dõi sát sao vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển cũng như các phản ứng liên quan ở Iraq và thế giới Hồi giáo.
Về phần mình, Phó Thủ tướng Iraq cho rằng hành vi đốt kinh Koran sẽ làm gia tăng hiện tượng bài Hồi giáo, hệ tư tưởng cực đoan và khủng bố, gieo mầm cho những hành động thù hận và bạo lực trên thế giới.
Cùng ngày, Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) cho biết Liên minh châu Âu (EU) lên án hành vi đốt kinh Koran ở Thụy Điển và kêu gọi tránh làm leo thang tình hình.
Trong một tuyên bố, EEAS khẳng định: "Cùng với Bộ Ngoại giao Thụy Điển, EU phản đối mạnh mẽ việc một cá nhân ở Thụy Điển đốt kinh Koran. Hành động này hoàn toàn không phản ánh quan điểm của EU. Giờ là lúc để sát cánh vì sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và để ngăn chặn tình hình leo thang". Tuyên bố nhấn mạnh EU đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Baghdad, nơi hàng nghìn người Iraq phản ứng bằng cách tụ tập gần đại sứ quán Thụy Điển để phản đối việc đốt kinh Koran. EU kêu gọi bình tĩnh và lên án các cuộc tấn công vào các cơ quan đại diện ngoại giao.
Các tín đồ Hồi giáo và chính phủ nhiều nước có cộng đồng người Hồi giáo đã có những phản ứng mạnh sau khi xảy ra vụ Salwan Momika - một người tị nạn Iraq sống tại Thụy Điển, đốt bản sao kinh Koran trước đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở thủ đô Stockholm hôm 28/6, đúng ngày đầu tiên diễn ra lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo.
Lãnh đạo Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về tuyến đường bộ kết nối hai nước Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 14/7, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về quan hệ song phương và dự án xây dựng tuyến đường bộ kết nối giữa hai nước. Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani. Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN Trong cuộc điện...