Iran xử tử 4 người trong vụ tham nhũng 2,6 tỉ USD
Một tòa án Iran vừa ra phán quyết tử hình 4 người và xử chung thân 2 người trong một vụ tham nhũng ngân hàng lên tới 2,6 tỉ USD – bê bối tài chính lớn nhất từ trước tới nay ở nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Khamenei cảnh báo truyèn thông nước này
không nên làm rối vụ việc. Ảnh: Ay-Collection/Sipa/Rex Feature
Phiên tòa bắt đầu từ hồi tháng 2 xét xử 39 người có liên quan từ các cơ quan tài chính lớn nhất nước này, đã đặt ra những câu hỏi nhạy cảm về tình trạng tham nhũng ở giới chức cấp cao trong nền kinh tế vốn kiểm soát chặt chẽ ở Iran.
Video đang HOT
Rất ít thông tin về vụ việc được công bố, mà theo báo chí phương Tây nhận định là nhằm tránh để lộ quá nhiều về vụ bê bối nội bộ này trong bối cảnh các lãnh đạo Iran đang tìm cách bảo đảm nước này có thể vượt qua những biện pháp trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
Các công tố viên không gọi đích danh tên của các bị cáo mà chỉ đề cập đến biệt danh và đưa ra những thông tin chung chung về công việc kinh doanh của họ. Các cáo buộc chính gồm có sử dụng giấy tờ giả để có được tín dụng tại một trong những ngân hàng hàng đầu của Iran để mua tài sản, bao gồm cả những công ty nhà nước lớn.
IRNA dẫn lời Trưởng công tố viên Gholam Hossein Mohseni Ejeie: “Dựa trên cáo trạng, bốn người sẽ bị xử tử hình”. Ngoài ra 2 người khác bị xử chung thân và những bị cáo còn lại trong số 39 người liên quan tới vụ việc bị xử tù, tối đa là 25 năm.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad năm ngoái đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông có dính líu tới vụ bê bối nêu trên.
Theo NLD
Iran tố nước ngoài "khiêu khích" trên Vịnh Ba Tư
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran hôm qua (21/7) đã lên tiếng cảnh báo việc lực lượng quân đội nước ngoài xuất hiện ở Vịnh Ba Tư là một động thái "khiêu khích" và sẽ gây hiểm họa cho khu vực, đài truyền hình Press TV đưa tin.
Press TV dẫn lời ông Ramin Mehmanparast cho biết: "Không ai phải lo lắng và quan ngại về tình hình an ninh và ổn định ở Vịnh Ba Tư hơn các quốc gia trong khu vực."
"Trong hoàn cảnh nhạy cảm hiện nay, sự hiện diện của lực lượng nước ngoài ở Vịnh Ba Tư sẽ là một sự khiêu khích và là một mối đe dọa đối với khu vực," người phát ngôn của Iran cho hay. Ông đồng thời cũng thêm rằng: "Chúng tôi khuyến cáo các quốc gia trong khu vực nên đặt vấn đề liệu sự hiện diện quân sự của thế lực bên ngoài ở Vịnh Ba Tư có cần thiết hay không."
Trước đó, hôm 20/7, đài truyền hình Press TV cũng dẫn lời ông Mehmanparast cho biết gìn giữ an ninh ở Eo biển chiến lược Hormuz là vấn đề ưu tiên hàng dầu trong chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Ông nói: "Chúng tôi coi vấn đề an ninh ở Eo biển Hormuz là một trong những ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của mình. An ninh ở eo biển này rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia trong khu vực và chúng tôi muốn an ninh ở đây được bảo vệ bằng những cách thức tốt nhất."
Ông nói thêm rằng "Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì an ninh ở đây và chúng tôi sẽ vận dụng mọi khả năng của mình để ổn định tình hình an ninh ở Vịnh Ba Tư."
Ông cũng cảnh báo một số biện pháp mà một số quốc gia không thuộc khu vực đang áp dụng sẽ gây phương hại trực tiếp đến tình hình an ninh ở Vịnh Ba Tư.
Trong khi đó, Mỹ và Israel lại nhiều lần khẳng định rằng một nước Iran sở hữu công nghệ hạt nhân là không thể chấp nhận được và họ sẽ làm mọi cách cần thiết trong đó không ngoại trừ tấn công quân sự để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran.
Mỹ cũng tuyên bố sẽ không bao giờ cho phép bất cứ quốc gia nào phong tỏa Eo biển Hormuz.
Theo VNMedia
Mỹ âm thầm điều lực lượng đến vùng Vịnh Mỹ đã âm thầm điều lực lượng đến vùng Vịnh nhằm bảo vệ các tuyến đường biển chiến lược và tấn công sâu vào trong lãnh thổ Iran trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự tại khu vực, theo tờ New York Times hôm nay 3.7. Tờ New York Times dẫn lời các quan chức cao cấp cho biết quá trình...