Iraq lo sợ ‘ác mộng’ chất phóng xạ rơi vào tay IS
Iraq đã mất dấu vật chất phóng xạ có mức ‘nguy hiểm cao’. Nhà cầm quyền đang tuyệt vọng khi theo dõi vật chất bị mất và lo lắng rằng có thể nó đã rơi vào tay Nhà nước hồi giáo tự xưng (IS).
Theo mô tả trong các tài liệu vừa được công bố, vật chất bị mất thuộc loại nguồn phóng xạ nguy hiểm cao Ir-192 có hoạt động phóng xạ cao của SGS trong một nhà kho của Weatherford ở vùng Rafidhia thuộc tỉnh Basra.
SGS là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận. SGS ở đây là phòng thí nghiệm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, còn Weatherford là một công ty dịch vụ mỏ dầu của Hoa Kỳ. Một quan chức cho biết có khoảng 10 g IR-182 dạng capsule nằm trong một vali cỡ laptop. Đây là phóng xạ nhóm 2 theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và được dùng để kiểm tra các lỗi trong đường ống gas và dầu.
Hiện tại không có thêm thông tin nào về vụ biến mất này và không có dấu hiệu thực tế nào cho thấy vật chất đã rơi vào tay nhóm khủng bố nhưng mọi bằng chứng đều chỉ tới một nguồn trong nước.
“Chúng tôi sợ rằng chất phóng xạ sẽ rơi vào tay quân IS” – một quan chức an ninh cấp cao từ chối nêu tên cho biết. “Chúng có thể gắn nó vào các chất nổ để tạo thành một quả bom bẩn”. “Không có ổ khóa hay cửa nào bị phá và không có bằng chứng về việc đột nhập bất hợp pháp”.
Video đang HOT
Một bảng báo hiệu vật chất phóng xạ ở Anahelm, California ngày 17-3-2011. Ảnh: Reuters
Trước đó, vào thứ Tư, các báo cáo cho thấy nhà cầm quyền Bỉ đã tiết lộ đoạn video chứng minh rằng những kẻ tấn công Paria có “tham vọng mãnh liệt” về một cuộc tấn công hạt nhân ở châu Âu. Được phát hiện trong một vụ đột kích vào căn hộ của một trong những kẻ tình nghi, đoạn video dài 10 giờ đã bí mật ghi nhận cảnh ở nhà của giám đốc một chương trình nghiên cứu hạt nhân Bỉ.
Không nói về sự phân rã phức tạp cần thiết để tạo thành vũ khí hạt nhân, một quả bom bẩn sử dụng vật chất hạt nhân theo hình thức bom truyền thống để rải độc cả một khu vực. Không chỉ gây ra nguy cơ bom bẩn, mối quan tâm an ninh chính mà vật chất còn đem lại rủi ro ở khu vực đông người đi bộ.
Theo nhà vật lý David Albright, Chủ tịch Viện An ninh quốc tế và khoa học: “Sẽ là thảm họa nếu chúng đặt nó ở một số nơi đông người mà không có lớp bảo vệ. Chắc chắn là nó không gây ra sự chú ý. Bạn chỉ cần nói vài lời xin lỗi.
Chúng sẽ lấy lại nó”. Các nhóm chống phóng xạ đã được triển khai tới các mỏ dầu, các vùng giáp ranh biên giới và các sân phế liệu trong nỗ lực xác định vị trí vật chất bị mất nhưng cho đến nay vẫn trở về tay trắng. Một số nhóm cũng được phái đến các bệnh viện địa phương để tìm kiếm các nạn nhân có dấu hiệu nhiễm độc phóng xạ.
Đoàn Hiển Linh
Theo_PLO
Nga hợp tác với người Kurd sẽ là "ác mộng" cho Thổ Nhĩ Kì?
Theo đài phát thanh Deutschlandfunk của Đức, việc Nga can thiệp quân sự vào Syria đã dập tắt tham vọng khu vực của Thổ Nhĩ Kì và làm cán cân sức mạnh tại Trung Đông thay đổi đáng kể.
"Ngay từ khi máy bay Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch chống IS, giới chức Thổ Nhĩ Kì đã hiểu rằng, kế hoạch của họ đối với Syria không còn hữu hiệu. Nga xuất hiện tại Syria có nghĩa là sẽ không có một vùng cấm bay nào được thành lập ở nước này", Deutschlandfunk cho hay.
Nga đã thực hiện các chiến dịch không kích tại Syria từ 30-9-2015 với các mục tiêu không chỉ dừng lại ở Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) mà còn nhiều nhóm phiến quân khác. Đây là điều làm giới chức Thổ Nhĩ Kì đau đầu do có rất nhiều phiến quân đối lập tại Syria đang nhận hỗ trợ của Ankara để chiến đấu lật đổ Tổng thống Bashar Assad.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
Đến nay, đã có thông tin Nga đang liên hệ với lực lượng người Kurd ở Syria và theo Deutschlandfunk, đây không khác nào một "cơn ác mộng" với Ankara.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kì coi tất cả người Kurd là mối đe doạ đối với an ninh và ổn định quốc gia. Đây cũng chính là lí do Ankara đã phát động chiến dịch chống khủng bố ở miền đông nam đất nước, nơi sinh sống chủ yếu của người Kurd. Chiến dịch chống lại Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã bị chỉ trích như "một cuộc nội chiến và sự thảm sát".
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thực hiện chiến dịch này sau 2 năm ngừng bắn với PKK nhằm tập trung vào việc củng cố quyền lực chính trị. Hiện nay đảng cầm quyền Công lý và Sự phát triển (APK) của ông Erdogan đã giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào hồi tháng 11-2015.
Tuy nhiên, chính sách của ông Erdogan sau đó lại khiến nhiều người chỉ trích, do họ cho rằng, hành động trấn áp PKK không khác nào chiến tranh chống lại 15 triệu người Kurd đang sống trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kì. Chính vì vậy, việc gia tăng căng thẳng với Nga, đồng thời chiến tranh với PKK sẽ là một gánh nặng với chính quyền Ankara.
Theo_An ninh thủ đô
Khi giấc mơ trở thành ác mộng Các cuộc cách mạng "Mùa xuân Ả-rập" tại các quốc gia như Tunisia, Algeria, Ai Cập... từng được kỳ vọng sẽ mang tới một tương lai tốt đẹp cho người dân. Nhưng sau 5 năm, phong trào đã đẩy nhiều nước vào nội chiến đẫm máu hoặc bất ổn chính trị, gây ra cuộc khủng hoảng nhập cư và mở đường cho sự...