Iran “xé rào”, tháo “chốt an toàn” hạt nhân
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran đang lăm le tái bùng phát khi Tehran tuyên bố “xé rào” thỏa thuận hạt nhân JCPOA đã cam kết với các cường quốc để làm giàu uranium lên mức 5%.
Iran tuyên bố làm giàu uranium lên mức 5% – một mức được cho là “xé rào” thỏa thuận hạt nhân JCPOA
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Abbas Araghchi ngày 7-7 tuyên bố, Tehran sẽ nâng cấp độ làm giàu uranium lên 5%, vượt mức quy định 3,67% mà nước này cam kết trong thỏa thuận hạt nhân có tên gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Đây có thể xem là bước leo thang của Iran bởi trước đó, ngày 30-6 vừa qua, Iran đã bất ngờ xác nhận lượng dự trữ uranium làm giàu của nước này đã vượt qua giới hạn cho phép theo thỏa thuận JCPOA là 300 kg.
Thỏa thuận hạt nhân JCPOA mà Iran ký với Nhóm P5 1 (gồm 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015 đã giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran kéo dài hàng chục năm trước đó ở “điểm nóng” Trung Đông. Thỏa thuận này dựa trên 2 cam kết then chốt của Tehran là quốc gia Trung Đông này chỉ được phép làm giàu uranium ở tỷ lệ tối đa 3,67%, một tỷ lệ vừa đủ để sản xuất năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và số lượng uranium làm giàu ở tỷ lệ thấp này cũng chỉ được tối đa 300 kg.
Video đang HOT
Nay, với việc liên tiếp tuyên bố nâng số lượng uranium lên hơn 300 kg và có tỷ lệ làm giàu trên 5% thì có khác nào Iran đã “xé rào” JCPOA, đẩy thỏa thuận này tới nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. JCPOA khi được ký vào năm 2015 đã được ca ngợi như một thỏa thuận mang tính lịch sử bởi nó không chỉ chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran – một nỗi đau đầu và lo ngại sâu sắc với các cường quốc cũng như cả khu vực và thế giới, mà còn được xem như một “chốt an toàn” ngăn vấn đề này tái phát.
Tuy nhiên, JCPOA có nguy cơ sụp đổ từ tháng 5-2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong quá trình xem xét lại toàn bộ chính sách dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama đã đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt với Iran. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cho rằng cần phải thương lượng lại các điều khoản của thỏa thuận JCPOA.
Thế nhưng, không chỉ Iran mà các cường quốc khác tham gia ký kết JCPOA cho đến nay vẫn bảo lưu quan điểm rằng đây là một thỏa thuận công bằng, hợp lý và chấp nhận được với tất cả các bên. Iran khẳng định không đàm phán lại JCPOA để đổi lấy việc được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mới theo yêu cầu của Washington.
Những động thái căng thẳng từ Iran sau khi Washington đơn phương rút khỏi JCPOA được giới quan sát cho là cú “nắn gân” của Tehran nhằm gây áp lực để đưa chính quyền Tổng thống Donald Trump chấp thuận thỏa thuận mà chính quyền tiền nhiệm đã ký kết và hết lời ca ngợi. Song nhìn vào các quyết sách dứt khoát và cứng rắn của Tổng thống Donald Trump kể từ khi lên cầm quyền, có thể thấy các đòn “nắn gân” của Tehran khó có thể gây áp lực đủ lớn để buộc chính quyền Mỹ hiện nay đảo ngược quyết định, thậm chí còn có thể đẩy vấn đề càng leo thang căng thẳng.
Trong tuyên bố đưa ra ngay sau khi Iran tuyên bố làm giàu uranium hơn tỷ lệ 5%, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Tehran sẽ phải đối mặt với sự cô lập và trừng phạt nặng hơn nếu vi phạm thỏa thuận JCPOA. Tổng thống Donald Trump còn mạnh mẽ hơn với cảnh báo Iran hãy “coi chừng” sau khi vượt quá giới hạn làm giàu uranium theo thỏa thuận này.
Iran nếu thật sự “xé rào” JCPOA như nước này tuyên bố sẽ khiến thỏa thuận này sụp đổ trên thực tế và điều đó chẳng khác nào tháo chiếc “chốt an toàn” hạt nhân.
Theo ANtD
Trung Quốc tố Mỹ gây ra khủng hoảng hạt nhân Iran
Trung Quốc cho rằng áp lực tối đa của Washington đối với Tehran là nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran hiện nay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: Xinhua.
"Thực tế cho thấy bắt nạt đơn phương đã trở thành khối u ngày càng tồi tệ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. "Áp lực tối đa của Mỹ đối với Iran là nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran".
Iran hôm 7/7 tuyên bố quốc gia này đã sẵn sàng làm giàu uranium ở mọi cấp độ. Trước đó, Iran thông báo sẽ tăng mức làm giàu uranium lên 5%. Ông Cảnh nói rằng Trung Quốc rất lấy làm tiếc trước quyết định này của Iran.
Theo Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Tehran và 6 cường quốc hồi năm 2015, việc làm giàu uranium của Iran bị giới hạn ở mức tối đa là 3,67%, vừa đủ để sản xuất năng lượng và thấp hơn nhiều so với mức hơn 90% để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA khiến căng thẳng giữa Washington và Tehran leo thang. Anh, Pháp và Đức, những quốc gia đồng ký kết thỏa thuận đã gây sức ép trong nhiều tháng để thuyết phục Iran tiếp tục thực hiện cam kết trong hiệp định. Tuy nhiên, Iran cho rằng châu Âu đã làm "quá ít, quá muộn" để cứu vãn hiệp ước và không thể bảo vệ lợi ích kinh tế của Iran khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Iran cũng đe dọa sẽ từ bỏ nhiều cam kết hơn nếu các bên tham gia hiệp ước chưa tìm ra giải pháp. EU đã kêu gọi Iran không làm giàu uranium vượt mức cho phép, đồng thời cho biết đang liên lạc với những bên tham gia JCPOA để xác định cần làm gì tiếp theo để ngăn chặn Tehran.
Theo Huyền Lê (VNE)
Mỹ muốn lập liên minh toàn cầu chống Iran Sau một tuần căng thẳng giữa Mỹ và Iran, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo muốn xây dựng một liên minh toàn cầu chống Iran . Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: AP Ông Pompeo đã rời Washington tới Ả Rập Saudi để đàm phán về vấn đề thành lập một liên minh toàn cầu chống Iran, điểm dừng tiếp theo sẽ là Các...