Iran tung cảnh báo khiến hàng ngàn quân châu Âu lo ngại
Tổng thống Iran vừa cảnh báo các lực lượng châu Âu ở Trung Đông có thể gặp nguy hiểm nếu những nước này tham gia vào chiến dịch gây sức ép của Mỹ nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo.
Cụ thể hơn, hàng ngàn binh sĩ châu Âu đang đóng tại Trung Đông có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ từ Iran.
Anh, Pháp và Đức đã dành nhiều tháng để tìm cách giữ gìn thỏa thuận hạt nhân 2015 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương phá bỏ thỏa thuận này năm 2018. Tuy nhiên, hôm 14/1 mới đây, Liên minh Châu Âu (EU) bất ngờ đã kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp được ghi rõ trong thỏa thuận hạt nhân JCPOA. Theo đó, chỉ sau hai tháng, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được quyền tái áp đặt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Iran, hệ thống ngân hàng và một số quan chức cấp cao. Mặc dù vậy, EU có thể trì hoãn và kéo dài tiến trình này nếu thấy được các tín hiệu thiện chí từ Iran. Các nước thành viên lớn của EU đều khẳng định họ muốn Iran quay trở lại thực hiện nghiêm túc thỏa thuận JCPOA sau khi nước Cộng hòa Hồi giáo mới đây bắt đầy công khai vi phạm một số điều trong thỏa thuận hạt nhân.
Iran nói rằng họ không nên bị ràng buộc vào thỏa thuận hạt nhân kể từ sau khi Mỹ quay trở lại áp dụng các biện pháp trừng phạt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Iran. Sau khi Mỹ tiến hành một cuộc không kích ở Iraq nhằm giết hại Tướng hàng đầu của Iran, Tehran đã đáp trả bằng cách bắn một loạt tên lửa đạn đạo vào lực lượng Mỹ đóng ở Iraq. Không ai bị thương trong cuộc tấn công nói trên.
Phát biểu tại một cuộc họp nội các Iran mới đây, Tổng thống Hassan Rouhani cho biết: “Hiện tại, lính Mỹ đang gặp nguy hiểm. Trong tương lai, binh sĩ Châu Âu cũng có thể gặp nguy hiểm”. Đây rõ ràng là lời cảnh báo được gửi đến Châu Âu sau khi EU thể hiện lập trường cứng rắn với Tehran.
Video đang HOT
Các nước Châu Âu đang có binh sĩ đóng tại Afghanistan, Iraq và một số nơi khác ở Trung Đông. Ở những nơi này, lưc lượng Châu Âu chủ yếu hoạt động với các lực lượng lớn hơn là quân Mỹ. Iran có mối quan hệ đồng minh là các lực lượng vũ trang mạnh đóng tại một loạt nước gồm Iraq, Syria, Li-băng và Yemen.
Tình hình Trung Đông đang như “chảo lửa” sau khi xảy ra một vụ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Iraq hồi đầu tuần này. Hàng chục chiến binh Iraq người Shiite cùng với lực lượng ủng hộ họ đã đột nhập vào khuôn viên Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad, đập vỡ cửa chính và châm lửa đốt ở khu vực tiếp tân, khiến Mỹ phải bắn hơi cay và nổ súng để đáp trả. Vụ đột nhập chưa từng có này là một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất vào một Đại sứ quán mà người ta còn nhớ. Nó diễn ra sau khi Mỹ hồi cuối tuần trước tiến hành các cuộc không kích khiến 25 chiến binh Iraq được Iran hậu thuẫn thiệt mạng. Quân đội Mỹ tuyên bố, cuộc không kích của họ là nhằm để trà đũa cho vụ một nhà thầu Mỹ bị giết hại hồi tuần trước trong một vụ tấn công bằng rocket nhằm vào một căn cứ quân sự của Iraq. Cuộc tấn công này được cho là do lực lượng chiến binh người Shiite gây ra. Mỹ đổ lỗi cho Iran đứng đằng sau cuộc tấn công vào Đại sứ quán của họ.
Mỹ đã ngay lập tức trả đũa bằng việc phát động một cuộc không kích ở gần Sân bay Quốc tế ở thủ đô Baghdad, khiến Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran thiệt mạng. Đây được xem là mồi lửa châm ngòi cho cơn cuồng nộ của người Iran. Hàng ngàn người dân Iran đổ ra đường biểu tình chống Mỹ trong khi giới lãnh đạo Iran tung ra hàng loạt lời cảnh cáo về đòn trả thù của họ.
Cộng đồng quốc tế đang thực sự quan ngại viễn cảnh “chảo lửa” Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, vượt ra khỏi tầm kiểm soát sau động thái của Mỹ. Không ít người cho rằng, Tổng thống Trump đã có quyết định sai lầm khi ra lệnh tấn công giết hại vị tướng có ảnh hưởng hàng đầu của Iran.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran tiếp tục rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự. Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran là ác mộng khiến bất kỳ ai cũng phải lo sợ bởi nó sẽ lan thành một cuộc chiến tranh khu vực khốc liệt và đẫm máu trong bối cảnh Trung Đông vốn luôn là khu vực chứa đầy bất ổn và nguy cơ.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
Căn cứ Mỹ đóng quân tại Iraq trúng 8 tên lửa Katyusha của Nga
4 quân nhân Iraq bị thương, không có binh sĩ Mỹ hay liên quân nào có mặt tại căn cứ Al-Balad lúc nó bị tấn công bằng 8 tên lửa Katyusha do Nga sản xuất.
Hãng tin CNN dẫn nguồn tin quân sự cho biết ngày 12-1 căn cứ không quân Al-Balad có lực lượng Mỹ và liên quân và lính Iraq đóng quân tại Iraq đã bị tấn công bằng tám quả tên lửa Katyusha do Nga sản xuất. Các tên lửa Katyusha đánh trúng đường băng và cổng của căn cứ này và làm bốn quân nhân Iraq bị thương.
Tiêm kích F-16 tại căn cứ Al-Balad. Ảnh: CNN
Căn cứ Al-Balad nằm cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 80km về phía bắc. Tại đây bình thường có sự hiện diện của một lượng lớn binh sĩ Mỹ và liên quân cũng như nhà thầu quân sự.
Song, theo AFP, phần lớn lính Mỹ và liên quân tại đây đã rời đi sau khi căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran trong thời gian qua. Căn cứ này cũng là căn cứ chính cho các máy bay F-16 của Iraq.
"Khoảng 90% cố vấn Mỹ và nhân viên bảo trì máy bay của các tập đoàn Sallyport và Lockheed Martin đã rút về Taji và Erbil" - một nguồn tin cảnh sát Iraq cho biết.
CNN thì dẫn một nguồn tin quân đội Mỹ nói không có binh sĩ Mỹ hay liên quân nào có mặt tại căn cứ lúc nó bị tấn công.
Liên quân Mỹ tuyên bố với CNN rằng "không có quân nhân nào của liên minh bị ảnh hưởng" bới vụ tấn công.
Hiện chưa rõ bên nào nhận trách nhiệm cho vụ tấn công trên.
Trước đó, vào ngày 8-1, hai căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq đã bị Iran tấn công bằng hàng chục tên lửa, song không có người thương vong. Hành động trên được xem là động thái trả đũa của Iran trước việc Washington không kích giết chết tướng Qassem Soleimani của nước này.
QUANG TUỆ
Theo PLO
Ông Trump bất ngờ dịu giọng với Iran Lãnh đạo Lầu Năm góc cho hay, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Iran để tìm ra một "con đường mới" giúp quốc gia Hồi giáo thoát khỏi tình thế bế tắc hiện tại. Tiết lộ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper được đưa ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng Washington -...